Tuesday, April 23, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiGiải trừ hạt nhân: Đâu là giải pháp khi lòng tin bị...

Giải trừ hạt nhân: Đâu là giải pháp khi lòng tin bị thách thức trên cán cân Mỹ – Triều?

Sau cuộc gặp mặt thượng đỉnh lịch sử liên Triều hồi cuối tuần trước, Hàn Quốc cho biết ông Kim đã bày tỏ thiện chí từ bỏ vũ khí hạt nhân nếu Mỹ cam kết không xâm lược Triều Tiên.

Ảnh: REUTERS

Giải trừ hạt nhân toàn diện

Mặc cho những dấu hiệu thiện chí trong thời gian gần đây giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Bình Nhưỡng sẽ ít có khả năng giải trừ kho vũ khí hạt nhân của nước này cho tới khi Triều Tiên cảm thấy có thể tin tưởng được những cam kết của Mỹ.

Xây dựng lòng tin giữa Washington và Bình Nhưỡng là chìa khóa then chốt, giúp đảm bảo Triều Tiên sẽ giữ lời hứa trong việc phi hạt nhân hóa, kể cả khi Bắc Kinh có tham gia vào các cuộc hòa đàm hay không.

Sau cuộc gặp mặt thượng đỉnh lịch sử liên Triều hồi cuối tuần trước, Hàn Quốc cho biết ông Kim đã bày tỏ thiện chí từ bỏ vũ khí hạt nhân nếu Mỹ cam kết không xâm lược Triều Tiên.

Nhưng cả hai bên vẫn chưa đưa ra định nghĩa rõ ràng thế nào là “giải trừ hạt nhân” hay bất kì kế hoạch chi tiết nào để thực hiện việc đó.

Washington và Seoul muốn Bình Nhưỡng thực hiện quy trình “giải trừ hạt nhân toàn diện, xác nhận được và không thể đảo ngược” (CVID) – chứ không chỉ đóng cửa các trung tâm phóng tên lửa hay đóng băng các cuộc thử nghiệm bom hạt nhân.

Đổi lại, phía Triều Tiên cũng muốn Mỹ ngừng hoạt động quân sự tại Hàn Quốc, thậm chí rút quân hoàn toàn khỏi bán đảo liên Triều.

SMCP dẫn lời Zhao Tong, một chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Đại học Thanh Hoa, nhận định: “Tôi không nghĩ Triều Tiên muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân sớm. Nước này sẽ duy trì năng lực hạt nhân và đảm bảo khả năng tự vệ của mình trong khoảng thời gian sắp tới.”

“Chúng ta cần phải lưu ý rằng mọi chính sách nhằm đảm bảo chính quyền Bình Nhưỡng – ví dụ như dừng hoạt động quân sự của Mỹ hay thậm chí yêu cầu quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi bán đảo liên Triều – đều là những giải pháp có thể bị đảo ngược.

“Washington không có cách nào để đảm bảo an ninh một cách toàn diện, đảm bảo và không thể bị đảo ngược cho Bình Nhưỡng. Trừ khi hai quốc gia xây dựng lòng tin lâu dài thông qua các hình thức hợp tác chung trong nhiều năm, thì rất khó có khả năng Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.”

Ngoài ra, ông Zhao cho rằng các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên có thể được dễ dàng ngụy trang như các nhà máy công nghiệp khác trên khắp đất nước.

Xây dựng lòng tin

Một nguồn tin ngoại giao Hàn Quốc, người từng tham gia Đàm phán Sáu bên năm 2003, tiết lộ: “Thế giới không hề biết Triều Tiên có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân hay còn sở hữu bao nhiêu Uranium.”

Bên cạnh đó, việc Bình Nhưỡng từ chối các giám sát viên quốc tế trong suốt một thập kỉ qua đã khiến quy trình đảm bảo phi hạt nhân trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thực hiện lần thanh sát cuối cùng tại cơ sở hạt nhân của Triều Tiên vào năm 2009.

Các giám sát viên sau đó bị trục xuất vào tháng 4/2009 và Triều Tiên tuyên bố tái khởi động chương trình hạt nhân của nước này.

Paik Hak-soon, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại Học viện Sejong ở Seoul, khẳng định mặc dù ông tin rằng CVID là một quy trình phức tạp và tốn nhiều thời gian, nhưng rõ ràng ông Kim đã bày tỏ thiện chí “chân thành” trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân, và công chúng không nên quá bi quan trong vấn đề này.

“Các nhà lãnh đạo rất quyết tâm. Bình Nhưỡng và Washington dường như sẽ đối thoại trực tiếp với nhau. Trong lịch sử, khi các nước siêu cường muốn giải quyết vấn đề nào đó, họ thường đối thoại song phương trước khi đàm phán đa phương.”

“Quy trình chuyển giao sẽ nhanh hơn kì vọng của chúng ta. Phi hạt nhân hóa hoàn toàn là một kế hoạch khả thi trong tương lai,” ông Paik nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới