Saturday, April 20, 2024
Trang chủĐàm luậnBiển Đông ảnh hưởng ra sao tới cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Biển Đông ảnh hưởng ra sao tới cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Cuộc tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chỉ là một trận chiến thương mại thông thường với các thông số về nhập khẩu và xuất khẩu.

Hoa Kỳ đã có động thái nhắm tới các vấn đề nổi cộm khác đến từ Trung Quốc, như tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ và trộm cắp tài sản trí tuệ.

Theo CNBC, nhiều nhà kinh tế chỉ ra rằng cuộc tranh chấp hiện nay là một cuộc chiến công nghệ cao hơn là một cuộc chiến thuế quan, vì chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nhắm vào các hoạt động của ngành công nghệ Trung Quốc. Trong khi đó, tình trạng quân sự hóa của Bắc Kinh đối với Biển Đông và chủ quyền về Đài Loan cũng có thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán giữa hai nước, CNBC bình luận.

“Rõ ràng, có một số [người] công nhận rằng vấn đề này liên quan đến nhiều thứ hơn là thương mại”, ông Jeffrey Kucik, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Arizona cho biết. “Hiện nay có quá nhiều các vấn đề liên quan, không rõ làm thế nào để giảm bớt căng thẳng [giữa Mỹ và Trung Quốc].”

Ông cho rằng một trong những vấn đề đó là sự tham dự của Hoa Kỳ vào Biển Đông và Đài Loan – hai điều mà Bắc Kinh xem xét là các vấn đề nội bộ.

Khác với chính sách mềm mỏng của người tiền nhiệm Obama là hạn chế hiện diện ở Biển Đông, chính quyền Trump cho phép các lực lượng Hoa Kỳ hoạt động thường xuyên trên vùng biển chiến lược để đảm bảo các tuyến đường thủy tự do và phản đối sự bành trướng của Trung Quốc.

Sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai, cũng là một chủ đề khiến Bắc Kinh căng thẳng suốt nhiều năm.

Ông Kucik cho rằng một giải pháp lâu dài cho cuộc chiến thương mại sẽ đòi hỏi nhiều thỏa hiệp về những vấn đề như vậy. Đối với chính quyền của ông Tập Cận Bình, “thương mại đứng sau lãnh thổ”, theo ông Kucik.

Tuy nhiên, một số người khác không đồng ý với lập luận đó.

Rõ ràng là Nhà Trắng coi Bắc Kinh là một đối thủ chiến lược, không chỉ trong lĩnh vực thương mại, theo ông Patrick Lozada, giám đốc mảng Trung Quốc của hãng tư vấn chiến lược Albright Stonebridge Group. Nhưng những vấn đề đó không có bất kỳ cản trở nào đối với vấn đề thương mại, ông cho rằng: “Động lực cho các quyết định thương mại qua lại [giữa hai nước] không có liên quan gì đến các vấn đề phi thương mại khác.”

Nhà kinh tế học Hồng Kông Lawrence Lau từ Đại học Hồng Kông đồng tình với quan điểm đó, ông cho rằng Biển Đông và Đài Loan không phải là yếu tố gây tác động trong mối tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Dù những vấn đề như Biển Đông có mối quan hệ ra sao đối với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, một điều rõ ràng là chính quyền Trump đang áp dụng lập trường cứng rắn đối với hàng loạt hành vi được coi là không đúng đắn của Trung Quốc, từ việc quân sự hóa vùng biển này đến những bất công về thương mại, trộm cắp tài sản trí tuệ, v.v.

RELATED ARTICLES

Tin mới