Wednesday, April 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChủ tịch TQ Tập Cận Bình: 40 năm cải cách mở cửa...

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình: 40 năm cải cách mở cửa của TQ

Ngày 18/12, tại Đại Lễ đường Nhân dân, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng tổng kết quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc trong 40 năm qua. Bài viết tổng hợp một số điểm chính trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình để người đọc có thể hiểu rõ hơn về quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh về thành quả Trung Quốc đạt được trong 40 năm qua:

40 năm qua, Trung Quốc đã giải phón tư tưởng, thực sự cầu thị, dám thử nghiệm, dám cải cách, tạo ra một thế giới mới. Từ thực hiện khoán hộ đến từng gia đình, sự xuất hiện của các doanh nghiệp ở các làng, xã, thị trận, bãi bỏ thuế nông nghiệp, thuế chăn nuôi và thuế đối với các loại sản phẩm đặc biệt, thúc đẩy cải cách chia tách “Tam quyền” (quyền sở hữu, quyền bao thầu, quyền kinh doanh) trong nhận khoán đất ở nông thôn, chiến thắng cuộc chiến chống đói nghèo, thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn; từ thành lập các đặc khu kinh tế như Thâm Quyến đến mở cửa các thành phố ven biển, ven biên giới, dọc theo con sông lớn, dọc theo “Vanh đai và Con đường”, gia nhập WTO, thiết lập khu thí điểm tự do thương mại, lên kế hoạch xây dựng một cảng thương mại tự do đặc sắc của Trung Quốc, tốc chức thành công Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần đầu; từ thu hút vốn nước ngoài đến đầu tư ra bên ngoài; từ làm tốt trong các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ thuộc sở hữu nhà nước, phát triển kinh tế hộ các thể và tư nhân, tới đưa cải cách các doanh nghiệp nhà nước vào chiều sâu, phát triển một nền kinh tế theo sở hữu hỗn hợp; từ chế độ công hữu đơn nhất đến chế độ công hữu làm chủ thể, nền kinh tế nhiều chế độ truyền thống đến cơ chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa làm cho thị trường đóng vai trò quyết định trong phân bổ các nguồn lực và phát huy tốt hơn vài trò của Chính phủ; từ cải cách thể chế kinh tế làm chủ đạo đến cải cách sâu sắc toàn diện thể chế kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, văn minh sinh thái và chế độ xây dựng đảng, cải cách cơ quan đảng và nhà nước, cải cách thể chế quản lý hành chính, thúc đẩy thực hiện vững chắc một loạt cải cách quan trong như cải cách thể chế quản lý đất nước theo pháp luật, cải cách hệ thống tư pháp, cải cách thể chế ngoại giao, cải cách hệ thống quản trị xã hội, cải cạc hệ thống giám sát môi trường sinh thái, cải cách hệ thống an ninh quốc gia, cải cách quốc phòng và quân đội, cải cách cơ chế xây dựng đảng và sự lãnh đạo của đảng, cải cách cơ chế kiểm tra giám sát. Vieeck thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi, mang lại lợi ích cho người dân đã làm cho cải cách mở cửa trở thành một khí thế có đặc trưng nhất, tráng lệ nhất của Trung Quốc đương đại.

40 năm qua, Trung Quốc luôn kiên trì giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, tiến cùng thời đại, tìm kiếm sự thật, kiên trì không thay đổi địa vị chỉ đạo của chủ nghĩa Mác, dũng cảm thúc đẩy đổi mới về lú luận, đổi mới thực tiễn, đổi mới chế độ, đổi mới văn hóa khoa học, không ngừng trao cho chủ nghĩa xã hộ đặc sắc Trung Quốc đặc sắc về thực tiễn, lý luận, chế độ, văn hóa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

