Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThăm TQ, Tướng Mỹ tính gì ở Biển Đông?

Thăm TQ, Tướng Mỹ tính gì ở Biển Đông?

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis ngày 26/6 đã bắt đầu chuyến thăm tới Trung Quốc đến ngày 28/6.

Sau khi công khai chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La chưa đầy 1 tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được kỳ vọng sẽ có nhiều động thái mạnh hơn với Bắc Kinh.

Tuy nhiên chuyến thăm kéo dài 2 ngày của ông Mattis lại khiến quan điểm này bị lung lay. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tránh bất cứ lời lẽ công kích nhằm vào chính quyền Bắc Kinh khi trả lời báo chí trước chuyến thăm.

Thay vào đó, ông Mattis bày tỏ sẽ tiến hành đối thoại với các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà không có bất kỳ định kiến nào và tập trung vào những vấn đề an ninh lớn hơn, tầm chiến lược rộng hơn.

Giới chức Mỹ nhận định, chủ đề then chốt trong các cuộc thảo luận tại Trung Quốc sẽ là quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và vai trò mà Trung Quốc có thể góp phần, dựa trên quan hệ truyền thống giữa nước này với Triều Tiên.

Một quan chức cao cấp của Mỹ cho rằng, người đứng đầu Lầu Năm Góc không muốn nói chuyện với “những kẻ dễ gây nổi quạu”.

Điều đó khiến cho quan điểm tin rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ giảm nhiệt công kích Trung Quốc khi đang ở thăm nước này 2 ngày.
 
Trả lời báo chí trước chuyến thăm, Bộ trưởng James Mattis vẫn tuyên bố ông  muốn “có biện pháp” đối phó những tham vọng chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã cảnh báo nước này sẽ “đấu tranh mạnh mẽ” với những hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông trong trường hợp cần thiết.

Ông Mattis tuyên bố như vậy sau khi ông đã thẳng thừng chỉ trích việc Trung Quốc nỗ lực tăng cường hiện diện quân sự tại Thái Bình Dương, trong đó có việc triển khai vũ khí đến những đảo bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam ở Biển Đông.

Ông cũng cáo buộc Bắc Kinh “o ép và bắt nạt” ở Biển Đông.

Tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, đại diện phái đoàn Trung Quốc đã ngang nhiên thừa nhận việc quân sự hóa biển Đông và cho rằng điều đó là cần thiết để “bảo vệ an ninh quốc gia”.

Tham Trung Quoc, Tuong My tinh gi o Bien Dong?
Bộ trưởng Mattis bắt tay Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc He Lei và đứng cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tại Diễn đàn Shangri-La ở Singapore. Ảnh: AP

Ông James Mattis là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump đến Trung Quốc.

Chuyến thăm của ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc Mỹ và đối thủ chính ở Đông Á phải ngồi lại giải quyết nhiều vấn đề gai góc bất chấp sự bất đồng và hoài nghi lẫn nhau ngày càng tăng.

Sau Đối thoại Shangri-La, Không quân Mỹ điều 2 máy bay ném bom B-52 tới bãi cạn Scarborough, vốn là khu vực của Philippines nhưng bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát.

Lầu Năm Góc hồi tháng 5 rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hàng hải đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018 — động thái được xem là phản ứng đầu tiên của Washington trước hành động quân sự hóa nguy hiểm của Bắc Kinh ở biển Đông.

Hồi tháng 4, Hải quân Mỹ cũng tiến hành các hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải, thách thức Trung Quốc tại biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới