Saturday, April 20, 2024
Trang chủBiển nóngThông báo tàu cá hạn chế vi phạm luật quốc tế: Chiêu...

Thông báo tàu cá hạn chế vi phạm luật quốc tế: Chiêu trò mới của TQ tại Hội nghị G20

Hoạt động đánh bắt trái phép, ngang ngược của tàu cá Trung Quốc hiện vẫn là mối lo ngại thường trực của chính phủ và người các nước trên khắp thế giới. Vừa qua, để tránh sự lên án của dư luận, nhất là tại Argentina – nước chủ nhà Hội nghị G20 và cũng là nước thường xuyên phải đối mặt với tình trạng xâm phạm trái phép của tàu cá TQ, Chính phủ Trung Quốc đã gửi thông báo tới các tàu cá nước này hoạt động ngoài khơi để cảnh báo tránh vi phạm luật quốc tế trong thời gian diễn ra Hội nghị.

Tàu cá TQ tỏa ra các vùng biển xa bờ khắp thế giới. Nguồn: Reuters

TQ thông báo tới các tàu cá hoạt động ngoài khơi tránh vi phạm luật quốc tế trong thời gian diễn ra hội nghị G20

Hôm 28/18 vừa qua, Chính phủ Trung Quốc đã gửi thông báo tới các tàu cá quốc gia này hoạt động ngoài khơi, cảnh báo tránh vi phạm luật quốc tế trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (G20) tại Argentina. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ban thành thông báo đề nghị tàu cá Trung Quốc đánh bắt ngoài khơi trong phạm vi tối thiểu là 3 hải lý cách vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác. Tàu thuyền Trung Quốc nếu có đi vào vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác thì phải thông báo cho nước sở tại và tuân thủ nguyên tắc hàng hải. Trong khi đó, những công ty đánh cá Trung Quốc cần kiểm soát hải trình tàu của họ 24/24 giờ đảm bảo tuân thủ luật pháp. Bộ này khẳng định biện pháp này có mục tiêu bảo vệ hình ảnh đất nước Trung Quốc có tránh nhiệm đồng thời tránh khả năng vi phạm luật quốc tế trong thời gian diễn ra hội nghị G20 tại Argentina.

Tình trạng hoạt động đánh bắt trái phép của tàu cá TQ tại các nước ngày càng diễn ra phổ biến và phức tạp

Tổ chức Global Fishing Watch (2/2018) cho biết hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc hiện đã vươn ra phạm vi và có quy mô lớn nhất trên thế giới, không chỉ tập trung tại khu vực Biển Đông mà ra đến cả châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Theo báo cáo của tổ chức Green peace thì Trung Quốc hiện có khoảng 2.500 tàu đánh bắt ở vùng biển xa và phần lớn đều hướng vào vùng biển của các nước. Điều đáng quan ngại là tình trạng tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm tại vùng biển các nước ngày càng phổ biến và mức độ chống trả lực lượng chức năng các nước của tàu này cũng ngày càng quyết liệt, liều lĩnh và nguy hiểm.

Tại châu Mỹ, ngay đối với nước chủ nhà hội nghị G20, Argentina hồi tháng 5/2018 từng bắt giữ và phạt tàu một tàu cá của Trung Quốc 09 triệu peso (khoảng 400.000 USD) vì đánh bắt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Trước đó (3/2016), một tàu cá của Trung Quốc cũng đã bị Argentina bắt và đánh chìm sau khi cố tình đụng độ với tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina để trốn thoát khi bị phát hiện đánh bắt hải sản trái phép ở ngoài khơi Puerto Madryn, trong vùng đặc quyền kinh tế của Argentina. Năm 2017, một tàu Trung Quốc hoạt động tại khu bảo tồn biển Galapagos ở ngoài khơi Ecuador, nơi hoạt động đánh bắt công nghiệp bị cấm đã bị phát hiện chở 6.000 con cá mập (khoảng 300 tấn), trong đó hầu hết số cá này là cá mập, trong đó có loài cá mập đầu búa đang được bảo vệ. Theo luật quốc tế, tàu cá một nước không được hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và được Liên hợp quốc quy định là 200 km tính từ bờ biển. Vậy mà tàu Trung Quốc đã vươn xa ra tận các vùng biển của châu Phi, châu Mỹ, khu vực Australia, Bắc và Nam Âu, thậm chí vào tận vùng đặc quyền kinh tế của các nước.

