Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChính trị gia phương Tây: Đến lúc thừa nhận Crimea của Nga

Chính trị gia phương Tây: Đến lúc thừa nhận Crimea của Nga

Cựu quan chức châu Âu khuyên EU nên chấp nhận sự thật Crimea thuộc Nga.

Cựu Phó Chủ tịch Quốc hội Na Uy Karl Hagen

Cựu Phó Chủ tịch Quốc hội Na Uy Karl Hagen trong cuộc phỏng vấn của tờ Aftenposten (Na Uy) đã kêu gọi các nước phương Tây công nhận Bán đảo Crimea là một phần của Nga.

Bán đảo Crimea, theo lập luận của ông Karl Hagen, có lịch sử thuộc về Nga và là lý do phòng thủ của Moscow. Không quá ngạc nhiên khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, bởi Mỹ cũng đã từng dùng cách tương tự.

Bán đảo Crimea là một phần của Nga từ cuối thế kỷ XVIII cho đến giữa thế kỷ XX, căn cứ hải quân Nga đã đóng quân ở Sevastopol trong toàn bộ thế kỷ trước, và người Nga chiếm đa số áp đảo trong cộng đồng dân cư trên đảo.

Sau cuộc đảo chính năm 2014, Tổng thống Viktor Yanukovych đã bị lật đổ ở Ukraine. Sự kiện này được hỗ trợ trực tiếp từ các nước phương Tây và rõ ràng nhằm mục tiêu lập căn cứ quân sự của NATO ở Crimea.

“Có nguy cơ Ukraine sẽ trở thành một quốc gia – ứng cử viên gia nhập NATO và đồng thời giành quyền kiểm soát căn cứ hải quân Nga ở Sevastopol. Đương nhiên, Nga đã đưa ra phản ứng” – ông Hagen nhận định.

Ở đây quan chức châu Âu nhận định: Mỹ luôn áp dụng các biện pháp quân sự quy mô lớn để đưa tù nhân chiến tranh và con tin Mỹ hồi hương.

Do vậy, Mỹ cũng cần đánh giá vô tư về hành động của Nga khi họ “đứng lên bảo vệ lợi ích của người dân Nga ở bán đảo Crimea, những người đang phải lo sợ lực lượng phi quân sự và đôi khi là thế lực phát xít hiện hữu trong chính quyền Ukraine”.

Ngoài ra, ông Karl Hagen cũng nhấn mạnh rằng, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại Crimea, điều này cho thấy hơn 90% người dân của bán đảo mong muốn thống nhất với Nga.

Phương Tây với tinh thần đề cao dân chủ đã luôn sử dụng quyền được trưng cầu dân ý của người dân trong các vấn đề quốc gia. Do đó, người dân ở Crimea trong một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý như vậy, kết quả đó cần được tôn trọng.

Ông Hagen nhận xét: “Tôi tin rằng mong muốn của người dân có ý nghĩa rất lớn và với kết quả như vậy, phương Tây nên nói: “Nếu người Crimea muốn trở thành một phần của Nga, thì chúng ta phải tôn trọng và công nhận Crimea một lần nữa thuộc về Nga”.

Vị chính trị gia kết luận: “Tình hình quốc tế hiện đang ngày càng trở nên căng thẳng và nguy cấp, và thế giới đang rơi vào tình trạng bất ổn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự liều lĩnh của phương Tây, chứ không phải do Nga “đã lấy lại được bán đảo nhỏ Crimea, vốn là của Nga trong suốt 400 năm”.

Những phân tích của ông Karl Hagen rõ ràng đã nêu bật được toàn bộ vấn đề ở Crimea một cách rất ngắn gọn.

Thứ nhất, bán đảo Crimea từng là sở hữu chủ quyền của Nga, đã được trao cho Ukraine anh em như “một món quà tặng”.

Đa số người dân sinh sống trên bán đảo là người Nga hay có gốc gác Nga. Điều đó khiến tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập vào Nga của người dân Crimea cao gần như tuyệt đối.

Phương Tây đã từ chối kết quả trưng cầu dân ý này mà chẳng có lý do nào thuyết phục.

Thứ hai, người dân Crimea đồng lòng muốn tách khỏi Ukraine sau khi chính quyền Maidan thành lập là bởi họ nhận thấy sự can thiệp mạnh mẽ của phương Tây vào sự lật đổ chính quyền cũ. Sự kiên quyết tách khỏi Ukraine cho thấy rõ cách người dân Crimea nhận thấy sự can thiệp mạnh mẽ của phương Tây vào chính quyền mới ở Ukraine thế nào và từ đó từ chối việc trở thành một phần của chính quyền đó.

Thứ ba, là sự phòng thủ của Nga tại Crimea ngay sau khi phương Tây rõ ý đồ nắm chính quyền và chiếm căn cứ Hải quân Nga tại Simferopol.

Vào ngày 22/2/2014, thời điểm cựu Thủ tướng Yanukovych bị Quốc hội Ukraine bãi miễn chức vụ sau khi bỏ chạy khỏi Kiev, chính quyền thân phương Tây đã được dựng lên ngay lập tức.

Vào thời điểm đó, cụm tàu sân bay Mỹ cũng đang vượt qua Địa Trung Hải và bắt liên lạc với tàu chỉ huy hạm đội 6 USS Mount Whitney (LCC-20) và tàu hộ vệ USS Taylor (FFG-50), đã hiện diện sẵn ở Biển Đen với lí do “hỗ trợ an ninh cho thế vận hội Sochi và di chuyển người Mỹ trong tình huống khẩn cấp”.

Hạm đội Mỹ đã rõ ý đồ chiếm chỗ của Hạm đội biển Đen sau cuộc đảo chính ở Ukraine.

Chinh tri gia phuong Tay: Den luc thua nhan Crimea cua Nga
Tàu USS Mount Whitney và USS Taylor được triển khai ở khu vực giữa biển Đen, ngang Sochi, cách Crimea chưa đầy 200km

Nếu Nga không quyết định hành động ngay trước khi chính quyền Kiev ra lệnh thiết quân luật, phong tỏa binh lính của Hạm đội biển Đen trong khu doanh trại, thì chắc chắn Crimea sẽ thuộc về Ukraine và căn cứ Sevastopol sẽ trở thành căn cứ tàu sân bay Mỹ.

4h20 rạng sáng ngày 27/2, chiến dịch “Mùa xuân Crimea” chính thức bắt đầu, quân Nga đã bao vây tòa nhà nghị viện và chính phủ Crimea, hạ cờ Ukraine, giương cờ Nga. Cũng trong đêm 27-2, những người “lính lạ” cũng bao vây và giành quyền kiểm soát hai sân bay Belbek và Simferopol.

Ngay lập tức, tiến trình thay thế chính quyền thân Kiev được tiến hành. Hội đồng tối cao khu tự trị Crimea của Ukraine sáng ngày 27/2 đã giải tán chính quyền địa phương, bãi nhiễm Thủ tướng thân Kiev Anatoly Mogilyov bầu ông Sergei Aksyonov, thủ lĩnh các lực lượng thân Nga làm chủ tịch mới.

Tiến trình trưng cầu dân ý cũng đồng thời được quyết định ngay trong ngày 27/2. “Dưới sức ép” của một cuộc biểu tình nhân dân bên ngoài tòa nhà quốc hội, phản đối chính phủ đảo chính ở Kiev, các nghị sĩ cũng quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3.

Vị chính trị gia Na Uy đã nhắc tới chiến dịch bảo vệ của Nga ở Crimea rõ ràng là phản ứng tự vệ cơ bản cần thiết trước các âm mưu từ phương Tây. Giả sử các nước phương Tây bị áp sát chủ quyền trong bối cảnh tương tự như vậy, chắc chắn họ cũng sẽ không để yên.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới