Wednesday, April 24, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ đang là cứu cánh của cả châu Âu?

TQ đang là cứu cánh của cả châu Âu?

Trung Quốc khẳng định mở cửa rộng hơn đối với các doanh nghiệp Đức sau khi Berlin tránh sức ép đối đầu với Washington.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có chuyến thăm Trung Quốc vào tuần qua và đạt được những thành tựu đáng kể trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đức và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2014. Chuyến thăm Bắc Kinh lần này được Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt.

Một phần, bà Merkel cho rằng, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Đức, Berlin sẵn sàng tận dụng những cơ hội mới trong tiến trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc để tăng cường hợp tác về thương mại và đầu tư cũng như trao đổi văn hóa và người dân hai nước.

Mặt khác, nữ Thủ tướng Đức cũng đề cập tới bối cảnh tình hình quốc tế trải qua những biến động lớn và cho rằng, Đức và Trung Quốc phải tăng cường thông tin liên lạc, phối hợp về các vấn đề quốc tế, cũng như mở rộng hợp tác trong các khuôn khổ đa phương như G20 (Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi). Bà Merkel khẳng định: “Đức ủng hộ hợp tác châu Âu- Trung Quốc.”

Khó có thể không quan tâm tới bối cảnh ở nước Đức hiện nay khi Berlin đang chịu sức ép thuế quan với Mỹ. Chuyến thăm Trung Quốc lần này cũng là cách Thủ tướng Merkel thể hiện sự quan tâm với “người đồng cảnh ngộ” chịu sức ép của Mỹ về kinh tế.

Thủ tướng Đức đã thực hiện các chuyến thăm cả Nga và Trung Quốc và điều đó minh chứng rằng Berlin đang tìm kiếm những hợp đồng kinh tế ở những nước khác, ngoài Mỹ, tránh xa các trừng phạt kinh tế phi lý của Mỹ.

Bà Merkel cũng đã tuyên bố về một sự độc lập của châu Âu trước sức ép của Washington thông qua việc áp đặt thuế thép và nhôm vào thị trường Mỹ, rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran, gia tăng trừng phạt Nga, đồng nghĩa với trừng phạt các công ty châu Âu nếu hợp tác làm ăn với Nga và Iran.

Thủ tướng Merkel đã lên tiếng kêu gọi sự độc lập của châu Âu và không cần Mỹ phải bảo vệ, gọi đó là nhiệm vụ của tương lai. Cuối cùng thì nữ Thủ tướng đã lựa chọn Trung Quốc.

Về bản chất, việc lựa chọn Trung Quốc để mở rộng hợp tác là cách tránh né trừng phạt Mỹ nhằm vào Iran và Nga. Động thái này không cho thấy sự đối đầu trực diện của Berlin với Washington. Dẫu sao, quay sang Trung Quốc để hợp tác kinh tế cũng là một lựa chọn không tồi cho riêng nước Đức.

Quay trở lại cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc và Thủ tướng Merkel.

Cuộc gặp diễn ra ngay sau khi nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phát đi thông điệp cho thấy Iran cũng thiếu tin tưởng ngay cả những quốc gia châu Âu.

Cuộc gặp của Thủ tướng Đức với Chủ tịch Trung Quốc đã phần nào làm gia tăng niềm tin cho Tehran.

Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran đã dẫn đến sự gia tăng thương mại giữa Đức và Iran từ 2,7 tỷ euro năm 2014 lên 3,5 tỷ euro vào năm ngoái. Điều này khiến cho Đức vừa không muốn quay trở lại việc trừng phạt Iran như phía Mỹ, vừa muốn có được niềm tin với Iran rằng châu Âu sẽ nỗ lực để bảo đảm thỏa thuận này không bị phá vỡ.

Đằng sau chuyến thăm của Thủ tướng Merkel đến Bắc Kinh là câu chuyện Trung Quốc đang dần là điểm tựa cho Anh, EU và Nga hướng tới khi bắt đầu một cuộc đối đầu không cân sức với Washington.

Dù cũng mới chịu trừng phạt kinh tế từ Mỹ nhưng Trung Quốc với cánh tay nối dài sang châu Âu nôi tiếng với hàng loạt thương vụ mua bán cổ phần các Tập đoàn nhà nước của EU, thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và Con đường”, nuôi tham vọng thúc đẩy giá trị đồng USD đã và đang trở thành cứu cánh cho các nước châu Âu.

Ngoài Đức, Anh, Pháp và Nga cũng đều cần tìm kiếm những thỏa thuận song phương, những hợp đồng kinh tế mới với Trung Quốc nhằm tránh thiệt hại từ các đòn trừng phạt của Washington.

RELATED ARTICLES

Tin mới