Tại châu Á, tính từ đầu năm 2018 đến nay Hàn Quốc đã thu giữ tổng cộng 31 tàu cá của Trung Quốc vì đánh bắt bất hợp pháp, với số tiền phạt lên tới 2,7 tỷ Won. Trong đó, Hàn Quốc đã phá hủy 07 tàu cá của Trung Quốc vì đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển của Hàn Quốc. Vào năm 2015, Hàn Quốc đã phải yêu cầu Trung Quốc ký thỏa thuận về việc bắt giữ và phá hủy tàu cá có hành vi vi phạm nghiêm trọng nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không được kiểm soát của ngư dân Trung Quốc. Nạn đánh cá trái phép của các tàu Trung Quốc trở thành một vấn đề đau đầu từ lâu đối với Hàn Quốc. Ngư dân Trung Quốc thường sử dụng bạo lực để chống lại khi bị trấn áp, dẫn đến những xung đột đôi khi gây thương vong. Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc từng phải bắn hàng trăm phát đạn để xua đuổi 50 tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển cách đảo Gageo-do phía Tây Nam Hàn Quốc khoảng 60 km. Trước đó, (12/2017), Cảnh sát biển Hàn Quốc cũng chạm trán và bắn cảnh cáo hơn 40 tàu Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc ở vùng biển phía Tây nước này. Tháng 10/2016, 01 tàu Trung Quốc đã liều lĩnh đâm 01 tàu tuần tra của Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc khi bị phát hiện và truy đuổi. Phía Hàn Quốc cho biết đặc điểm cực kỳ đáng ngại của ngư dân Trung Quốc là dù đánh bắt lậu nhưng ra quân rất đông đảo. Khi một tàu cá bị bắt hay bị truy đuổi, rất nhiều chiếc khác của Trung Quốc cùng hóm đã hùa vào thách thức và đối đầu lực lượng chức năng sở tại, dẫn tới những diễn biến phức tạp khó lường, thậm chí gây chết người. Năm 2011, một sĩ quan Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đã bị ngư dân Trung Quốc đâm chết. Tình trạng tàu cá của Trung Quốc xâm phạm khu vực đặc quyền kinh tế, đánh bắt trộm hải sản cũng diễn ra tương tự tại vùng biển của Nhật Bản.

Tại châu Phi, trong năm 2017, hàng chục tàu cá Trung Quốc đã bị bắt giữ và xử phạt vì đánh bắt lậu ở vùng đặc quyền kinh tế của Senegal Guinea, Sierra Leone và Guinea-Bissau thuộc vùng biển Tây Phi. Thành viên của tổ chức Hòa bình Xanh cho biết số lượng tàu Trung Quốc bị bắt giữ khá lớn, gây ngạc nhiên cho nhà chức trách địa phương bởi chủ các tàu cá đã biết trước về chiến dịch tuần tra xử lý của cơ quan chức năng các nước, song vẫn cố tình vi phạm. Khu vực Tây Phi sở hữu những vùng biển giàu tài nguyên nhất thế giới nhưng nguồn cá đang dần cạn kiệt do bị đánh bắt trái phép. Một nghiên cứu trên tạp chí Frontiers ước tính hằng năm, các nước Tây Phi bị tổn thất khoảng 2,3 tỉ USD do hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp và mất kiểm soát.

TQ ngang nhiên đòi “quyền đánh cá truyền thống” và “vùng nước lịch sử” ở Biển Đông và nhiều nơi

Trung Quốc liên tục cho rằng nước này có quyền từ xưa và chủ quyền lịch sử đối với các bãi ngầm, bãi đá ở Biển Đông, cho rằng Biển Đông là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Liên hợp quốc (7/2016) đã ra phán quyết bác bỏ hoàn toàn yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết của Tòa cũng chỉ rõ yêu sách “quyền đánh cá truyền thống” và “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế, hay nói cách khác, Trung Quốc hoàn toàn không có quyền đánh cá truyền thống và vùng nước lịch sử ở Biển Đông. Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong UNCLOS.

RELATED ARTICLES

Tin mới