Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiEU-Nga-TQ sẽ bắt tay nhau đối đầu với Mỹ?

EU-Nga-TQ sẽ bắt tay nhau đối đầu với Mỹ?

Nga, Trung Quốc và EU đang đứng trước một cột mốc thực sự để thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới.

Liên minh châu Âu (EU), Nga, Trung Quốc và Iran sẽ tạo ra một phương tiện cho dành riêng cho mục đích đặc biệt (SPV), “một kênh tài chính độc lập”, nhằm né các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại Tehran.

“Các bên tham gia hoan nghênh đề xuất thực tế để duy trì và phát triển các kênh thanh toán, đặc biệt là sáng kiến thành lập một phương tiện chuyên dụng để tạo điều kiện cho các khoản thanh toán liên quan đến xuất khẩu của Iran, bao gồm cả dầu mỏ”, trong một tuyên bố chung hôm 24 tháng 9 khẳng định.

Các quốc gia đang nghiên cứu các chi tiết kỹ thuật. Nếu kế hoạch thành công, điều này sẽ mang lại một cú hích lớn cho đồng đô-la và thúc đẩy cho đồng euro.

Động thái này được cho là nhằm cứu vớt thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 sau sự ra đi của Mỹ. Theo Federica Mogherini, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh, SPV sẽ tạo điều kiện thanh toán cho xuất khẩu của Iran, như dầu mỏ và nhập khẩu để các công ty có thể làm ăn với Tehran như bình thường và SPV này không chỉ dành cho các công ty EU mà còn cho những bên khác.

Một loạt các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào hoạt động xuất khẩu dầu của Iran sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 11. Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ bảy trên thế giới, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và, Tehran đã cảnh báo EU nên tìm cách giao dịch mới với Iran trước thời điểm đó để duy trì thỏa thuận giữa đôi bên.

Các nước EU đề xuất thành lập một trung gian tài chính đa quốc gia, do nhà nước hậu thuẫn để làm việc với các công ty quan tâm đến giao dịch với Iran. Các khoản thanh toán sẽ được thực hiện bằng các đơn vị tiền tệ nằm ngoài tầm kiểm soát của Hoa Kỳ.

Trước đó, vào tháng Tám EU đã thông qua một đạo luật ngăn chặn nhằm đảm bảo khả năng miễn dịch của các công ty châu Âu từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Nó trao quyền cho các công ty của EU tìm kiếm khoản bồi thường từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ từ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt bên ngoài lãnh thổ.

Không nghi ngờ gì nữa, động thái này sẽ tiếp tục làm tổn hại mối quan hệ Mỹ-EU vốn đã sẵn căng thẳng.

Gần như ngay sau khi EU đưa ra tuyên bố chung về SPV, Tổng thống Mỹ, Donald Trump đã có những phát biểu phản ứng trên các phương tiện truyền thông Mỹ. Ngoại trưởng Mike Pompeo thì lên án sáng kiến của EU, “Đây là một trong những biện pháp phản tác dụng nhất có thể tưởng tượng được cho hòa bình và an ninh toàn cầu”.

Cùng nhau, EU, Nga, và Trung Quốc đang mở lối, thách thức các bước đi đơn phương của Hoa Kỳ. Trong đó, Mát-cơ-va và Bắc Kinh đang đàm phán về cách thức kết hợp những nỗ lực của hai bên để chống lại những tác động tiêu cực từ các hang rào thuế quan và biện pháp trừng phạt thương mại của Washington.

Trước đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc, Lưu Hạc đã lên kế hoạch đến Hoa Kỳ để đàm phán thương mại, nhưng sau đó đã hủy bỏ do những bất hòa vì lệnh trừng phạt bổ sung của Tổng thống Trump vào hôm 24 tháng 9 vào tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

“Chúng ta có nhiều đạn hơn”, Tổng thống Mỹ nói trước truyền thông khi biết về kế hoạch chuyến thăm của chính quyền Bắc Kinh đã bị hủy. “Chúng ta sẽ nhắm đếm 200 tỷ đô-la và 25 phần trăm hàng hóa của Trung Quốc”, ông Trump nhấn mạnh.

Sự thật, Tehram đang cảm nhận rõ áp lực từ Washington. Một số tập đoàn kinh tế lớn, như Total, Peugeot, Allianz, Renault, Siemens, Daimler, Volvo, và Vitol Group đã rời thị trường Iran khi nền kinh tế nước này mất đi hai phần ba giá trị kể từ khi lệnh trừng phạt đầu tiên của Mỹ có hiệu lực vào tháng Năm. Và, đồng tiền của Iran cũng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đô-la Mỹ trong tháng 9 này.

Nhưng điều thực sự quan trọng là EU đã gia nhập với Nga và Trung Quốc thách thức những hành động của Mỹ. Đây là một sự kiện quan trọng.

Thật khó để đánh giá thấp tầm quan trọng của sự kiện này. Chắc chắn, nói các quốc gia thành viên EU đang trên con đường đối đầu với Mỹ còn quá sớm. Nhưng có thử tưởng tượng trong một tương lai không xa, phương Tây và phương Đông cùng một chiếc thuyền đối đầu với gã khổng lồ Hoa Kỳ.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới