Friday, April 19, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ muốn EU “đi cùng” để chống lại Washington

TQ muốn EU “đi cùng” để chống lại Washington

Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ mở cửa cho EU. Nhưng các quan chức EU thì cho rằng, bất kỳ động thái nào của Bắc Kinh đều mang tính biểu tượng hơn là thực chất.

Tổng thống Mỹ quyết định áp thuế nhập khẩu “đáng kể” với hàng hóa Trung Quốc.

 

Bắc Kinh đang gây áp lực lên Liên minh châu Âu (EU). Nước này muốn ra một tuyên bố chung chống lại các chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh vào ngày 16-17/7. Dự kiến Hội nghị có sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức lãnh đạo của EU.Tuy nhiên, toan tính này của Bắc Kinh đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ.

Cụ thể, tại các cuộc gặp ở Brussels (Bỉ), Berlin (Đức) và Bắc Kinh, các quan chức cấp cao Trung Quốc là phó Thủ tướng Lưu Hà và nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Vương Nghị, đã đề xuất hình thành một liên minh giữa Trung Quốc – EU. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đề nghị sẽ mở cửa thị trường Trung Quốc nhiều hơn nữa, xem đây là một cử chỉ thiện chí của nước này.

Một đề xuất đáng chú ý là, Trung Quốc và EU sẽ có hành động chung nhằm chống lại Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đề xuất này đã bị EU bác bỏ. Thay vào đó, hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ đưa ra một thông cáo chung khẳng định cam kết của hai bên đối với hệ thống thương mại đa phương và hứa hẹn sẽ thành lập một nhóm công tác về việc hiện đại hóa WTO.

Theo Phó Thủ tướng Lưu Hà: Trung Quốc đã sẵn sàng xác định các ngành mà họ có thể mở cửa cho châu Âu đầu tư tại hội nghị thượng đỉnh. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã truyền đi thông điệp: Liên minh châu Âu đứng về phía Trung Quốc, khiến cho khối này ở trong một tình thế nhạy cảm.

Xin quý độc giả cùng nhớ lại, hai hội nghị thượng đỉnh trước đó trong các năm 2016 và 2017 đã kết thúc mà không có tuyên bố chung do bất đồng về Biển Đông và thương mại.

Theo ý kiến của một nhà ngoại giao châu Âu, “Trung Quốc muốn Liên minh châu Âu đứng về phía Bắc Kinh chống lại Washington, tức là phải đi theo một bên. “Chúng tôi sẽ không làm điều đó và chúng tôi đã nói với họ như vậy.”

Trước những ý kiến thẳng thừng này Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không phản hồi , nhất là về mục tiêu trong cuộc họp thượng đỉnh của Bắc Kinh.

Mặc dù chính quyền Trump áp đặt thuế lên nhôm và thép xuất khẩu của châu Âu và đe dọa đánh thuế ngành công nghiệp ô tô của châu lục này, Brussels chia sẻ với Washington mối quan ngại về thị trường khép kín của Trung Quốc và điều mà các chính phủ phương Tây cho rằng Bắc Kinh lợi dụng thương mại để chi phối thị trường toàn cầu.

Có thể nói, lập trường của Bắc Kinh khá bất ngờ, do mối quan hệ kinh tế và an ninh chặt chẽ giữa Washington và các quốc gia châu Âu. Điều đó cho thấy mức độ quan ngại của Bắc Kinh về một cuộc chiến thương mại với Washington vào lúc Tổng thống Trump sắp sửa áp thuế lên hàng tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào ngày 6/7.

Xem thế đủ biết, Bắc Kinh rất “cao thủ” trong việc tranh thủ thời cơ giành quyền lãnh đạo thế giới, khi những chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu, Canada và Nhật Bản ngày càng sâu sắc, nhất là về thương mại, biến đổi khí hậu và chính sách đối ngoại.

Riêng mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ, có thể thấy mối bất hòa giữa ông Trump và các đồng minh phương Tây tại hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng trước ở Canada là rất lớn. Các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ đã đánh mất mối quan hệ đồng minh lâu năm, ít nhất là vấn đề thương mại. Tổng thống Trump đã gây chia rẽ phương Tây và Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng điều này. Họ không bao giờ cảm thấy dễ chịu với phương Tây là một khối.

Các đại sứ châu Âu cho biết họ đã cảm nhận được sự gấp gáp ở Trung Quốc trong năm 2017 để tìm kiếm những quốc gia có cùng suy nghĩ và sẵn sàng đứng lên chống lại các chính sách “Nước Mỹ trước hết” của ông Trump.

Mới đây, một báo cáo của Tập đoàn Rhodium có trụ sở ở New York, một tập đoàn tư vấn nghiên cứu, cho biết, những hạn chế đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đều cao hơn EU trong hầu hết các khu vực kinh tế, ngoại trừ bất động sản. Trong khi đó, những vụ thâu tóm lớn của các công ty Trung Quốc ở EU lại không thể xảy ra đối với các công ty của EU ở Trung Quốc.

Quyết định của Trung Quốc hồi tháng 5/2018 giảm thuế lên xe hơi nhập khẩu sẽ không có khác biệt gì nhiều vì xe nhập khẩu chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường của họ. Kế hoạch của Bắc Kinh muốn tiến nhanh về ngành công nghiệp xe điện có nghĩa là bất cứ những lợi ích mới nào mà họ cho các nhà sản xuất xe hơi truyền thống của châu Âu sẽ nhanh chóng biến mất.

Về đề xuất mở cửa thị trường cho châu Âu của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới phản ánh sự lo ngại của Bắc Kinh. Rồi đây họ sẽ đối mặt với kiểm soát chặt chẽ hơn của EU và các nhà quản lý đang ngăn chặn những nỗ lực thâu tóm của Trung Quốc trên đất Mỹ.

Liên minh châu Âu cũng đang tìm cách thông qua các đạo luật cho phép rà soát kỹ lưỡng đầu tư nước ngoài.

Nước cờ mà Bắc Kinh đang tính toán xem ra đã bị EU nắm thóp. Hãy chờ xem!

 
RELATED ARTICLES

Tin mới