Thursday, April 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ muốn Bắc Hàn 'giải trừ lượng lớn vũ khí' vào 2020

Mỹ muốn Bắc Hàn ‘giải trừ lượng lớn vũ khí’ vào 2020

Hoa Kỳ hy vọng Bắc Hàn sẽ có một “sự giải trừ một lượng lớn vũ khí” từ giờ cho đến cuối 2020, theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo.

Ông Pompeo đưa ra tuyên bố trên trong một chuyến thăm Hàn Quốc, theo sau cuộc họp chưa từng có giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.

Họ đã ký một thỏa thuận đồng ý làm việc hướng tới “việc triệt tiêu hạt nhân hoàn toàn của bán đảo Triều Tiên”.

Nhưng bản tuyên bố chung này đã bị chỉ trích là thiếu thông tin chi tiết về thời gian hay cách thức Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ vũ khí của mình.

Ông Pompeo đến Seoul sau hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, để trình bày với chính phủ Hàn Quốc về kết quả của cuộc gặp lịch sử.

Ông nói vẫn còn “rất nhiều việc phải làm” với Bắc Triều Tiên, nhưng nói thêm: “việc giải trừ một số lượng lớn vũ khí… Chúng tôi hy vọng có thể đạt được điều này trong hai năm rưỡi.”

Ông cho biết ông tự tin rằng Bình Nhưỡng hiểu được yêu cầu tháo dỡ chương trình hạt nhân của mình để được công nhận một cách thích đáng.

Khi được hỏi bởi các phóng viên vì sao điều này không được ghi rõ trong văn bản được ký tại Singapore, ông Pompeo nói các câu hỏi là “xúc phạm” và “vô lý”.

Tổng thống Trump trước đó tuyên bố Bắc Hàn không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa, nhấn mạnh rằng “mọi người bây giờ có thể cảm thấy an toàn hơn nhiều”.

Độ tin cậy của lời tuyên bố đó đang bị nghi ngờ. Đó là bởi vì theo thỏa thuận, miền Bắc vẫn giữ đầu đạn hạt nhân, tên lửa để phóng và không hề đồng ý với bất kỳ quy trình cụ thể nào để loại bỏ chúng.

Bình Nhưỡng đã tuyên bố hội nghị thượng đỉnh như một chiến thắng lớn cho đất nước này.

Những gì đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh?

Hai nhà lãnh đạo cho biết họ sẽ hợp tác xây dựng “các mối quan hệ mới”, trong khi Mỹ sẽ “bảo đảm an ninh” cho Bắc Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đổi lại “cam kết làm việc hướng tới hoàn toàn khử hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”.

Sau đó, tại một cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Trump nói ông sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Triều Tiên một khi “vũ khí hạt nhân không còn là nhân tố” nữa.

Ông nói ông tin tưởng trực giác của mình rằng ông Kim sẽ giữ lời.

Ông Trump cũng bất ngờ tuyên bố hoãn các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên được thực hiện giữa các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc trên bán đảo.

Bản quyền hình ảnh Getty Images

Động thái này – được yêu cầu bởi Bình Nhưỡng – đã được coi là một sự nhượng bộ lớn đối với Bắc Triều Tiên và dường như khiến các đồng minh Mỹ trong khu vực bất ngờ.

Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc sau đó nói cần phải “tìm ra ý nghĩa hay ý định chính xác” sau những phát biểu của ông Trump về việc chấm dứt các cuộc tập trận quân sự chung.

Bản tuyên bố chung đã nhận được phản ứng gì?

Hầu hết các nhà quan sát phương Tây đã nói bản thỏa thuận không có cam kết gì mới từ Bắc Triều Tiên cũng như các chi tiết về việc làm thế nào để có thể đạt được hoặc cách nào xác minh sự phi hạt nhân hóa.

Giới chỉ trích cũng bày tỏ sự thất vọng rằng các hồ sơ dài về tình trạng đàn áp nhân quyền của Bình Nhưỡng không được đề cập.

Chủ tịch Moon Jae-in hôm thứ Ba đã ca ngợi hội nghị thượng đỉnh như một “sự kiện lịch sử”, nói thêm rằng nó sẽ được ghi lại là “[giúp] phá vỡ di sản Chiến tranh Lạnh còn lại cuối cùng trên Trái đất”.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nói chuyện với Donald Trump sau hội nghị thượng đỉnh, nói rằng có cuộc gặp có “ý nghĩa to lớn trong việc Chủ tịch Kim rõ ràng đã xác nhận với Tổng thống Trump về việc hủy bỏ hạt nhân hoàn toàn”.

Tuy nhiên, Tokyo cũng cảnh báo rằng cam kết của Bình Nhưỡng về việc khử hạt nhân không có các bước cụ thể và rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục cảnh giác.

Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho biết Nhật Bản cũng nói “các buổi diễn tập chung của Mỹ-Hàn Quốc và sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc là quan trọng đối với an ninh ở Đông Á”.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã mô tả hội nghị thượng đỉnh Singapore là một “đối thoại bình đẳng” giữa hai bên, thêm rằng “không ai nghi ngờ vai trò độc đáo và quan trọng của Trung Quốc: một vai trò mà Trung Quốc sẽ tiếp tục gánh vác”.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả hội nghị thượng đỉnh là một “điểm khởi đầu” nhưng nói “không ai có thể mong đợi hội nghị thượng đỉnh nửa ngày để có thể san phẳng tất cả sự khác biệt Mỹ và loại bỏ sự bất tín sâu sắc giữa hai kẻ thù lâu năm “.

RELATED ARTICLES

Tin mới