Tuesday, April 23, 2024
Trang chủQuân sựTiêm kích JF-17/FC-1 Kiêu Long của Trung Quốc bị Nga, Pháp "bắn...

Tiêm kích JF-17/FC-1 Kiêu Long của Trung Quốc bị Nga, Pháp “bắn hạ” ở Ai Cập

Ai Cập là khách hàng mua vũ khí chủ yếu của Trung Quốc tại khu vực Bắc Phi và cũng là khách hàng tiềm năng chính của tiêm kích JF-17/FC-1 Kiêu Long, nhưng thật không may…

MiG-29 do Nga chế tạo phóng tên lửa. Ảnh minh họa.

Cho đến nay tiêm kích JF-17/FC-1 Kiêu Long vẫn không thể định cư được ở đất nước Bắc Phi này, thay vào đó là đơn hàng 24 tiêm kích Rafale của Pháp và 50 máy bay tiêm kích đa năng MiG-29 do Nga chế tạo, trong đó Nga được cho là đánh bại Kiêu Long mới có được hợp đồng này, điều này khiến Trung Quốc rất thất vọng, đồng thời cũng khiến Mỹ thất vọng hơn.

Mỹ hài lòng không? Ban đầu Mỹ luôn là nhà cung ứng vũ khí trang bị chính của Ai Cập, lần này chiến đấu cơ của Mỹ mất đi thị trường truyền thống của mình, không chỉ rơi vào tay Pháp, mà còn có cả Nga, Mỹ đã mất nhiều hợp đồng của Ai Cập, mất đi chục tỷ USD.

Đối với Nga mà nói thì đây là niềm vui lớn. MiG-29 cuối cùng cũng thoát khỏi cái bóng của người bảo vệ xung quanh sân bay, mở cửa thành công thị trường nóng toàn cầu này. Chỉ cần đơn hàng này của Ai Cập đủ để dây chuyền sản xuất của Nga duy trì đến năm 2020.

Mẫu chiến đấu cơ mà Ai Cập mua là Mig-29M2, cũng có cách gọi khác là Mig-35, phiên bản cải tiến sâu của MiG-29 thuộc loại đa năng, không còn là loại tiêm kích đánh chặn chuyên nhiệm.

Máy bay này đã có những cải tiến tương đối lớn, trọng lượng rỗng của nó tăng lên 11 tấn, tải trọng bay tối đa hơn 30 tấn, nhưng tốc độ và tính cơ động vẫn không giảm, tầm bay chuyển sân tối đa lên tới 3.100km.

Tải trọng vũ khí của MiG-29M2 cũng được tăng lên 7 tấn và có thể sử dụng tất cả các loại tên lửa không đối không và tên lửa không đối đất có điều khiển cũng trở thành vũ khí tiêu chuẩn của nó.

MiG-29 ngày nay không hề thua kém so với F-18 của Mỹ và Rafale của Pháp, thậm chí một số tham số rất hiện đại, vượt trội. Đồng thời, máy bay này cũng duy trì ưu thế ban đầu như giá rẻ hơn, có nhiều tranh luận liên quan đến giá của Ai Cập, nhưng đơn giá không được vượt quá 60 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với chiến đấu cơ Rafale.

Truyền thông Trung Quốc “tự an ủi”, việc Ai Cập vừa muốn tiếp nhận máy bay Rafale vừa muốn mua nhiều MiG-29, nhưng tiêm kích JF-17/FC-1 Kiêu Long vẫn có cơ hội bởi nhu cầu của Ai Cập vẫn rất lớn, ngay cả Mig-29 rõ ràng vẫn quá đắt, với lợi thế giá rẻ, Trung Quốc vẫn không thể từ bỏ ước mơ chiếm lĩnh thị trường này.

RELATED ARTICLES

Tin mới