Friday, March 29, 2024
Trang chủĐàm luậnCó phải Chiến tranh Lạnh đang trở lại?

Có phải Chiến tranh Lạnh đang trở lại?

Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Bashar Ja’afari lên án cuộc không kích do Mỹ và đồng minh Anh, Pháp tiến hành nhằm vào nước ông. Ông cho rằng “Chiến tranh Lạnh đang trở lại”.

Còn Tổng thống Syria Bashar al-Assad gọi đây là hành động gây hấn.

Trong khi đó nói về lí do tấn công Siria, Tổng thống Trump cho rằng, cuộc tấn công là hành động “tuyệt vời”, “không có kết quả nào tốt hơn như thế”. Rồi ông ta khẳng định “nhiệm vụ đã hoàn thành”.

Hơn 100 tên lửa hành trình các loại của liên quân Mỹ, Anh và Pháp đã xé màn đêm, lao xuống 3 vị trí được cho là nơi sản xuất và cất giấu vũ khí hóa học của Syria vào sáng 14-4. Các tên lửa xuất phát từ căn cứ của Pháp ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), căn cứ của Anh ở Jordan, Cyprus và căn cứ của Mỹ ở Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ).

Cuộc không kích chớp nhoáng được truyền thông phương Tây mô tả là “đòn trừng phạt” của liên quân Mỹ đối với chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Lí do Mỹ dằn mặt Syri là nước này sử dụng vũ khí hóa học chống lại chính người dân trong nước. Tuy nhiên, sự việc không đơn giản như Mỹ và đồng minh tuyên bố.

Sau vụ tấn công bất ngờ một câu hỏi đặt ra cho giới phân tích chính trị: chính sách cụ thể của Mỹ tại Syria cho tới lúc này là gì?

Còn nhớ cách đây2 tuần, trong bài phát biểu tại bang Ohio, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ “sớm rút quân khỏi Syria” và rằng Mỹ sẽ không can dự vào các cuộc chiến ở nước ngoài. Bởi vì Mỹ “sa lầy” trong 2 cuộc chiến, làm tiêu tốn 751 tỷ USD và sinh mạng hơn 4.400 binh sĩ tại Iraq; hơn 700 tỷ USD và sinh mạng của khoảng 3.000 binh sĩ Mỹ tại Afghanistan. Lời nói gió bay chính Donal Trump phát lệnh khai hỏa chiến dịch đánh bom nhằm vào 3 mục tiêu, trong đó có mục tiêu tại thủ đô Damascus.

Rốt cuộc Mỹ muốn gì và sẽ làm gì? Cụ thể hơn, chiến lược trong hành xử của Mỹ với Syria là gì, Washington có chiến lược rõ ràng nào không?

Có phải Mỹ muốn Tổng thống Assad phải ra đi, giống như quan điểm chính sách từng được đề cập dưới thời Tổng thống Barack Obama vào những ngày đầu của cuộc nội chiến ở Syria? Phải chăng Mỹ chỉ muốn áp đặt với Syria một “lằn ranh đỏ” trong chuyện sử dụng vũ khí hóa học của ông Assad và không có mục tiêu nào khác?

Chúng ta cùng tìm câu trả lời. Thật khó có lời giải đáp đúng khi thông điệp phát đi từ chính phủ Mỹ không có sự đồng nhất. Khi tuyên bố quyết định quân đội Mỹ bắt đầu tấn công Syria ông Trump nhấn mạnh mục tiêu số 2 liên quan “lằn ranh đỏ”.

Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikkie Haley trước đó lại nhấn mạnh mục tiêu số 1: sẽ không thể có một giải pháp chính trị nào cho Syria nếu ông Assad vẫn tại nhiệm.

Ngoài việc “trừng phạt” chính phủ Syria vì cáo buộc họ sử dụng vũ khí hóa học, liệu chính phủ Mỹ có ý định nào khác để bảo vệ người dân Syria? Họ đã phải chịu đựng một cuộc chiến đã phá hủy đất nước này suốt 7 năm qua. Gần nửa triệu người Syria đã chết trong chiến tranh và chỉ một phần rất nhỏ trong số đó chết vì các loại vũ khí hóa học.

Sau cuộc không kích, bước tiếp theo của Mỹ có phải là tạo ra những vùng an toàn như lời tuyên bố của ông Trump khi tranh cử? Những vùng an toàn như thế chắc chắn sẽ liên quan việc có “những vùng cấm bay” (hiện có rất nhiều máy bay Nga đang hoạt động tại Syria).

Dư luận còn muốn chờ xem sau phản ứng “gay gắt” xung quanh cáo buộc tấn công nghi bằng vũ khí hóa học tại Syria, Tổng thống Trump sẽ thay đổi quan điểm như thế nào trong cách xử lý vấn đề người tị nạn Syria ở Mỹ?

Trong lúc này, chính phủ của ông vẫn cấm người tị nạn Syria nhập cảnh Mỹ, bất chấp hầu hết trong số họ là phụ nữ và trẻ em. Nếu chính sách nhập cư của Mỹ với họ không có gì thay đổi, dư luận có quyền đặt câu hỏi nghi ngờ về động cơ có thực sự chính nghĩa của chính phủ Tổng thống Trump và cuộc không kích đêm 14-4.

Theo dõi các diễn biến liên quan Syria những ngày qua, đặc biệt là các phát biểu của Tổng thống Trump, dễ dàng thấy sự “đảo chiều” trong quan hệ giữa ông chủ Nhà Trắng và Nga.

Sau khi nhậm chức, suốt thời gian dài ông Trump hầu như không công khai quan điểm chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vậy nhưng vào ngày 14-4, ông Trump dùng những từ ngữ nặng nề để lên án chính phủ của Tổng thống Putin và cả Iran.

Ngày 15-4, Tổng thống Assad gọi hành động phối hợp của Mỹ, Anh, Pháp nhằm vào Syria là hành động gây hấn. Đại sứ Syria tại LHQ Bashar Ja’afari bày tỏ sự ghê tởm và cho rằng, “Chiến tranh Lạnh đang trở lại”. Ông nhấn mạnh nếu biết chính xác những vị trí nào tại Syria đang chế tạo vũ khí hóa học, Mỹ nên thông báo với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) để tiến hành thanh sát các cơ sở tình nghi, thay vì ném bom, đi ngược lại Hiến chương LHQ và xâm phạm các quyền của một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Hiệu quả cuộc không kích vào Sirya vẫn để ngỏ. Nhưng có điều chắc chắn là số tiền mà các bên đã “đốt” trên trời trong cuộc tấn công là quá lớn. Theo báo The Guardian, khoảng 50 triệu USD giá trị vũ khí đã tan theo mây khói.

Với con số “khủng” đó cùng thực trạng khủng hoảng nhân đạo khiến cả thế giới phải rùng mình tại Syria trong 7 năm qua, dù các bên tham chiến đưa ra bất cứ lý do và mục đích “tốt đẹp” nào của hành động quân sự cũng rất khó lọt tai.

RELATED ARTICLES

Tin mới