Thursday, April 18, 2024
Trang chủBiển nóngDF-26 “sát thủ” tàu sân bay Mỹ

DF-26 “sát thủ” tàu sân bay Mỹ

Tên lửa DF-26 của quân đội Trung Quốc là phiên bản tên lửa đạn đạo tầm trung mới nhất có khả năng tấn công các tàu cỡ trung và lớn trên biển. Loại tên lửa này có thể mang cả đầu đạn thông thường và hạt nhân. Mới đâyTrung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa DF-26, còn gọi là Đông Phong 26 tới khu vực cao nguyên và sa mạc ở tây bắc.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 9/1 nhấn mạnh, loại tên lửa hiện đại này được triển khai ngay sau vụ tàu khu trục USS McCampbell của hải quân Mỹ áp sát ba đảo nằm trong quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa). DF-26 có khả năng phản ứng nhanh, tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất cùng các loại tàu chiến cỡ vừa và lớn trên mặt biển; là “sát thủ tàu sân bay” của quân đội Trung Quốc. “Sát thủ” từng được Bắc Kinh giới thiệu lần đầu trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng năm 2015.

Tầm bắn của DF-26 lên tới 3.500 km. Còn theo trang china.com, tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu cách xa 4.500 km. Với tầm hoạt động này, DF-26 thậm chí có khả năng tấn công các mục tiêu xa ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có căn cứ hải quân của Mỹ ở đảo Guam.

Đến nay DF-26 cùng với DF-21 đã được phiên chế trong quân đội Trung Quốc từ trước có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cỡ lớn đang di chuyển trên biển, khiến tàu sân bay của Mỹ rất hoảng sợ.

Trước sự kiện này, Trang tin news.com.au của Úc có bài: “Trung Quốc kích hoạt tên lửa diệt hạm DF-26 ngay sau lời đe dọa đánh chìm hai tàu sân bay”. Vụ dọa “đánh chìm hai tàu sân bay” là đề nghị của tướng La Viện hồi tháng 12-2018, nhằm giành lợi thế trong cuộc chiến trên Biển Đông.

Đến đây một câu hỏi đặt ra, tại sao loại tên lửa DF-26 lại được triển khai lên tận khu vực cao nguyên ở vùng tây bắc xa xôi của Trung Quốc? Theo lý giải của một chuyên gia quân sự, việc triển khai DF-26 sâu trong đất liền sẽ khiến nhiệm vụ đánh chặn của đối phương khó khăn hơn rất nhiều.

Chuyên gia này cho biết, trong giai đoạn đầu khi phóng một tên lửa đạn đạo, tên lửa sẽ bay tương đối chậm và không khó để đối phương phát hiện, vì vậy nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho các tên lửa đánh chặn của địch. Song đến giai đoạn sau, tốc độ của tên lửa sẽ rất nhanh. Khả năng bị dàn tên lửa của đối phương đánh chặn là rất khó xảy ra. Ngay cả khi được phóng từ các khu vực nằm sâu trong nội địa Trung Quốc, DF-26 có tầm bắn đủ xa để bao trùm khắp Biển Đông”. Lý do quân đội Trung Quốc triển khai DF-26 lên tới tận cao nguyên có thể là như vậy.

Việc triển khai DF-26 là “lời nhắc nhở rằng Trung Quốc có khả năng bảo vệ (cái gọi là) lãnh thổ” của họ. Theo báo Japan Times, tuyên bố này dường như ám chỉ tới các hoạt động của hải quân Mỹ ở Biển Đông.

Chưa thấy phản hồi từ Wasington khi “sát thủ” tên lửa mới nhất này của Trung Quốc được tung ra.

RELATED ARTICLES

Tin mới