Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiAi đặt hàng cuộc 'cách mạng màu sắc' ở Pháp?

Ai đặt hàng cuộc ‘cách mạng màu sắc’ ở Pháp?

Có lẽ tất cả điều này chỉ là các sự trùng hợp ngẫu nhiên, tuy nhiên, vẫn có cơ sở để chúng ta có những nghi ngờ về giả thiết…

Biểu tình ở Pháp có dấu ấn Nga?

Dư luận cho rằng bất bình trước việc chính quyền Paris tăng thuế nhiên liệu từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 và tiếp đó là tăng giá xăng, người dân Pháp đã xuống đường tham gia hoạt động phản đối trên toàn quốc từ ngày 17 tháng 11.

Phong trào phản đối mang tên gọi “Áo ghi lê vàng” vì thành phần cơ bản ban đầu gồm các tài xế mặc đồng phục làm việc là áo gile màu vàng. Yêu sách chính ban đầu của phong trào “Áo ghi lê vàng” là giảm giá xăng. Tuy nhiên, sau đó, những người tham gia biểu tình lưu ý rằng, họ chống lại tất cả các loại thuế mới liên tục ban hành trong nước.

Cuộc biểu tình đã có những biến chuyển không thể lường trước được khi từ biểu tình hòa bình ban đầu đã leo thang thành biểu tình bạo loạn, đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát, đốt xe ô tô, đập phá các cửa hiệu và ngân hàng, thậm chí đã xuất hiện những người cố ý mang theo hung khí.

Trong quá trình biểu tình phản đối, cảnh sát Pháp đã sử dụng vòi rồng, bình xịt hơi cay, lựu đạn khói và các công cụ trấn áp người biểu tình. Do những nguyên nhân khác nhau, đã có 4 người chết và hàng trăm người khác bị thương trong các cuộc đụng độ với cảnh sát.

Kênh truyền hình BFMTV đưa tin, dẫn nguồn là Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner cho biết, tính đến ngày 09/12, số lượng những người biểu tình của phong trào “áo ghi lê vàng” bị bắt giữ đã lên tới con số 1723.

Trong một bài viết của tác giả trang blog Ivan Danilov trên trang web của hãng thông tấn Nga Sputnik cho biết, những dự báo mỉa mai của người dùng mạng xã hội Nga đã trở thành hiện thực: Trong sự kiện “Maidan của Paris”, người ta đã tìm thấy “dấu vết Nga” nhưng thực ra những chi tiết của “bàn tay đen Mỹ” còn nhiều hơn.

Không thể phủ nhận rằng, trong tương lai luận thuyết về việc “bộ máy tuyên truyền của Nga” đã truyền cảm hứng cho cuộc bạo loạn ở Paris sẽ không chỉ trở nên cực kỳ phổ biến trên các phương tiện truyền thông châu Âu và Mỹ, mà còn sẽ tạo cái cớ để áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga.

Câu giả định này ngày càng trở thành thực tế sau khi Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói với các nhà báo rằng, Tổng Thư ký Quốc phòng và An ninh Pháp đang điều tra thông tin về việc Nga có liên quan đến các cuộc biểu tình của phong trào “áo gile vàng”:

“Tôi biết về những tin đồn như vậy… Chúng ta nên chờ đợi kết quả điều tra. Tôi sẽ không phán xét chừng nào chưa làm sáng tỏ sự thật” – ông Le Drian nói.

Những dấu hiệu…

Mặt khác, nếu không chú ý đến cơn cuồng loạn thường kỳ chống lại Nga, thì có thể nói rằng, ở Paris đang diễn ra một cuộc thí nghiệm chính trị-xã học độc đáo: Liệu đây có phải là một cuộc cách mạng sắc màu hay không? Và nếu nó không nhận được sự ủng hộ của bộ máy chính trị châu Âu thì từ đâu?

