Thursday, April 18, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTriều Tiên tiếp tục sản xuất thiết bị tên lửa đạn đạo...

Triều Tiên tiếp tục sản xuất thiết bị tên lửa đạn đạo trong nửa đầu năm 2018

Bình Nhưỡng tiếp tục sản xuất thiết bị hỗ trợ và bệ phóng cho một trong những tên lửa đạn đạo mới trong nửa đầu năm 2018, theo đánh giá gần đây của tình báo Hoa Kỳ.

Theo Trung tâm Tình báo Không gian Quốc gia Mỹ (NASIC), chuyên phân tích tình báo liên quan đến các mối đe dọa tên lửa đạn đạo cho Không quân Hoa Kỳ, Triều Tiên tiếp tục sản xuất xe và thiết bị hỗ trợ cho tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 /KN15 trong năm nay, The Diplomat đưa tin.

NASIC cho biết Bình Nhưỡng đã sản xuất các loại xephóng (TELs) hoặc các thiết bị hỗ trợ trong nửa đầu năm 2018, nhưng có lẽ đã không sản xuất thêm tên lửa Pukguksong-2. Có thể Triều Tiên đã sản xuất tới 10 TELs cho Pukguksong-2.

Vào tháng 6/2017, NASIC đánh giá phạm vi phóng của Pukguksong-2 có thể hơn 1.000 km. Tên lửa chưa được triển khai mặc dù lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố nó hoạt động tốt sau chuyến bay thứ hai vào tháng 5/2017.

Phạm vi phù hợp nhất của tên lửa nhắm vào các mục tiêu ở Nhật Bản, bao gồm cả căn cứ quân sự Mỹ trên 4 hòn đảo chính của Nhật và Okinawa.

Pukguksong-2 là tên lửa đạn đạo Triều Tiên đầu tiên có tính năng thiết kế độc lập và có thể phóng từ các xe bệ phóng khi xe đang di chuyển liên tục trên đường không trải nhựa và địa hình gồ ghề.

Tên lửa sử nhiên liệu rắn này đã được thử nghiệm 2 lần. Lần đầu vào tháng 2/2017 và một lần nữa vào tháng 52017. Đây là phiên bản dựa trên tên lửa đạn đạo Pukguksong-1/KN11 của Triều Tiên.

Giống như phiên bản phóng từ tàu ngầm, tên lửa được phóng ra từ một hộp đựng khí nén, một quá trình được gọi là phóng nguội trước khi động cơ chính của nó bốc cháy trong không khí. Đây là tên lửa mặt đất nhiên liệu rắn tầm xa, ứng dụng công nghệ phóng nguội đầu tiên của Bắc Hàn.

Đánh giá gần đây của NASIC vẫn không giải thích lý do đằng sau việc Bắc Hàn chuyển sang sản xuất TEL và thiết bị hỗ trợ, nhưng không phải là tên lửa.

Quyết định ngừng sản xuất tên lửa đạn đạo có thể do chính quyền Bình Nhưỡng đang theo đuổi ngoại giao với cả Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Ngoài ra, việc không sản xuất tên lửa có thể liên quan đến những hạn chế về nguồn cung cấp nguyên liệu và thành phần.

Triều Tiên không thử nghiệm bất kỳ tên lửa đạn đạo nào trong hơn 7 tháng, kể từ khi thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 vào ngày 28/11/2017.

Trong suốt năm 2018, tình báo quân sự của Mỹ cũng cho biết hoạt động tên lửa đạn đạo Bắc Hàn đã giảm đáng kể, cho thấy nước này đã đặt ra những hạn chế đối với các hoạt động quân sự bình thường vì theo đuổi ngoại giao với Hàn Quốc và Hoa Kỳ. 

Tuy nhiên, trong ngày đầu năm mới 2018, ông Kim Jong-un đã chỉ đạo việc tiếp tục sản xuất các đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

“Ngành nghiên cứu vũ khí hạt nhân và ngành công nghiệp tên lửa nên sản xuất hàng loạt đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo, mà sức mạnh và độ tin cậy đã được chứng minh đầy đủ, để thúc đẩy nỗ lực triển khai hành động”, ông Kim nói.

Vào ngày 20/4, tại cuộc họp toàn thể lần thứ 3 của Đảng Lao động thuộc Uỷ ban Trung ương lần thứ 7 của Hàn Quốc, ông Kim đã chỉ đạo đóng cửa địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri và tuyên bố Triều Tiên sẽ ngừng thử nghiệm các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tuy nhiên, ông Kim vẫn sản xuất tên lửa và đầu đạn mới.

Ngoài ra, ông Kim không công bố lệnh hoãn thử nghiệm, nhưng ông lưu ý rằng việc tiến hành thêm thử nghiệm với các tên lửa đạn đạo tầm trung của Bắc Triều Tiên – rất có thể là Hwasong-12 – cũng không cần thiết.

Bắc Triều Tiên đã không nhượng bộ việc thử nghiệm hoặc sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn, bao gồm cả Pukguksong-2, Nodong và một số biến thể Scud.

Hoa Kỳ và Bắc Hàn lên kế hoách đàm phán thêm về việc thực hiện tuyên bố chung ngày 12/6 tại Singapore có chữ ký của lãnh đạo Kim và Tổng thống Mỹ Donald J. Trump. Trong tuyên bố đó, Triều Tiên đồng ý “hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ tới Triều Tiên vào ngày 6/7 để tiếp tục đàm phán.

RELATED ARTICLES

Tin mới