Friday, March 29, 2024
Trang chủĐiểm tinDù không sứt mẻ vì thương chiến, TQ và Mỹ vẫn sẽ...

Dù không sứt mẻ vì thương chiến, TQ và Mỹ vẫn sẽ hục hặc với nhau vì “điểm nóng” này

Thực tế, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa phải là “điểm nóng” khó giải tỏa nhất trong mối quan hệ của hai cường quốc.

Ảnh minh họa: Alex Belman.

Điểm nóng thực sự trong xung đột Mỹ-Trung

Theo New York Times, trong suốt nhiều tháng qua, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung luôn được coi là vấn đề trọng tâm trong mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước.

Tuy nhiên, trong thực tế, cuộc ganh đua giành ảnh hưởng tại Thái Bình Dương (thể hiện trong vấn đề Biển Đông và Đài Loan) mới là nguyên nhân lớn nhất khiến hai nước này liên tục xung đột và hiện nay căng thẳng tại khu vực này vẫn tiếp tục leo thang.

Điều đó được thể hiện rõ qua những tuyên bố hồi cuối tuần qua của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis trong cuộc hội đàm với những người đồng cấp Trung Quốc và qua chuyến công du châu Á của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong tuần này để gặp gỡ các nhà lãnh đạo Đông Á và Đông Nam Á, nhằm tìm sự hợp tác để đối trọng Trung Quốc.

Trong chuyến công du châu Á lần này, ông Pence sẽ phát biểu về việc kiểm soát tầm ảnh hưởng và quyền lực của Trung Quốc tại hai hội nghị thượng đỉnh lớn được tổ chức trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Kể từ sau bài phát biểu đặc biệt gay gắt hồi tháng trước về cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Pence đã trở thành “gương mặt đại diện” của phe diều hâu đối với Trung Quốc trong chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích châu Á cho rằng việc ông Trump vắng mặt tại cả hai hội nghị này chính là dấu hiệu cho thấy Mỹ không gắn kết với châu Á. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều đã tham dự ít nhất 1 trong số các hội nghị này.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đặt ra chiến lược đạt được vị thế thống lĩnh về quân sự tại khu vực Thái Bình Dương. Hiện nay, lực lượng mạnh nhất trong khu vực này vẫn là quân đội Mỹ, bởi họ có khả năng tự do tiếp cận hải quân trên Biển Đông, và khả năng hỗ trợ đảo Đài Loan về mặt quốc phòng.

Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng hơn nhằm đạt được mục đích khẳng định ảnh hưởng của mình tại các khu vực trên. Tại Thái Bình Dương, các công ty nhà nước Trung Quốc đã và đang thâm nhập sâu vào các quốc đảo nhỏ trong khu vực bằng các dự án cơ sở hạ tầng, từ Saipan tới Vanuatu.

Các quan chức Mỹ nhận định rằng những dự án trên có thể trở thành căn cứ quân sự của quân đội Trung Quốc (Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc – PLA) và điều này đồng nghĩa với việc năng lực chỉ huy tác chiến ở các chuỗi đảo xa của Hải quân Mỹ sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ từ Trung Quốc.

Hơn nữa, không chỉ riêng Mỹ, mà Australia cũng đang theo dõi sát sao những biến động trong khu vực, bởi Nam Thái Bình Dương vốn thuộc tầm ảnh hưởng của nước này.

Tại những khu vực gần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã liên tục triển khai các loại vũ khí và thiết bị quân sự (trái phép) tại các đảo đá nhân tạo trên Biển Đông.

Bắc Kinh còn không ngừng thuyết phục nhiều đồng minh của Đài Loan dứt tình với đảo này, đồng thời ép buộc các công ty nước ngoài, trong đó có khách sạn và các hãng hàng không, phải chỉnh sửa thông tin hoặc ngừng nhắc tới Đài Loan.

Mỹ ngày càng cứng rắn với Trung Quốc

Trước những động thái của Bắc Kinh, Washington nhận ra rằng mình phải đối phó với sức mạnh ngày càng gia tăng nhanh chóng ấy.

Trên Biển Đông, cách đối phó của Mỹ đối với Trung Quốc chính là các hoạt động, chiến dịch tự do hàng hải. Trong đó, Hải quân Mỹ đã điều các tàu chiến tới các đảo do Trung Quốc bồi đắp trái phép, nhằm khẳng định đây là vùng biển quốc tế.

Tuy nhiên, lực lượng hải quân Mỹ cũng đã gặp một số tình huống bất ngờ, như lần 2 chiếc tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc suýt va chạm ở khoảng cách cực gần hôm 30/9 vừa qua.

Hôm thứ 3 vừa qua, Phó Tổng thống Pence đã di chuyển bằng máy bay từ Mỹ, qua Biển Đông tới Singapore để dự cuộc gặp thượng đỉnh của ASEAN. Trả lời phóng viên của tờ Washington Post, ông Pence cho biết chuyến bay của ông qua khu vực quần đảo Trường Sa cũng là một hình thức bảo đảm tự do hàng không và hàng hải trong khu vực.

“Chúng tôi sẽ không sợ hãi. Chúng tôi sẽ không lùi bước. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tự do hàng hải”, ông Pence khẳng định.

Theo ông Graham Allison, giáo sư trường Havard Kennedy, đồng thời là tác giả cuốn sách về những nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, nhận định rằng “chính quyền ông Trump đang phản kháng mạnh mẽ trên mọi mặt trận (với Trung Quốc), trong đó bao gồm Biển Đông và Đài Loan”.

Thứ 6 tuần tước, trong cuộc gặp gỡ với những người đồng cấp Trung Quốc tại Washington, ông Pompeo và ông Mattis đã có những tuyên bố rất cứng rắn về vấn đề trong khu vực Thái Bình Dương.

“Về mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Đài Loan, tôi xin khẳng định rằng chính sách của Mỹ vẫn không đổi, và chúng tôi hết sức quan ngại về tình trạng Trung Quốc gia tăng sức ép và kiềm chế Đài Loan trên trường quốc tế”, ông Pompeo phát biểu trong phần mở đầu cuộc gặp.

Nhà phân tích Bonnie S. Glaser, cố vấn cấp cao về vấn đề châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), nhận định Mỹ rất hiếm khi đề cập vấn đề Đài Loan trước mặt Trung Quốc trong một cuộc họp báo công khai như vậy. Chắc chắn Washington đã khiến Bắc Kinh “nóng mặt” với phát biểu này, nhà nghiên cứu cho biết.

Kể từ sau khi ông John Bolton trở lại Nhà Trắng với vai trò cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, Mỹ ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc trong việc bảo vệ những lợi ích của Đài Loan.

Tháng trước, Lầu Năm Góc đã điều 2 tàu chiến đi qua Eo biển Đài Loan. Động thái này đã thực sự khiến Trung Quốc nổi giận.

Tuy nhiên, theo New York Times, ban đầu Nhà Trắng dự định đưa tàu sân bay qua eo biển Đài Loan, một động thái chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc vô cùng kích động và tung đáp trả tương xứng. Tuy nhiên, cuối cùng Mỹ đã quyết định điều một tàu tuần dương và tàu khu trục tới khu vực này.

RELATED ARTICLES

Tin mới