Friday, April 19, 2024
Trang chủĐàm luậnNhững bước đi đầy toan tính của TQ trong năm 2018(kỳ II)

Những bước đi đầy toan tính của TQ trong năm 2018(kỳ II)

Trong năm 2018, Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt các bước đi mới nhằm theo đuổi cho được tham vọng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, như: lần đầu tiên tiến hành tập trận chung hải quân với ASEAN, thúc đẩy cơ chế tham vấn và hợp tác khai thác chung trên biển với Philippines, kêu gọi đầu tư tư nhân trên các đảo không người ở, triển khai máy bay không người lái và ra đa điện tử ở Biển Đông…

Mỹ quyết chặn Trung Quốc đặt ‘sự đã rồi’ trên Biển Đông

Bốn là, đặt các trạm quan sát thời tiết ở Biển Đông

Ngà 31/10/2018, Trung Quốc đã đưa vào vận hành các trạm quan sát thời tiết, gồm các thiết bị cho mặt đất và quan sát khí quyển và radar thời tiết trên 3 đảo, đá nhân tạo do nước này chiếm đóng, bồi đắp trái phép ở Biển Đông là Subi, Vành Khăn và Chữ Thập. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố những trạm quan sát này sẽ hòa thiện mạng lưới quan sát thời tiết trên toàn Biển Đông và sẽ chủ yếu được sử dụng để đảm bảo an toàn hàng hải, không chỉ phục vụ người dân Trung Quốc mà còn cho các nước khác trên khắp Biển Đông, nhằm trấn an dư luận quan ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng các trạm quan sát này vào mục đích quân sự.

Trước đo hôm 11/6/2018, Trung tâm dự báo Nam Hải thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc và Đài ven biển Quảng Châu (Trung tâm thông tin liên lạc Quảng Châu, trực thuộc Trung tâm đảm bảo hàng hải Nam Hải, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc) cũng đã đưa vào sử dụng Đài “Dự báo tình hình Biển Đông” phiên bản tiếng Anh, phủ sóng bao trùm phạm vi khoảng 500 hải lý (bao trùm lên cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Mặc dù truyền thông Trung Quốc cho biết nhiệm vụ chính của Đài trên là cung cấp tin tức về dự báo thời tiết trên biển cho ngư dân Trung Quốc cũng như tàu thuyền các nước đang hoạt động trên Biển Đông, song dư luận cho rằng nhờ những công cụ về thời tiết khí hậu như trên, Trung Quốc muốn củng cố chứng cứ pháp lý về “quyền kiểm soát” của Trung Quốc đối với toàn bộ khu vực Biển Đông, lợi dụng lồng ghép đưa vào những nội dung xuyên tạc, tìm cách lấp liếm và khẳng định “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những tàu thuyền qua khu vực này có thể ngộ nhận, hiểu lầm rằng “Biển Đông là của Trung Quốc”.

Các công cụ này cung cấp nhiều thông tin quan trọng, “hữu ích” cho lực lượng chức năng của Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Na), góp phần lớn để Trung Quốc nắm bắt thông tin thời tiết trên biển để triển khai các hoạt động phi pháp. Ngoài ra, với việc cho rằng các công trình của Trung Quốc không chỉ phục vụ cho người dân nước này mà còn giúp ích cho nhân dân các nước, Trung Quốc đã tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế, từng bước khẳng định Bắc Kinh đang “đóng góp” công sức, trách nhiệm lớn vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Năm là, thúc đẩy cơ chế tham vấn song phương và hợp tác khai thác chung ở Biển Đông với Philippines

Việc tổ chức thành công cuộc đàm phán giúp Trung Quốc củng cố lập trường giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, không sử dụng tòa án trọng tài đơn phương, khuyến khích Philippines thực hiện chính sách ngoại giao độc lập không chịu ảnh hưởng từ các nước bên ngoài, nhất là Mỹ. Việc tổ chức cơ chế tham vấn song phương rõ rằng sẽ kéo Philipppines ra xa ảnh hưởng và mối quan hệ với Mỹ. Ngoài ra, việc tổ chức thành công cuộc đàm phán song phương với Philippines giúp Trung Quốc cho thế giới thấy khả năng tổ chức, dẫn dắt vận động lôi kéo của mình, kể cả đối với những nước từng đi đầu đối chọi với Trung Quốc và quan hệ đồng minh thân cận với Mỹ ở khu vực như Philippines; đồng thời tạo áp lực buộc các nước khác phải chấp nhận đàm phán hoặc tham gia theo sáng kiến của Trung Quốc, từ bỏ đa phương để đàm phán song phương.

Nhờ điều này Trung Quốc đã giảm vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác đa phương. Đối với Philippines, các hội nghị tham vấn song phương cho thấy chính sách thực dụng theo đuổi mục tiêu kinh tế từ Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte, tìm cách không để vấn đề Biển Đông trở thành yếu tố chủ đạo cản trở quan hệ hai nước. Rõ ràng chính quyền Philippines đang muốn thu hút những khoản đầu tư lớn như cam kết từ phía các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đồng thời, Tổng thống Rodrigo Duterte cũng muốn nhờ Trung Quốc để củng cố quyền lực và gây dựng ảnh hưởng của mình trước phe đối lập trong nước.

Trong chuyến thăm Philippines vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 11 vừa qua, hai nước đã ký tổng cộng 29 thỏa thuận hợp tác trong mọi lĩnh vực từ đầu tư thương mại, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, giáo dục… Trong đó đáng chú ý nhất là thỏa thuận khai thác dầu khí chung trên Biển Đông. Cơ chế tham vấn song phương TQ – Philippines thường được Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền về chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông là đúng đắn hay Trung Quốc có đủ khả năng để giải quyết hòa bình các tranh chấp với các nước liên quan mà không chịu áp lực từ các nước bên ngoài. Hoạt động này cũng khiến cho nội bộ các nước ASEAN bị phân hóa, nghi ngờ nhau về việc có hay không những thỏa thuận “đi đêm” với Trung Quốc. Những nước ASEAN cũng sẽ khó có thể dựa vào các nước bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản và phải chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông. Tuy nhiên, cơ chế này hiện chưa mang lại kết quả thực chất nào. Cả Trung Quốc và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền và thực tế sẽ chẳng bên nào chịu để mất chủ quyền.

Những tuyên bố chỉ là hình thức vì sức ép từ người dân và nội bộ Philipines cũng hết sức mạnh mẽ. Bộ phận chính trị gia khác tại Toà án, Quốc hội và các đảng chính trị đối lập tại Philippines liên tục chỉ trích thái độ nhu nhược trước Trung Quốc của Tổng thống Duterte, cho rằng Chính quyền Philippines đã bỏ qua phán quyết của Tòa, chấp nhận đánh đổi chủ quyền cho Trung Quốc để lấy lợi ích kinh tế. Người người dân Philippines đã phản đối mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc vi phạm phán quyết, xâm phạm chủ quyền của Philippines tại bãi cạn Scarborough. Nhiều cuộc biểu tình của người dân Philippines đã nổ ra để yêu cầu Trung Quốc ngừng ngăn cản hoạt động đánh bắt và tịch thu cá của ngư dân Philippines. Cơ chế tham vấn song phương TQ – Philippines cũng được coi là “chiến thuật trì hoãn” của Trung Quốc trong vấn để Biển Đông, nhằm cố tình né tránh các tiến triển cụ thể trong việc giải quyết và quản lý tranh chấp.

Lý do là các nội dung thảo luận với Philippines, Trung Quốc hoàn toàn có thể thảo luận ngay trong khuôn khổ với ASEAN. Do vậy, mục tiêu đằng sau sự lựa chọn này của Trung Quốc thực chất chỉ nhằm tiếp tục củng cố chiến thuật chia rẽ các bên yêu sách, hạ thấp vai trò của ASEAN. Ngoài ra, lựa chọn này cũng giúp Trung Quốc giảm thiểu rủi ro chính trị và ảnh hưởng từ phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016), cũng như ngăn chặn can dự của các bên có lợi ích liên quan với lập luận rằng Trung Quốc và ASEAN, hoặc Trung Quốc với quốc gia riêng lẻ trong ASEAN có thể xử lý được vấn đề. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục dùng lợi thế kinh tế, chính trị, ngoại giao và cả sức mạnh trên thực địa gạt bỏ ý kiến quan ngại của các bên, tạo thành cục diện mà các bên buộc phải chấp nhận một “nguyên trạng mới” do Trung Quốc thiết lập, bất chấp luật pháp quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới