Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBà Angela Merkel tuyên bố sẽ thôi chức thủ tướng năm 2021

Bà Angela Merkel tuyên bố sẽ thôi chức thủ tướng năm 2021

Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel nói bà sẽ thôi giữ chức thủ tướng năm 2021, sau khi gặp một số thất bại trong kỳ bầu cử gần đây.

“Tôi sẽ không theo đuổi một vị trí chính trị nào sau khi nhiệm kỳ của tôi kết thúc,” bà phát biểu tại một cuộc họp báo ở Berlin.

Trước đó, bà Merkel đã tuyên bố sẽ không ra tái tranh cử chủ tịch Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) vào tháng 12 tới.

Đảng CDU suy yếu nhiều sau kỳ bầu cử ở bang Hesse hôm Chủ nhật, một kết quả tồi của các đảng trong chính phủ liên minh của bà.

Quyết định của bà Merkel được đưa ra vào thời điểm quan trọng cho chính trị Đức: đảng CDU mất nhiều phiếu trong bầu cử địa phương vừa qua.

Tính ổn định của liên minh cầm quyền ở chính phủ liên bang hiện đang bị đe dọa, theo BBC News.

Bà Merkel, người Đông Đức cũ, đã làm chủ tịch CDU từ năm 2000.

Bà lên làm thủ tướng Đức từ 2005.

Tháng 9/2017, cử tri Đức đã “trừng phạt” bà Merkel và CDU vì quyết định nhận cả triệu người tỵ nạn Syria vào Đức trước đó.

CDU vẫn giành được phiếu và sau nhiều tháng bàn thảo, bà Angela Merkel cũng lập được chinh phủ liên bang nhưng vị thế của bà đã suy yếu nhiều.

Theo một bình luận của BBC News khi đó, dù kinh tế Đức vẫn vững nhất EU nhưng chính trị nước này bị chia rẽ nghiêm trọng từ các năm 2016-17.

Lý do là bức tranh chính trị thế giới đã thay đổi hoàn toàn so với trước.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, mong muốn khẳng định vai trò của mình trong sinh hoạt chính trị thế giới của Nga được cho là một phần của thay đổi đó.

Ngoài ra là sự thay đổi đến chóng mặt chính sách đối ngoại của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump đối với EU và Đức.

Bản quyền hình ảnh BOGUMIL JEZIORSKI Image caption Thanh niên Đông Đức: Angela Merkel (bìa phải) cùng Joachim Sauer và một người bạn tại Bachotek, Ba Lan vào năm 1989

Tất cả dường như đã mở ra điều kiện thuận lợi chưa từng có cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, phong trào dân tuý và các lực lượng đối lập mang xu hướng cực đoan ở châu Âu nói chung và đặc biệt ở Đức nói riêng có đất sinh sôi, phát triển mạnh.

Điển hình như Đảng AfD rất cực đoan ở Đức, ra đời chưa bao lâu đã nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị mạnh thứ ba trong Quốc hội Đức.

Vai trò đầu tàu EU của Đức là thách thức đối với các cường quốc kinh tế, các khối kinh tế khác và họ sẽ không thương tiếc gì mà không tìm cách tác động và chính trường Đức, vào nội bộ của EU.

Dù bà Merkel có trách nhiệm hay không thì cử tri Đức và không ít các chính trị gia ngay trong CDU cũng cho rằng bà phải trả giá cho những vấn đề của đất nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới