Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNếu Triều Tiên không cam kết phi hạt nhân, ông Trump cần...

Nếu Triều Tiên không cam kết phi hạt nhân, ông Trump cần rời khỏi Hội nghị Thượng đỉnh

Tại hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên ngày 12/6 tới, Tổng thống Trump cần yêu cầu ông Kim cam kết làm việc hướng tới giải trừ hạt nhân, tờ Fox News trích lời ông Harry J. Kazianis, Giám đốc nghiên cứu quốc phòng tại Trung tâm Vì lợi ích quốc gia.

Ông Harry cho rằng một cam kết như vậy của nhà lãnh đạo độc tài Triều Tiên Kim Jong Un cần phải đáng tin cậy, thực tế và có thể kiểm chứng được. Nếu Tổng thống Trump phát hiện bị ‘cài bẫy’, rằng Bình Nhưỡng lại một lần nữa cố tình đánh lừa, đưa ra những lời hứa hẹn ‘hão huyền’ mà không bao giờ thực hiện, ông Trump cần làm những gì đã hứa: Hủy bỏ hội nghị một lần nữa, hoặc rời khỏi Hội nghị giữa chừng, theo ông Harry.

Được biết trong một cuộc họp tại Văn phòng Bầu dục hôm 1/6 với Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Triều Tiên Kim Yong Chol, một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của ông Kim Jong Un, Tổng thống Trump đã đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày 12/6, mà ông đã hủy bỏ chỉ một tuần trước đó.

Ông Harry nhận thấy Tổng thống Trump đã giảm bớt những kỳ vọng rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ kết thúc với một thỏa thuận mang tính bước ngoặt của Bình Nhưỡng, loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, không bao giờ xây dựng lại chúng, và cho phép các thanh tra quốc tế vào nước này để xác minh lời hứa của họ. Thay vào đó, Tổng thống Trump cho biết cuộc họp với ông Kim Jong Un sẽ là một phần của “một quá trình”, có thể dẫn đến nhiều cuộc họp cấp cao.

Theo ông Harry, tổ chức một cuộc họp ‘làm quen’ như thế này với ông Kim có thể trở thành một động thái tuyệt vời của Tổng thống Trump, thiết lập ‘sân khấu’ cho các cuộc đàm phán trọng yếu và chi tiết trong tương lai gần. Hoặc nó có thể trở thành một sai lầm khủng khiếp. Lịch sử sẽ là người phán quyết, ông Harry nhận xét.

Theo truyền thống, các hội nghị thượng đỉnh của tổng thống là những sự kiện được dàn dựng rất kỹ lưỡng, nơi tổng thống Mỹ và lãnh đạo một quốc gia khác ký kết các thỏa thuận, đã đạt được trước đó bởi các nhà đàm phán của họ.

Tổng thống Trump đã thay đổi ngược lại, biến cuộc gặp thượng đỉnh thành vòng đàm phán mở đầu, hơn là vòng đàm phán cuối cùng, cho những vấn đề mà chắc chắn sẽ phải đàm phán rất phức tạp.

Phát biểu trước các nhà báo hôm 1/6, Tổng thống Trump nói: “Đó sẽ là sự khởi đầu; Tôi không nói, và tôi chưa bao giờ nói nó xảy ra trong một cuộc họp. Bạn đang nói về nhiều năm thù địch; nhiều năm của các vấn đề; nhiều năm thật sự hận thù giữa rất nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng tôi nghĩ rằng bạn sẽ có một kết quả rất tích cực, vào lúc cuối cùng”.

Tất cả điều đó là sự thật. Điều đó có nghĩa là Tổng thống Trump và ông Kim có thể đang ở điểm bắt đầu của những năm tháng đàm phán về một loạt các vấn đề. Làm việc với những vấn đề phức tạp này thậm chí mất rất nhiều thời gian của các chính quyền Mỹ [trước đây], nếu không nói là hàng thập kỷ, để tìm cách và giải quyết, ông Harry nhận xét.

Bất chấp con đường còn dài phía trước, chính quyền ông Trump phải tạo ra một nền tảng cơ bản cho mọi thỏa thuận trong tương lai; một cam kết chắc chắn rằng Triều Tiên sẽ thực sự từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của họ trong một khung thời gian theo thỏa thuận, bao gồm cả những thanh tra nghiêm ngặt.

Nhưng theo ông Harry, mọi thứ vẫn có thể thất bại. Đó là bởi vì có vẻ như hiện nay chính quyền ông Trump vẫn chưa có được cam kết chắc chắn từ Triều Tiên về phi hạt nhân hóa. 