40 năm qua, Trung Quốc luôn kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, liên tục giải phóng và phát triển sức sản xuất của xã hội, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng từ 367,9 tỷ Nhân dân tệ lên 82.700 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2017; tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 6,9%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng từ 20,6 tỷ USD lên hơn 4.000 tỷ USD, tổng cộng sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 2.000 tỷ USD, tổng mức đầu tư ra nước ngoài đạt 1.900 tỷ USD. Sản lượng các mặt hàng nông nghiệp vượt lên vị trí đầu thế giới, đã xây dựng đượchệ thống công nghiệp hiện đại hoàn chỉnh nhất thế giới, đổi mới khoa học kỹ thuật và công trình quan trọng có nhiều chuyển biến nhanh. Thành tựu xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc cũng rất rõ rệt, thông tin thông suốt, hình thành mạng lưới đường bộ, đường sắt được bao phủ dày đặc, các đạp thủy điện lớn, đường ống dẫn khí tự nhiên từ phía Tây sang phía Đông, công trình vận chuyển nước từ phía Nam về phía Bắc, đường sắt cao tốc, tàu biển khổng lồ. Hiện này, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, có ngành sản xuất và thương mại hàng hóa lớn nhất, tiêu dùng hàng hóa đứng thứ 2, vốn nước ngoài chảy vào đứng thứ 2 thế giới, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc liên tục nhiều năm liền đứng đầu thế giới, nhân dân Trung Quốc đã có bước tiến mang tính quyết định trên hành trình giàu lên, mạnh lên.

40 năm qua, Trung Quốc kiên trì con đường phát triển chính trị chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, liên tục thúc đẩy cải cách thể chế chính trị đi vào chiều sâu, phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, thể chế lãnh đạo của đảng và nhà nước ngày càng hoàn thiện, việc thúc đẩy tiến trình quản lý nhà nước theo pháp luật đi vào chiều sâu toàn diện, hệ thống pháp luật chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ngày càng kiện toàn, bảo đảm cơ chế và pháp trị cho nhân dân làm chủ ngày càng mạnh mẽ hơn, sự nghiệp nhân quyền được phát triển toàn diện, mặt trận thống nhất yêu nước được củng cố hơn nữa, các nội dung mà nhân dân được hưởng và thực hiện quyền lợi dân chủ theo pháp luật ngày càng phong phú, thuận tiện và hình thức đa dạng hơn.

40 năm qua, Trung Quốc luôn kiên trì phát triển văn hóa tiên tiến chủ nghĩa xã hội, tăng cường xây dựng nền văn minh tinh thần chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng và thực hiện quan niệm giá trị cốt lõi của Chủ nghĩa xã hội, kế thừa và phát huy nền văn hóa truyền thống ưu tú Trung Hoa, kiên trì lấy lý luận khoa học dẫn dắt phương hướng, lấy các tác phẩm xuất sắc để khuyến khích ý chí chiến đấu, tuyên truyền rộng rãi chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa xã hội; niềm tin lý tưởng và tự tin văn hóa của toàn dân tộc liên tục tăng lên, sức mạnh mềm của văn hóa đất nước và ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa tăng mạnh.

40 năm qua, Trung Quốc luôn kiên trì bảo đảm và cải thiện dân sinh trong phát triển, thúc đẩy toàn diện trẻ nhỏ phải được giáo dục, học sinh được đến trường, có bện phải được chữa, già phải được nghỉ ngơi, phải có nhà để ở, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, không ngừng cải thiện đời sống dân sinh, tăng thêm phúc lợi cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 171 nhân dân tệ lên 26.000 nhân dân tệ, nhóm thu nhập bậc trung liên tục mở rộng. Số người nghèo đã giảm 740.000 người, tỷ lệ nghèo giảm 0,94%. Tỷ lệ giáo dục phổ cập Trung học cơ sở đạt 93,8%. Trung Quốc cũng xây dựng thành công hệ thống bảo hiểm xã hội lớn nhất thế giới như dưỡng lão, y tế, mức sống tối thiểu của người dân, nhà ở, bảo hiểm hưu trí cơ bản bao phủ hơn 900 triệu người, bao hiểm y tế bao phủ hon 1,3 tỷ người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 58,52%; tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 67,8 tuổi năm 1981 lên 76,7 tuổi năm 2017. Cục diện xã hội Trung Quốc duy trì sự ổn định kéo dài, trở thành một trong những nước an toàn nhất trên thế giới.

40 năm qua, Trung Quốc luôn kiên trì bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, kiên trì thúc đẩy xây dựng văn minh sinh thái, nhanh chóng hình thành hệ thống chế độ văn minh sinh thái, việc tiết kiệm năng lượng và giảm xả thải đạt được tiến triển quan trọng, quản trị môi trường sinh thái được tăng cường rõ nét, tích cực tham gia và hướng dẫn hợp tác quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu.

40 năm qua, Trung Quốc luôn kiên trì sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng đối với quân đội, không ngừng thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng và quân đội, thúc đẩy quân đội nhân dân thực hiện tái cấu trúc mang tính cách mạng, trang thiết bị vũ kí có được sự đột phá mang tính lịch sử, hình thức rèn quân có sự thay đổi mang tính cơ bản, trình độ cách mạng hóa, hiện đại hóa, chính quy hóa được nâng cao rõ rệt.

40 năm qua, Trung Quốc luôn kiên trì thúc đẩy sự nghiệp lớn thống nhất hòa bình tổ quốc, thực hiện phương châm cơ bản “Một nước hai chế độ”, lần lượt phục hồi việc thực thi chủ quyền đối với Hồng Công, Ma Cao. Trung Quốc kiên quyết nguyên tắc “Một Trung Quốc” và “Nhận thức chung 1992”, tăng cường trao đổi và hợp tác kinh tế, văn hóa với Đài Loan, thúc đẩy quan hệ hai bờ hợp tác phát triển hòa bình, kiên trì phản đối và ngăn chặn thế lực “Đài độc”.

40 năm qua, Trung Quốc luôn kiên trì chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập, tự chủ, luôn đi theo con đường phát triển hòa bình, theo đuổi chiến lược mở cửa cùng thắng, kiên định bảo vệ quy tắc trong quan hệ quốc tế, bảo vệ chính nghãi công bằng quốc tế. Trung Quốc thực hiện sử chuyển đổi lịch sử từ đóng cửa, đóng cửa một phần đến mở cửa toàn diện, tích cực tham gia tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển của nhân loại. Trung Quốc tích cực thúc đẩy xây dựng kinh tế theo mô hình mở cửa, xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, thúc đẩy thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu, giương cao ngọn cờ phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền.

40 năm qua, Trung Quốc luôn kiên trì tăng cường và cải thiện sự lãnh đạo của đảng, tích cực ứng phó với các thách thức rủi ro mà đảng đang phải đối mặt trong điều kiện cầm quyền và cải cách mở cửa trong thời gian dài. Trung Quốc cũng tích cực tìm kiếm quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội, quy luật phát triển của xã hội loài người, không ngừng mở ra giới hạn mới cho Trung Quốc. Trung Quốc kiên trì đảng phải quản lý đảng, quản lý đảng nghiêm minh, làm trong sạch môi trường chính trị nội bộ đảng, duy trì kỷ luật chính trị và kỷ luật tổ chức, sa sức điều chỉnh và quản lý chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hưởng lạc và chủ nghĩa xa xỉ.

Trung Quốc cần kiên trì thực hiện các mục tiêu chiến lược

Để giữ vững và phát huy các thành tựu đã đạt được, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một số phương hướng sau:

Thứ nhất, Trung Quốc phải kiên trì sự chỉ đạo của Đảng đối với mọi mặt công tác, không ngừng tăng cường và cải thiện sự lãnh đạo của Đảng. Trung Quốc cũng cần tăng cường “bốn ý thức” ( ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân và ý thức nhất trí), kiên định “bốn tự tin” (tự tin về con đường, lý luận, chế độ, vă hóa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc), kiên quyết bảo vệ quyền uy và sự lãnh đạo của đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc phải bao quát toàn cục, điều phối các bên, kiên trì điều hành kho học, điều hành dân chủ, điều hành theo pháp luật, hoàn thành phương thức lãnh đạo và phương thức điều hành của đảng.

Thứ hai, Trung Quốc cần kiên trì lấy dân làm trung tâm, không ngừng hiện thực hóa nguyện vọng hướng tới cuộc sống tươi đẹp của nhân dân.

Thứ ba, Trung Quốc cần kiên trì vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác, không ngừng thúc đẩy sáng tạo lý luậ trên nền tảng thực tiễn.

