Saturday, December 14, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBắc Kinh đang thổi phồng về kế hoạch 'Made in China 2025'?

Bắc Kinh đang thổi phồng về kế hoạch ‘Made in China 2025’?

“Made in China 2025” là kế hoạch lớn của Bắc Kinh để đưa Trung Quốc lên chuỗi giá trị toàn cầu và trở thành lực lượng thống trị trong các công nghệ của tương lai.

Khi thành phố Hồ Châu phía đông Trung Quốc công bố người nhận trợ cấp từ kế hoạch “Made in China 2025” hồi năm ngoái, một trong những người chiến thắng lớn nhất là nhà sản xuất trà sữa Xiangpiaopiao. Theo South China Morning Post, công ty nổi tiếng với đồ uống nhanh phổ biến đã nhận được khoảng 16,56 triệu nhân dân tệ (khoảng 2,49 triệu USD), tương đương khoảng 10% kinh phí của thành phố cho kế hoạch “Made in China 2015”, để thành lập một nhà máy sản xuất trà sữa “thông minh” mới.
Đối với Washington, “Made in China 2015” là một chiến lược có xác định rõ ràng, được tổ chức tốt và Mỹ đã tìm cách ngăn chặn nó thông qua mức thuế quan được áp dụng vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, ông Lu Jiun-wei, nhà nghiên cứu của Taiwan Institute of Economic Research, cho rằng việc sử dụng trợ cấp của kế hoạch này cho hoạt động sản xuất trà sữa đã phản ánh một mô hình cũ của thực tế “chính sách ở trên một kiểu, thực hiện ở dưới một kiểu”. Điều đó có nghĩa là kế hoạch có thể bị bóp méo trong quá trình triển khai.
“Nó vẫn là một mô hình cũ mà “Made in China 2025” phải đối mặt”, ông Lu nói.
Thành phố Hồ Châu tỉnh Chiết Giang là một trong hàng chục thành phố được Bắc Kinh chấp thuận làm trung tâm thí điểm cho kế hoạch lớn được công bố cách đây ba năm. Ý tưởng ban đầu là hỗ trợ công nghệ tiên tiến và đổi mới. Nhưng theo các nhà phân tích, cho đến nay nó dường như là một tầm nhìn hơn là một kế hoạch cụ thể. Zhong Wei, giáo sư tài chính tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho biết chính quyền trung ương đã không thu xếp kế hoạch về nhân sự, ngân sách hoặc phân bổ nguồn lực.
Một phần quan trọng nữa của “Made in China 2025” là 51,61 tỉ nhân dân tệ mà Bắc Kinh hồi năm ngoái đã chi cho việc thực hiện kế hoạch ở địa phương. Trong cuộc tìm kiếm nguồn quỹ này, nhiều chính quyền tỉnh và thành phố đã “phủi bụi” những bản thiết kế công nghiệp cấp độ địa phương và chỉ thay đổi tên sao cho phù hợp với kế hoạch lớn, theo báo cáo được công bố ngày 30.5 của Ủy ban Tư vấn Chiến lược Sản xuất Quốc gia, một cơ quan tư vấn cho chính phủ.
Huang Qunhui, đồng tác giả báo cáo, người đứng đầu viện kinh tế công nghiệp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết hầu hết kế hoạch “Made in China 2025” được thực hiện tại các tỉnh, thành chỉ đơn giản là các bản thiết kế công nghiệp địa phương. Chính quyền ở đó cũng tập trung quá nhiều vào nhu cầu “hướng dẫn của chính phủ” và trợ cấp tài chính. Theo các tác giả báo cáo, việc thiếu sự phối hợp tổng thể làm tăng nguy cơ làm trầm trọng thêm một vấn đề mà Trung Quốc đang vật lộn, đó là công suất dư thừa.
“Có khá nhiều rủi ro về phát triển trùng lặp, các chính phủ khác nhau chồng chéo lên nhau rất nhiều trong những lĩnh vực phát triển chính của họ và nó có thể dẫn đến một vòng mới của sự dư thừa”, trích báo cáo.
Chính quyền Trung Quốc vốn rất “thành thạo” trong việc tạo ra nguy cơ dư thừa. Trong năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm hiệu quả nền kinh tế, Bắc Kinh đã phát động một chương trình kích thích lớn cho 10 ngành công nghiệp, từ thép đến đóng tàu. Bơm tiền mặt có hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn nhưng cũng dẫn đến khả năng dư thừa. Một làn sóng đầu tư tương tự đã được tung ra vào năm 2012 khi chính phủ nước này chính thức đưa bảy lĩnh vực, bao gồm cả công nghệ sinh học và phương tiện năng lượng mới, vào danh sách “các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi”. Tuy những khoản trợ cấp được dành riêng cho các khu vực này lúc đó ít vấn đề hơn về tình trạng trùng lặp, nhưng lại có nhiều vụ bê bối liên quan đến yêu cầu tài chính.
“Made in China 2025” cũng đưa 10 lĩnh vực, từ robot cho đến dược sinh học, vào danh sách mục tiêu chú ý đặc biệt về thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của quốc gia. Và, như mọi khi, kế hoạch này có thành công hay không còn phụ thuộc vào việc nó được triển khai ở bên dưới như thế nào, theo ông Shang-Jin Wei, cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á và hiện là giáo sư tài chính tại Columbia Unversity.
 
“Lịch sử của các chỉ thị kinh tế ở Trung Quốc cho thấy rằng giới chức trách thường bỏ lỡ nhiều điểm mục tiêu vì chính sách trợ cấp công nghiệp của Bắc Kinh thường không đặc biệt hiệu quả”, ông Wei viết trong một lưu ý.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, chi tiêu nghiên cứu cơ bản của Trung Quốc chiếm 0,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015, thấp hơn tỷ trọng chi tiêu không chỉ ở Mỹ mà còn ở Argentina và Nam Phi.
RELATED ARTICLES

Tin mới