Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ tăng trừng phạt Nga, vì… không cần bằng chứng kết tội

Mỹ tăng trừng phạt Nga, vì… không cần bằng chứng kết tội

Washington còn muốn che đậy những yếu kém của mình và đồng minh trước Moscow, sau khi Tổng thống Putin giúp nước Nga ngày càng chiếm lĩnh…

Mỹ xem xét trừng phạt bổ sung đối với Nga liên quan đến ‘vụ Skripal’ dù không có bằng chứng

Reuters ngày 6/11 đưa tin, Mỹ đang xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, vì cho rằng nước này đã vi phạm đạo luật kiểm soát vũ khí hóa học khi dùng chất độc thần kinh Novichok trong “vụ Skripal”.

“Hôm nay, Bộ Ngoại giao thông báo với Quốc hội rằng không thể xác nhận Nga có tuân thủ Luật Kiểm soát Vũ khí Hóa học, Sinh học và Loại bỏ Chiến tranh (CBW) năm 1991 hay không”, lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert.

“Chúng tôi dự định sẽ hành động theo các điều khoản của Luật Kiểm soát Vũ khí Hóa học, Sinh học và Loại bỏ Chiến tranh, điều này đồng nghĩa với việc tiến hành trừng phạt bổ sung”, bà Nauert nhấn mạnh.

 

Washington quyết trừng phạt Moscow trong vụ Skripal mà không có chứng cứ

Theo Washington, nếu chứng tỏ tuân thủ CBW- chấm dứt sử dụng vũ khí hóa học -Nga phải cho phép các tổ chức quốc tế – như LHQ – giám sát, thanh sát. Song theo Moscow, nếu không tin thì Mỹ-phương Tây phải đưa ra bằng chứng Nga vi phạm.

Washington và đồng minh không chấp nhận quan điểm của Moscow nên cho rằng Nga chưa tuân thủ CBW. Và khi xảy ra vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái nghi bị đầu độc ở Anh thì Nga ngay lập tức bị Mỹ-phương Tây cho là thủ phạm.

Xin nhắc lại, ngày 4/3, Sergei Skripal, cựu điệp viên tình báo quân đội Nga và con gái Yulia được tìm thấy trong trạng thái bất tỉnh tại thành phố Salisbury, nước Anh. London kết luận Nga dùng chất độc Novichok để ám sát hai cha con Skripal.

Thủ tướng Anh Theresa May cho biết: “Chúng tôi liên tục yêu cầu chính quyền Nga giải thích về những gì xảy ra tại Salisbury. Tuy nhiên, họ đều đưa ra những câu trả lời dối trá, gây hoang mang dư luận”.

Vì sự kiện này, Mỹ-Anh và các đồng minh cùng nhiều thực thể đã trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga. Đây được coi là động thái mạnh mẽ nhất của Tổng thống Trump đối với Moscow kể từ khi lên nắm quyền.

Dù luôn nhấn mạnh không liên quan tới vụ đầu độc cha con Skripal, song Moscow cũng đáp trả hành động của Washington-London cùng các đồng minh và đầy đủ những thực thể hùa theo Anh-Mỹ.

Sau 6 tháng, ngày 5/9/2018, cơ quan công tố Anh cho biết đã có đủ chứng cứ buộc tội 2 công dân Nga là Alexander Petrov và Ruslan Boshirov mưu sát cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal. London đã phát lệnh truy nã 2 nghi phạm này.

Hai nghi phạm được London khẳnh định là các viên chức tình báo quân sự Nga, vì vậy theo Thủ tướng Theresa May, điều đó chứng tỏ vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái đã được Moscow chỉ đạo.

My tang trung phat Nga, vi… khong can bang chung ket toi

London thì không muốn thẩm vấn nghi phạm dù Moscow sẵn sàng tạo điều kiện

“Hồi tháng 3, chúng tôi đã khẳng định rằng chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về vụ việc. Và bây giờ chúng tôi đã xác định được các cá nhân tham gia, điều này sẽ giúp cho chúng tôi có thể tiến xa hơn trong việc điều tra”, bà May nhận định.

Để giúp London điều tra, Nga cho biết đồng ý để cảnh sát Anh thẩm vấn hai công dân Nga bị London cáo buộc là nghi can trong vụ đầu độc hai cho con cựu điệp viên hai mang Skripal.

Với thiện chí của mình, dường như Moscow tin rằng lẽ phải đang thuộc về họ. Tuy nhiên, London “không thèm” thẩm vấn nghi phạm, còn Washington cho rằng không thể khẳng định Moscow không dùng Novichok.

Quan điểm của Mỹ và đồng minh vẫn là Nga phải tự chứng minh mình vô tội và hợp tác-giám sát là điều Moscow cần phải làm, nếu từ chối thì đó là cơ sở Washington khép tội Moscow, chứ họ không cần bằng chứng luận tội Moscow.

