Friday, April 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiBầu cử giữa kỳ: Chính sách với TQ có thể còn khắc...

Bầu cử giữa kỳ: Chính sách với TQ có thể còn khắc nghiệt hơn nếu ông Trump thất thế?

Trong số các quốc gia châu Á, Bắc Kinh dường như theo dõi kết quả cuộc bầu cử này sát sao hơn cả.

Chính sách với Trung Quốc liệu có thay đổi sau bầu cử giữa kỳ Mỹ? Ảnh: Nikkei Aisian Review.

Chính phủ các nước ở châu Á đang theo dõi sát sao kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ vào ngày 6/11.

Các dự đoán đều cho thấy, chiến thắng của đảng Dân chủ sẽ làm suy giảm một số chính sách của Tổng thống Trump ở khu vực.

Tổng thống Trump đã làm “đảo lộn” khu vực châu Á kể từ khi ông lên nắm quyền gần 2 năm trước. Tổng thống Trump đã khai hỏa cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, tìm cách tăng cường quan hệ với Đài Loan, tấn công các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc, thậm chí trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ gặp lãnh đạo Triều Tiên.

Cuộc bầu cử giữa kỳ như là một cuộc trưng cầu dân ý về ông Trump và chính sách dưới thời Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Các cuộc khảo sát cho thấy, đảng Dân chủ sẽ giành lại được Hạ viện nhưng sẽ khó khăn để “bẻ lái” Thượng viện.

Bắc Kinh dường như theo dõi kết quả cuộc bầu cử này sát sao hơn cả so với các quốc gia khác cùng khu vực.

Nhưng sẽ không có sự thay đổi nào trong quan điểm của Washington nếu đảng Dân chủ thắng thế. Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á, Quỹ Heritage của Mỹ cho rằng, chính sách thương mại của Tổng thống Trump với Trung Quốc cũng gần với quan điểm truyền thống của đảng Dân chủ.

Ông Joshua Kurlantzick, nghiên cứu cao cấp tại Hội đồng quan hệ quốc tế, cho rằng, không có sự phân cực giữa các đảng trong chính sách đối ngoại như chính sách đối nội.

Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền sẽ được đẩy mạnh tại một số các quốc gia châu Á như Myanmar, Trung Quốc và Philippines nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng. Điều này có thể chặn đứng bất kỳ bước tiến nào nhằm cải thiện quan hệ Mỹ – Trung.

Về vấn đề Triều Tiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, đảng Dân chủ mong muốn có một hành động chắc chắn hơn về phi hạt nhân hóa.

Ông Kurlantzick không cho rằng các chính trị gia Dân chủ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chính sách về Triều Tiên. Theo ông, các chính trị gia ở cả hai đảng đều lo ngại rằng ông Trump không “áp dụng đủ sự giám sát”.

Đảng Dân chủ không nhất thiết phải chỉ trích một chính sách làm giảm căng thẳng và có thể, mặc dù đó là một khả năng rất khó xảy ra, khiến Triều Tiên phi hạt nhân hóa, hoặc ít nhất là ngừng xây dựng thêm vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo, ông Kurlantzick nói.

Ngoài ra, kết quả bầu cử dường như cũng sẽ không ảnh hưởng đến các động thái gần đây của Washington để nâng cấp quan hệ với Đài Loan.

Bên cạnh đó, cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cũng nhất trí về việc Washington ủng hộ cho các quốc gia Đông Nam Á để chống lại những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố quyền kiểm soát trái phép Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới