Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 12/04/2018

Bản tin Biển Đông ngày 12/04/2018

Bản tin Biển Đông ngày 12/04/2018.

Chính phủ Philippines mong muốn xây dựng khuôn khổ thăm dò chung dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông càng sớm càng tốt

Ngày 11/4, trang Manila Bulletin đưa tin, bên lề Diễn đàn Bắc Ngao Châu Á 2018, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano khẳng định Chính phủ Philippines mong muốn xây dựng khuôn khổ thăm dò chung dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông càng sớm càng tốt. Ông Cayetano cho hay lãnh đạo hai nước đã “bật đèn xanh” đối với việc triển khai một khuôn khổ hợp tác thăm dò chung tại khu vực này, đặc biệt ý tưởng lại xuất phát từ Chủ tịch Tập Cận Bình trước tiên. Mặt khác, ông nhấn mạnh rằng Philippines sẽ không từ bỏ chủ quyền của mình ở Biển Đông, khẳng định phía Trung Quốc cũng chưa bao giờ yêu cầu Philippines phải làm vậy. Ngoại trưởng Philippines cũng cho rằng, việc theo đuổi ý tưởng thăm dò chung với Trung Quốc là lựa chọn đúng đắn do vấn đề Biển Đông rất phức tạp và gây lo ngại cho nhiều bên.

Hải quân Trung Quốc tiến hành thêm một cuộc phô trương lực lượng trên Biển Đông nhằm

Ngày 12/4, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, ngày 11/4, Hải quân Trng Quốc đã bắt đầu triển khai tàu sân bay và một số tàu ngầm để tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài 3 ngày tại một khu vực nằm gần căn cứ ngầm Tam Á, bờ phía Nam tỉnh Hải Nam, trên Biển Đông. Đây có thể được xem là một động thái của Trung Quốc nhằm gửi thông điệp đầy khiêu khích tới Mỹ hiện cũng đang đưa tàu USS Theodore Roosevelt đi qua tuyến hàng hải huyết mạch này do cuộc tập trận cũng “tình cờ” trùng thời điểm với cuộc tập trận bắn đạt thật của nhóm tàu sân bay Liêu Ninh ở bờ phía Đông đảo Hải Nam, gần địa điểm tổ chức Diễn đàn Bắc Ngao Châu Á. Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, khu vực này có rất nhiều kênh lạch ngầm, cho phép đội tàu ngầm của Trung Quốc phá vỡ thế phong tỏa tại chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai, vốn dĩ nhằm hạn chế các hoạt động rầm rộ của các lực lượng trên biển của nước này. Ông Li Jie, chuyên gia hải quân Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đang gửi thông điệp tới Mỹ rằng lực lượng vũ trang nước này đã đủ khả năng “bảo vệ các vùng biển mà Trung Quốc có lợi ích cốt lõi”, sẵn sàng “đối phó với bất cứ thách thức an ninh nào” đe dọa đến Hải Nam – “điểm khởi đầu của Sáng kiến Vành đai và Con đường” và Biển Đông – “vùng biển chiến lược quan trọng nhất đối với Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự hiện diện và tầm ảnh hưởng trên biển của nước này”.

Ngày 11/4, tàu USS Theodore Roosevelt đã bắt đầu cuộc diễn tập huấn luyện thường kỳ ở Biển Đông trước khi tới Philippines. Chuẩn Đô đốc Steve Koehler, Tư lệnh nhóm tàu tác chiến Mỹ cho biết ông đã thấy rất nhiều tàu Trung Quốc lảng vảng ở gần khi nhóm tàu có mặt ở khu vực. Ông Song Zhongping, thành viên Quân chủng Pháo binh số 2 của Trung Quốc cho biết các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc được tiến hành tại “một khu vực ít nhạy cảm hơn Biển Đông”, khẳng định “việc lựa chọn địa điểm tổ chức tập trận nằm ngoài khu vực tranh chấp như Trường Sa, Hoàng Sa hay các vị trí trên Biển Đông, đang cho thấy rằng Bắc Kinh đang thể hiện sự kiềm chế trong vấn đề này” nhưng mặt khác lại nói rằng “các cuộc tập trận cũng chứng tỏ sức mạnh quân sự của Trung Quốc trước các bên khác liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ”.

Ông Oh Ei Sun, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Đại học S Rajaratnam, Singapore cho hay, bên lề Diễn đàn Bắc Ngao Châu Á, tất cả các quốc gia Châu Á đều bày tỏ sự lo ngại trước các hành động phô trương quân sự gây hấn của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Ý kiến học giả Trung Quốc: Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông “cần mang tính ràng buộc”

Tạp chí The Straits Times đưa tin, ngày 11/4, phát biểu tại phiên họp về hợp tác kinh tế trong ngày cuối cùng của Diễn đàn Bắc Ngao Châu Á tại Hải Nam, Trung Quốc, Tiến sỹ Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc gia Nam Hải, Trung Quốc cho rằng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cần “mang tính ràng buộc về mặt pháp lý ở một mức độ nhất định”. Ông Ngô Sỹ Tồn khẳng định, về lâu dài, một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông là phù hợp với lợi ích của tất cả các bên, trong đó có Trung Quốc; trật tự này sẽ giúp giải quyết các vấn đề cấp bách trong việc quản lý khủng hoảng và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông. Mặt khác, ông lưu ý: “Mục đích của COC là xây dựng một cơ chế nhằm quản lý khủng hoảng trên biển và không giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán trên biển”. Ông Ngô cũng cho biết tình hình ở Biển Đông đang tạm lắng sau căng thẳng nhiều năm nhờ việc các quốc gia ven biển đã “chuyển sự tập trung từ các tranh chấp lãnh thổ và địa chính trị sang việc xây dựng các nguyên tắc và cơ chế nhằm quản lý tranh chấp” nhưng “các yếu tố có thể khiến căng thẳng leo thang trở lại vẫn chưa biến mất”. Ông cũng đưa ra đề xuất rằng bên cạnh việc xây dựng thể chế, chẳng hạn như COC, các bên cần triển khai hợp tác trên biển nhằm thúc đẩy sự phát triển chung ở khu vực, có thể là xây dựng kết nối, du lịch biển và nuôi trồng thủy sản.

Cũng tại phiên họp này, ông Jusuf Wanandi, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Indonesia cho biết các quốc gia đều mong muốn hướng đến COC như một văn kiện có giá trị mạnh hơn và ràng buộc về mặt pháp lý, có thể ngăn ngừa xung đột và giảm thiểu căng thẳng. Trong khi đó, Giáo sư Paul Gewirtz, Đại học Luật Yale cho hay thế giới vẫn đang dõi theo tình hình Biển Đông để “xem rằng một Trung Quốc đang trỗi dậy là thế nào”, “có theo đuổi chủ nghĩa bá quyền hay không”, khi mà nước này đã “thành công” trong việc làm thay đổi hiện trạng trên thực địa có lợi cho họ.

          Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất thăm dò chung ở Biển Đông

          Ngày 12/4, trang Manila Bulletin cho biết, theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã, sau cuộc họp song phương giữa hai nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Philippines ngày 10/4, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất hai bên cần tiến hành thăm dò chung tại Biển Đông “vào một thời điểm thích hợp” nhằm “đưa Biển Đông trở thành vùng biển hợp tác và hữu nghị”, “Trung Quốc ủng hộ Chính phủ Philippines trong quá trình theo đuổi con đường phát triển phù hợp với điều kiện của riêng mình”. Ông Tập ghi nhận hai nước đã có được “hai bước phát triển” trong quan hệ song phương trong vòng hai năm và nhấn mạnh “một chương mới đã mở ra trong quan hệ giữa hai nước kể từ khi Tổng thống Duterte lên nhậm chức”. Về phần mình, Tổng thống Rodrigo Duterte khẳng định Philippines sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua đàm phán, tham vấn song phương và thúc đẩy hợp tác.

Sau cuộc họp song phương, Chủ tịch Tập và Tổng thống Duterte đã chứng kiến lễ ký nhiều thỏa thuận song phương về các lĩnh vực hợp tác kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và lao động.

RELATED ARTICLES

Tin mới