Một vài ngày nữa, việc hướng về hội nghị thượng đỉnh, sẽ có ý nghĩa lịch sử. Tổng thống Trump đã có mặt tại Trại David vào cuối tuần trước, nghe những báo cáo tóm tắt để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh. Hầu như chắc chắn, các quan chức Mỹ và Triều Tiên đang làm việc về một tuyên bố chung, hoặc một thông báo mà họ có thể đưa ra vào cuối hội nghị về việc hai nước đã thống nhất những gì.

Phía Mỹ phải đòi hỏi rằng một tuyên bố chung như vậy đặt ra một đường lối cụ thể, trong đó Bình Nhưỡng cam kết loại bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình, có thể phóng tới đất Mỹ, hủy diệt hàng loạt và sát hại hàng triệu người Mỹ. Nếu không được như thế thì không thể chấp nhận được.

Ông Harry nhận thấy chính quyền Triều Tiên có lẽ đã gây áp lực lên Washington về điểm này, không muốn đưa ra một cam kết như vậy trước bất kỳ cuộc họp tiềm năng nào.

Nếu nhận định của ông Harry là chính xác, Tổng thống Mỹ đã thực hiện một nhượng bộ quan trọng, để cứu cuộc gặp thượng đỉnh. Thách thức hiện nay là việc đảm bảo rằng ông Kim giữ lời nói của mình, một cái gì đó mà bản thân ông Kim, cha và ông nội ông, đã không thực hiện trong các thỏa thuận trước đây.

Lịch sử cho mọi người thấy rằng mọi thứ với Triều Tiên thường có kết quả tồi tệ. Mọi người biết cuốn sách về ngoại giao của gia đình ông Kim, với thủ đoạn trì hoãn ‘câu giờ’, kéo dài thời gian đàm phán lâu nhất có thể, đảm bảo rằng vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của Triều Tiên trở nên nguy hiểm hơn sau mỗi ngày trôi qua.

Theo ông Harry, đội ngũ đàm phán của ông Trump cần nói rõ với Triều Tiên rằng những thủ đoạn như vậy sẽ không có tác dụng lần này bởi vì người ta biết rất rõ những mánh lới cũ của Bình Nhưỡng. Điều đó cũng có nghĩa là hội nghị thượng đỉnh vẫn có thể thất bại với việc Tổng thống Trump lại hủy bỏ nó một lần nữa.

Chính quyền ông Trump phải duy trì sự cảnh giác trước Triều Tiên, ngay cả khi thống nhất được nội dung chính, trước ngày 12/6, của bản tuyên bố chung, được đưa ra vào cuối hội nghị. Đó là bởi vì Triều Tiên có thể làm người ta ngạc nhiên trong hội nghị thượng đỉnh, bằng cách yêu cầu những thay đổi quan trọng đối với nội dung chính của thông báo chung. Những thay đổi này có thể làm giảm đi hiệu quả của bất kỳ thỏa thuận giải giáp hạt nhân nào, và biến những cam kết cụ thể thành những tuyên bố vô nghĩa.

Đây là nơi Tổng thống Trump phải giữ vững lập trường, không rơi vào một cái bẫy rõ ràng khác của Triều Tiên. Ông Trump phải nhấn mạnh rằng Bình Nhưỡng cần phải giữ lời của mình. Mọi việc luôn luôn đều có thể xảy ra, ông Harry lưu ý.

Nếu ông Kim Jong Un cố chấp, rút lui khỏi cam kết giải trừ vũ khí hạt nhân, Tổng thống Trump phải ‘giống như ông Ronald Reagan’, đứng dậy khỏi bàn đàm phán và rời khỏi hội nghị. Đó chính là điều mà Tổng thống Reagan đã làm trong các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, buộc Gorbachev phải nhượng bộ.

Mặc dù có thể cố gắng bắt đầu cuộc đàm phán khó khăn về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, mọi người phải nhớ rằng đó là chương trình gần như đã đưa Đông Á – và có lẽ cả thế giới, đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân. Triều Tiên cần phải biết rằng điều kiện để trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế, là phải từ bỏ vũ hạt nhân của mình. Tổng thống Trump không được dao động về điều đó.

Giống như một võ sĩ quyền anh bước lên võ đài, Tổng thống Trump phải bảo vệ mình khi gặp ông Kim Jong Un; phải nhớ rằng ông Trump đang đối mặt với một kẻ thù tàn nhẫn, người sẽ cố gắng tận dụng lợi thế của mình bằng bất cứ cách nào có thể, ông Harry cảnh báo.

RELATED ARTICLES

Tin mới