Vì sao Mỹ phải trừng phạt Moscow mà không cần bằng chứng?

Kể từ ngày 22/8/2018, nhiều hoạt động thương mại song phương Nga-Mỹ đã bị ngưng trệ – bắt đầu giai đoạn một lệnh trừng phạt nhiều tầng nấc mà Mỹ áp đặt với Nga liên quan quan tới vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal.

Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo dự kiến từ tháng 11/2018 sẽ có thêm nhiều lệnh trừng phạt đến với Nga, trừ khi Moscow tạo điều kiện để các điều tra viên quốc tế tới thanh sát những địa điểm trên lãnh thổ Nga được Washington chỉ định.

Moscow khẳng định không cho phép điều đó xảy ra, bởi vụ đầu độc cha con nhà Skripal là kịch bản được London-Washington dàn dựng. Và ngày 6/11 Washington đã cho biết sẽ xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga

Điều dư luận ngạc nhiên là gần đây Mỹ và các đồng minh luôn thực hiện việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những thực thể đối nghịch – trong đó có Nga – chỉ dựa trên “niềm tin sâu sắc” của tình báo Mỹ-phương Tây.

My tang trung phat Nga, vi… khong can bang chung ket toi

Không cần bằng chứng đã kết tội và hành động là vết đen của Washington trong ván cờ Iraq

Có thể thấy hoạt động của tình báo Mỹ-phương Tây ngày càng thể hiện sự xuống cấp trầm trọng, cung cấp nhiều thông tin lạc hậu hay sai lệch quá nhiều so với thực tế, cụ thể nhất là vấn đề vũ khí huỷ diệt của chính quyền Saddam Hussein ở Iraq.

Trong khi đó, cốt lõi giá trị Mỹ – niềm tự hào của nước Mỹ – là nguyên tắc dân chủ, mà thể hiện trong lĩnh vực luật pháp là sự bình đẳng của mọi đối tượng và nguyên tắc suy đoán vô tội được ưu tiên áp dụng trong những vụ việc thiếu chứng cứ xác thực.

Có một giá trị đáng tự hào là như thế, vậy mà sao Washington-London và các đồng minh lại làm ngược lại khi trừng phạt Nga – và nhiều thực thể đối nghịch – không cần chứng cứ xác thực hay chứng cứ thiếu tính thuyết phục?

Theo giới phân tích, Washington muốn trừng phạt Moscow là nhằm che lấp những giá trị suy đồi của nền dân chủ Mỹ, như nhận định của ông Patrick J. Buchanan, cố vấn cấp cao của Tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan.

Bởi khi một thực thể vô tội bị biến thành có tội, lúc đó nạn nhân phải chứng minh cơ sở khép tội mình là bất hợp lý hay vô lý, trong “vụ Skripal” thì Moscow phải đưa ra chứng cứ chứng minh Washington và London vô lý.

Khi Moscow chưa đưa ra được chứng cứ hoặc không muốn đưa ra chứng cứ thì những giá trị suy đồi của nền dân chủ vẫn được che đậy bởi “án trừng phạt”. Rõ ràng Washington đã thực hiện “một công đôi việc”.

Qua thời gian, nếu Moscow “biết điều” hoặc tại nước Nga có những đổi thay theo ý đồ của Washington thì chỉ một lời xin lỗi vì nhầm lẫn là có thể xoá đi tất cả. Điều này thể hiện rõ nhất qua hành xử của Washington trong ván cờ Iraq thời hậu Saddam.

Ngoài ra, qua việc trừng phạt Moscow dựa trên “niềm tin sâu sắc”, Washington có thể giúp cho tình báo Mỹ-phương Tây “chuyển bại thành thắng” trước tình báo Nga “chỉ trong một nốt nhạc”, bất chấp nghiệp vụ thua kém đối thủ.

Điều này giúp cho các cơ quan tình báo Mỹ-phương Tây giảm được áp lực trước dư luận về những sai lầm và yếu kém của mình, từ đó đảm bảo luôn là công cụ phục vụ tốt nhất chiêu trò luật pháp hoá chính trị của Washington.

Khi áp trừng phạt Nga, mục đích của Washington và các đồng minh được nhận diện là buộc nước Nga phải trả giá cho những nước cờ của Tổng thống Putin đi ngược lại mong muốn của Mỹ-phương Tây.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, hành động của Washington còn muốn che đậy những yếu kém của minh và đồng minh trước Moscow, sau khi Tổng thống Putin giúp cho nước Nga ngày càng chiếm lĩnh nhiều mặt bằng sân khấu chính trị thế giới.

Vì vậy, việc trừng phạt Moscow bất chấp chứng cứ thực ra là hành động gần như bắt buộc của Washington, trong bối cảnh nếu Washington chấp nhận thực tế thì nước Mỹ sẽ đối mặt với những đổi thay mà giới chính trị không mong muốn.

RELATED ARTICLES

Tin mới