Thứ tư, Trung Quốc cần kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, không ngừng kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Thứ năm, Trung Quốc cần kiên trì hoàn thiện và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, không ngừng phát huy và tăng cường ưu thế chế độ của Trung Quốc.

Thứ sáu, Trung Quốc càn kiên trì lấy phát triển làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, không ngừng tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước. Trung Quốc cần kiên trì lấy cải cách theo hướng trọng cung làm tuyến chính, tích cực thay đổi phương thức phát triển, ưu hóa kết cấu kinh tế, chuyển đội động lực tăng trưởng, tích cực mở rộng nhu cầu trong nước, thực hiện chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các khu vực, thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn.

Thứ bảy, Trung Quốc cần kiên trì mở rộng mở cửa, không ngừng thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại; lấy xây dựng Sáng kiên “Vành đai và Con đường” làm trọng điểm, cùng các bên xây dựng diễn đàn hợp tác quốc tế mới, tăng thêm động lực mới phục vụ sự phát triển chung của nhân loại. Trung Quốc thực hiện chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, sự phát triển của Trung Quốc không đe dọa bất kỳ quốc gia nào. Cho dù phát triển đến đâu, Trung Quốc cũng không bao giờ xưng bá.

Thứ tám, Trung Quốc cần kiên trì quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, không ngừng nâng cao sức sáng tạo, sức tập hợp, sức chiến đấu của đảng.

Thứ chín, Trung Quốc cần kiên trì thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định.

Giới chuyên gia, học giả và truyền thông quốc tế đưa ra nhiều nhận định, đánh giá liên quan bài phát biểu của ông Tập Cận Bình.

Lễ kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa diễn ra trong tình hình Trung Quốc vật lộn với tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại và Mỹ đe dọa tái áp đặt thuế quan nếu hai nước không đạt được thỏa thuận thương mại hợp lý. Trong nước, doanh nghiệp tư nhân bất an và phàn nàn nhiều về tình trạng doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh thiếu công bằng, đặc biệt là trong tiếp cận thị trường và các nguồn lực, tài nguyên.

Theo South China Morning Post, trong bài phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm đánh dấu 40 năm quá trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dành sự tri ân cho những người tiền nhiệm, nhưng đáng chú ý là không có ai trong số này có mặt ở sự kiện. Khoảng 3.000 khách mời đã xuất hiện tại buổi lễ diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, bao gồm các quan chức Trung Quốc, các cá nhân nước ngoài và đại diện các đại sứ quán. Thế nhưng, trong số này lại không có những nhân vật từng nắm quyền lực ở tầng cao nhất, đó là các cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị đã về hưu. Khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu trong sự kiện tương tự 10 năm về trước, rất nhiều cựu lãnh đạo cấp cao của nhà nước đã tham gia buổi lễ, điều này rất hiếm khi xảy ra và thường là cách để gửi đi thông điệp về sự đoàn kết trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chuyên gia Julian Gewirtz, Đại học Harvard (Mỹ) đánh giá mục tiêu hàng đầu trong diễn văn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là tạo điểm nhấn vào sức mạnh trong chiến lược cải cách của ông Tập; cho rằng bất chấp căng thẳng quốc tế và những lo ngại trong nước về tình hình kinh tế, rõ ràng lễ kỷ niệm này nhằm củng cố “lòng tin” và lan truyền “năng lượng tích cực” đối với người dân Trung Quốc. Trong khi đó, chuyên gia Jude Blanchette của Trung tâm tư vấn Crumpton Group đánh giá, mặc dù gặp phải những trở ngại rõ rệt về kinh tế, bao gồm cả việc bùng phát chiến tranh thương mại với Mỹ, ông Tập Cận Bình và đội ngũ kinh tế của mình đã tìm cách tránh được một cơn suy thoái kinh tế hoặc sụp đổ lòng tin ở các nhà đầu tư.

Nhà phân tích Chương Lập Phàm ở Bắc Kinh nhận định, với những khó khăn bên ngoài lẫn nội bộ, Lễ kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa thể hiện “ông Tập cần nêu cao sức mạnh của đảng và yêu cầu (tất cả quan chức) đồng lòng vượt qua thời điểm khó khăn này”.

RELATED ARTICLES

Tin mới