Ai dat hang cuoc 'cach mang mau sac' o Phap?
Cảnh sát chống bạo động Paris huy động chó nghiệp vụ, vòi phun nước, hơn cay và lựu đạn khói để dẹp người biểu tình

Cho đến nay câu trả lời phổ biến nhất là: Không, không thể, nhưng trong trường hợp của Pháp, kết quả cuối cùng vẫn còn rất xa mới nhìn thấy được.

Trong khi luận thuyết về sự can thiệp của Nga dễ dàng được chấp nhận thì những giả thuyết của những nhà bình luận và nhà phân tích về “dấu chân” của Trump” trong các sự kiện ở Pháp và khả năng các sự kiện đó có liên quan đến những lợi ích mang màu sắc địa chính trị, đều bị chế giễu vì thuyết âm mưu.

Tuy nhiên, có những người tin vào chuỗi sự trùng hợp như sau: Trong thời gian qua, Tổng thống Pháp Macron đã tuyên bố về sự cần thiết phải tạo ra một “quân đội chung châu Âu”, để châu Âu tuyên bố độc lập khỏi Hoa Kỳ.

Ông Macron cũng thể hiện sự sẵn sàng đấu tranh đến cùng chống Mỹ trong cuộc chiến thương mại, đồng thời cố gắng tạo ra một cơ chế né tranh các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Iran và ủng hộ việc giảm các giao dịch bằng đồng dollars Mỹ trong hệ thống tài chính châu Âu và toàn cầu.

Và đột nhiên, ở Pháp bất ngờ bùng nổ một “cuộc cách mạng màu sắc” với các đặc trưng dễ nhận biết của nó: Có sự phối hợp thông qua các mạng xã hội, có nhưng học sinh nhảy múa và những nhạc sĩ biểu diễn cho những người biểu tình trước mặt “cảnh sát đằng đắng sát khí” và thậm chí cả những cảnh video ghi lại cảnh sát đánh đập những người biểu tình là trẻ em.

Thế nhưng, có những “sự trùng hợp” khác đáng sợ hơn.

Thứ nhất là trong khi bạo loạn nổ ra ở Pháp thì Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đặt điều kiện cho Tổng thống Pháp thông qua Twitter rằng: Macron phải đồng ý trả 2% GDP để tài trợ cho Quân đội Hoa Kỳ và phải từ bỏ Hiệp ước Paris về Biến đổi khí hậu.

Thứ hai là Tổng thống Mỹ đã cómột hành động không đẹp với người đồng cấp đồng minh. Ông Trump đã nhấn mạnh rằng những người biểu tình ở Paris đang hô vang khẩu hiệu: “Chúng tôi muốn Trump!”. Liệu niềm tin của người Pháp vào Tổng thống Mỹ chỉ là một sự trùng hợp?

Thứ ba là, sự trùng hợp ngẫu nhiên là việc Steve Bannon, nhà tư vấn chính trị của Tổng thống Mỹ, người đã điều hành chiến dịch tranh cử của ông Trump, đồng thời là một chuyên gia về các tổ chức chính trị “hoạt động ngầm”, hiện đang ở châu Âu với mục đích tạo ra một phong trào chính trị ủng hộ Trump. Và trong một phát biểu tại Brussels, Bannon đã nói rằng, những người đang biểu tình ở Pháp là “những cử tri đã bầu Trump”.

Xin nhắc lại rằng, có lẽ tất cả điều này chỉ là các sự trùng hợp ngẫu nhiên, tuy nhiên, vẫn có cơ sở để chúng ta có những nghi ngờ về giả thiết rằng, ông Macron chỉ đơn giản là không gặp may và tình trạng bất ổn ở Pháp “không có sự can thiệp nào từ bên ngoài”.

 

Lực lượng an ninh Pháp bắt giữ một người thuộc phong trào áo gilê vàng

 

Áo gile vàng không thể là phong trào tự phát

Tất cả những điều nói trên không có nghĩa là làn sóng biểu tình không có các nguyên nhân trực tiếp. Ngược lại, bất kỳ sách giáo khoa nào về đảo chính, ví dụ như cuốn sách nổi tiếng của nhà khoa học chính trị Mỹ Edward Luttwak mang tên “Cuộc đảo chính. Hướng dẫn thực hiện”, đều khuyến nghị các nhà tổ chức và các nhà tài trợ cuộc đảo chính nên sử dụng các vấn đề và mâu thuẫn hiện có trong nước.

Xét theo thực tế rằng những cuộc biểu tình của “áo gile vàng” đã lan sang cả Bỉ và Hà Lan, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng không chỉ Pháp, mà toàn bộ châu Âu, kể cả những nước thịnh vượng nhất, hiện đang phải đối mặt cuộc khủng hoảng xã hội có hệ thống, do đó các quốc gia châu Âu dễ bị tổn thương bởi những biến động xã hội như vậy.

Trong nhiều năm liền châu Âu đã né tránh nó, sự kiện kiểu Maidan và cuộc nội chiến, nhưng, bây giờ thời đại bình yên đã qua, ờ châu Âu hiện có quá nhiều mâu thuẫn xã hội, và hệ thống chính trị rõ ràng chưa có đủ khả năng đáp ứng đầy đủ các thách thức của xã hội, có nghĩa là sớm hay muộn tại nhiều thủ đô châu Âu có thể xảy ra những sự kiện như ngày nay ở Paris.

Đối với Pháp, đa phần người dân nước này không hài lòng, nền kinh tế nước này đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, người Pháp phải đóng thuế rất cao, giá nhiên liệu diesel ngay cả sau khi bãi bỏ thuế Macron là khoảng 1,4 euro/lít (theo GlobalPetrol) và nhiều người Pháp bực mình vì thái độ kiêu ngạo của vị Tổng thống, cùng với những chính sách thiên vị người giàu của ông.

Cuộc biểu tình của áo gilê vàng rất giống với Maidan Ukraine năm 2014

Trong điều kiện này, dễ hiểu tại sao tham gia các cuộc biểu tình có những người từ các tầng lớp xã hội rất khác nhau, họ đưa ra những yêu cầu rất khác nhau, đôi khi xung khắc nhau và cũng dễ hiểu tại sao, những người biểu tình nhận được sự ủng hộ rộng rãi (theo các cuộc thăm dò gần đây, hơn 70% người Pháp ủng hộ phong trào “áo gile vàng”).

Nhưng sự ủng hộ này dựa trên một chương trình nghị sự tiêu cực, tức là, phần lớn người Pháp muốn để Điện Elysee nhận thức được rằng, chính sách của chính phủ Pháp và bản thân ông Macron đang gây ra sự phản đối.

Hơn thế nữa, phong trào này không đề xuất một nhân vật chính trị nào để đóng vai trò lãnh đạo. Liệu có một cuộc biểu tình lớn nào lại không có lãnh tụ hay không? Làm cách nào để đám đông hỗn loạn duy trì được sự tổ chức, sự thống nhất trong bối cảnh bị cảnh sát đàn áp?

Những người biểu tình cũng kiên quyết ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của những chính trị gia cực đoan và cấp tiến nhất hòa nhập vào phong trào này, do đó, suốt từ khi bạo loạn nổ ra đến nay, chính quyền Paris không biết phải đàm phán với ai để chấm dứt biểu tình.

Điều đó có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng, ngay từ đầu những cuộc biểu tình chỉ đóng vai trò chiếc búa đập vào nước Pháp, vào nền kinh tế và hệ thống chính trị của Pháp.

Rất có thể người đặt hàng “cuộc cách mạng màu sắc” không cần bất kỳ cải cách nào và không quan tâm đến nguyện vọng của người dân thường.

Sự tức giận và kỳ vọng của người dân Pháp vào tương lai tốt hơn chỉ được sử dụng để chống phá nhà nước của họ.

RELATED ARTICLES

Tin mới