Thursday, April 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMột số kiến nghị của giới chuyến gia TQ về chiến lược...

Một số kiến nghị của giới chuyến gia TQ về chiến lược phát triển biển và chiến lược an ninh biển của Bắc Kinh

Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục đề cao công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách và triển khai các biện pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế biển. Giới chuyên gia, học giả và giới hoạch định chính sách của Trung Quốc đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất liên quan chiến lược phát triển kinh tế biển của Bắc Kinh.

Giới chuyên gia, học giả Trung Quốc đưa ra một số nhận định về Chiến lược phát triển biển của Bắc Kinh

Phương Khắc Định, Cố vấn Trung tâm thông tin đất đai thuộc Bộ Tài nguyên: Trung Quốc là quốc gia thuộc cả đất liền và biển, nhưng quan hệ giữa lục địa và biển lại không cân bằng, lục địa lớn, biển nhỏ. Chiến lược biển của Trung Quốc gặp nhiều trở ngại về điều kiện tự nhiên và xã hội, chúng ta cần hoạch định chiến lược phát triển biển bằng khái niệm “biển lớn”. “Biển lớn” có thể phân thành 5 cấp độ khác nhau: Một là lãnh hải và nội thủy, nghĩa là lãnh thổ biển; Hai là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cũng gọi là “tiền” lãnh thổ biển; Ba là vùng biên giới lãnh thổ biển; Bốn là vùng nước sâu chất lượng tốt cho quần thể ngư dân làm nghề đánh bắt cá biển; Năm là biển quốc tế và vùng đáy biển. Chức năng của biển ở 5 cấp độ nói trên không giống nhau. Trung Quốc không đi ra được vùng biển quốc tế là không phải nước lớn về biển, không xây dựng được các ngành nghề ở vùng biển sâu sẽ không thành được cường quốc biển.

 Trương Đăng Nghĩa, nguyên Cục trưởng Cục hải dương quốc gia:Mục đích chủ yếu trong hoạch định chiến lược biển và thực thi chiến lược biển là phát triển kinh tế biển. Hiện nay, chất lượng và hàm lượng kỹ thuật trong phát triển kinh tế biển chưa cao, nhiệm vụ chuyển đổi phương thức phát triển và điều chỉnh cơ cấu phát triển còn rất nặng nề. Nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong phát triển biển và tăng cường sáng tạo khoa học công nghệ về biển là một lối thoát hết sức quan trọng, vấn đề này đang bức xúc đòi hỏi phải mở rộng nghiên cứu khoa học biển và sáng tạo trong phát triển kỹ thuật biển. Trong nghiên cứu chiến lược phát triển biển cần phải thể hiện rõ hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ lợi ích biển, đảm bảo an ninh tuyến vận tải đường biển, đào tạo nhân tài trong lĩnh vực biển, đồng thời phải bám sát và phân tích cụ thể xu thế phát triển mới trong lĩnh vực biển, đi sâu nghiên cứu và nắm bắt chính xác những biểu hiện mới mang tính chiến lược của một số nước lớn về biển.

Tô Kỷ Lan, Viện sĩ Viện khoa học Trung Quốc:Việc triển khai công tác nghiên cứu biển trên thế giới tuy đã triển khai tương đối sớm nhưng ở Trung Quốc công tác này lâu nay lại không được coi trọng đúng mức, lực lượng nghiên cứu cũng không được chuẩn bị đầy đủ. Thiếu nhân lực và thiết bị, khó thích ứng được với yêu cầu trong tình hình phát triển biển trên thế giới.

Giữa biển và khí hậu có mối quan hệ hết sức mật thiết, Trung Quốc phải tích cực tham gia các dự án nghiên cứu biển quốc tế và biến đổi khí hậu. Các nguồn gen biển, khoáng sản, các hóa chất được tạo nên do kết hợp với nước cũng phải được triển khai nghiên cứu một cách tương ứng. Bố cục nghiên cứu cơ sở biển sâu cần quan tâm mục tiêu lâu dài, kế hoạch triển khai cần theo hướng vượt qua tầm nhìn trước mắt, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển. Việc thực thi kế hoạch nghiên cứu cần xem xét quan trắc hiện trường, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học liên ngành và nghiên cứu khoa học kỹ thuật cao, xây dựng mặt bằng thí nghiệm khoa học công nghệ chung về biển sâu, xây dựng kế hoạch quan trắc nghiên cứu biển sâu bền vững lâu dài.

 Vương Tông Lai, Ủy viên thường trực Hội luật biển Trung Quốc: Cần xem xét toàn diện và nhận thức đúng đắn giai đoạn phát triển hiện nay của Trung Quốc và tình hình quốc tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt, vừa phải bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển tự thân, vừa phải hội nhập với xu thế “hòa bình, phát triển, hợp tác” hiện nay của thế giới, phải kết hợp cả hai phương diện lớn nói trên trong quá trình phát triển, đồng thời cũng thể hiện sự thống nhất cao độ trong kết quả thực hiện. Hy vọng thông qua việc hoạch định và thực thi chiến lược phát triển biển sẽ thực sự có được ảnh hưởng lớn hơn về chính trị, có sức cạnh tranh mạnh hơn về mặt kinh tế, có được hình ảnh thân thiện hơn và có sức cảm hóa thuyết phục hơn về mặt đạo lý như yêu cầu Trung ương đã đề ra, góp phần lớn hơn trong việc bảo vệ hòa bình thế giới và thúc đẩy cùng phát triển.

Vương Hiệu Hiên, Viện trưởng Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân: Chiến lược phát triển biển cần chia thành hai mảng lớn là phát triển và an ninh. Hoạch định chiến lược nhất định phải xem xét vấn đề an ninh. Khi tình hình an ninh biển nghiêm trọng, hải quân là lực lượng chủ thể bảo vệ an ninh biển. Những năm gần đây tình hình phát triển hải quân Trung Quốc tuy có nhanh nhưng cũng tồn tại rất nhiều vấn đề, dù về số lượng hay chất lượng cũng đều còn khoảng cách lớn. Chỉ khi nào giải quyết được những vấn đề nói trên thì hải quân mới có thể đảm nhiệm hoàn toàn chức trách bảo vệ an ninh biển của đất nước.

 Hoàng Thạc Lâm, Phó hiệu trưởng Trường Đại học hải quân Thượng Hải: Việc nuôi trồng, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển và sử dụng một cách có hiệu quả cao nguồn tài nguyên sinh vật biển sẽ là một trong những cách lựa chọn tốt nhất để đảm bảo an ninh lương thực của thế giới và của Trung Quốc. Tỉ lệ sử dụng nguồn sinh vật biển quốc tế của Trung Quốc đang còn khoảng cách lớn so với hiện thực của một nước lớn về dân số và về ngư nghiệp như Trung Quốc hiện nay. Việc bảo vệ và tranh thủ lợi ích của Trung Quốc trong vùng biển quốc tế như thế nào, vấn đề này cần phải trở thành tiêu điểm quan tâm mật thiết của Trung Quốc hiện nay.

Muốn phát triển nghề cá của Trung Quốc ở vùng biển quốc tế, trước hết phải tăng cường mức độ thể hiện và quyền phát ngôn của Trung Quốc trong các tổ chức ngư nghiệp quốc tế và tổ chức ngư nghiệp khu vực, tích cực tham gia hoạt động trong các tổ chức nói trên, đồng thời tham gia hoạch định các quy tắc, chế độ; Thứ hai phải làm tốt công tác quản lý trong các dự án nghề cá ở biển quốc tế, bao gồm việc đăng ký tàu thuyền, cấp phép tác nghiệp ở biển quốc tế, thống kê số liệu, giám sát hoạt động của tàu cá, xử lý vi phạm…, mở rộng thể hiện hình ảnh nước lớn có trách nhiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực ngư nghiệp; Thứ ba là tích cực triển khai công tác nghiên cứu tích lũy số liệu kỹ thuật như điều tra tài nguyên nghề cá, thăm dò thu thập dữ liệu…; Thứ tư là phải thành lập trung tâm công trình nghề cá viễn dương của quốc gia, giải quyết vấn đề kỹ thuật then chốt trong nghề cá viễn dương; Năm là tăng cường nghiên cứu nguồn phù du thượng hạng ở Bắc cực, triển khai nghiên cứu trong các lĩnh vực quản lý quy chế quốc tế, đánh bắt các nguồn tài nguyên, công nghệ gia công, phương thức vận động thương mại trên thị trường…

 Tương Kiến Hải, nguyên Giám đốc Phân viện nghiên cứu hải dương, Viện khoa học Trung Quốc:Phương pháp xây dựng lộ trình phát triển sớm nhất đã được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Việc kết hợp mục tiêu phát triển với lộ trình phát triển là sách lược hết sức quan trọng để chỉ đạo sản xuất, cả trong nước và nước ngoài đều ứng dụng rộng rãi trên một số bình diện về chiến lược và chính sách phát triển. Quy hoạch và chiến lược phát triển từ thời kỳ “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” đến năm 2020 là đều sử dụng phương pháp xây dựng lộ trình để nghiên cứu, lộ trình chiến lược phát triển khoa học công nghệ biển đã hoàn thành, chính là một hình thức thử nghiệm hữu ích.

Lộ trình chiến lược phát triển khoa học công nghệ biển là lộ trình được nghiên cứu theo không gian ba chiều về phát triển kinh tế, vấn đề khoa học và nhu cầu xã hội, cố gắng kết hợp giữa xu thế phát triển khoa học biển và quy luật phát triển khoa học biển, tìm kiếm hướng đi khoa học trong phát triển biển trên cơ sở theo sát mũi nhọn ưu tiên phát triển của quốc gia và nhu cầu cấp bách của quốc gia. Xét từ nhu cầu chiến lược quốc gia thì trong mấy chục năm tới đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội sẽ phải đặt ra những đòi hỏi to lớn về biển, có thể học hỏi và kế thừa phương pháp xây dựng lộ trình, triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển biển theo góc độ đa chiều.

 Cao Chi Quốc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược phát triển biển, Cục hải dương quốc gia: Trung Quốc là nước lớn cả về đất liền và biển. Sau 40 năm cải cách mở cửa,Trung Quốc đã phát triển thành nước lớn kinh tế theo mô hình hướng ngoại có lợi ích biển rộng rãi. Nhu cầu nội tại và áp lực bên ngoài trong việc xây dựng thành cường quốc biển đang cùng tồn tại song song và sẽ còn tiếp tục tăng lên.  Việc “hoạch định và thực thi chiến lược phát triển biển” được đề ra trong Kiến nghị Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 Đảng Cộng sản Trung Quốc là lời hiệu triệu tiến quân toàn diện của Trung ương đảng trong sự nghiệp phát triển biển. Việc nghiên cứu và hoạch định chiến lược phát triển biển là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhiệm vụ hàng đầu của Trung Quốc hiện nay.      

Lưu Nam Lai, Giáo sư Viện nghiên cứu luật học, Học viện khoa học xã hội Trung Quốc: Việc hoạch định và thực thi chiến lược biển cần tính đến môi trường quốc tế và môi trường trong nước. Xét từ môi trường quốc tế, hiện nay sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc không ngừng tăng lên, ảnh hưởng chính trị trên thế giới cũng đang lên cao, lợi thế này đã tạo ra động lực mạnh mẽ để xây dựng chiến lược phát triển biển.

Xét môi trường trong nước, muốn nhanh chóng phát triển sẽ phải đặt ra nhiều nhu cầu hơn về tài nguyên biển, sẽ phải có môi trường biển tốt hơn, nhu cầu này sẽ đòi hỏi chúng ta phải biết sử dụng biển một cách hết sức có hiệu quả, đẩy mạnh hoạch định chiến lược biển. Nhưng muốn thực sự nâng vấn đề biển lên tầm cao của chiến lược quốc gia thì vấn đề này vẫn còn phải qua một quá trình. Trình độ phát triển kinh tế và trình độ khoa học công nghệ sẽ có những trở ngại nhất định trong việc thực thi chiến lược biển.

 Khúc Thám Trụ, Chủ nhiệm văn phòng khảo sát địa cực, Cục hải dương quốc gia:Một cường quốc biển không thể tự đóng chặt cửa, không chỉ thể hiện là cường quốc về quân sự, kinh tế mà cũng phải đi đầu trong tất cả các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, khoa học công nghệ, văn hóa, ý thức biển của toàn dân… Muốn xây dựng thành cường quốc biển phải thăng hoa lên đến đỉnh cao chiến lược của quốc gia để nhận thức và triển khai. Là nước lớn đang phát triển có trách nhiệm, Trung Quốc cần phải nhìn nhận quyền và lợi ích của mình từ góc nhìn toàn cầu, nhưng cũng phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế, đó cũng là một chỉ tiêu quan trọng để trở thành cường quốc biển. Xây dựng thành cường quốc biển là vấn đề chiến lược phát triển lâu dài, phải tính đến hai cục diện lớn trong nước và quốc tế. Chúng ta đã ngày càng nhận thức được tầm quan trọng và đóng góp của biển trong nền kinh tế quốc dân. Trong tiến trình phát triển sự nghiệp biển và xây dựng cường quốc biển, cần nghiên cứu đầy đủ và coi trọng vị trí và vai trò của Nam cực và Bắc cực.

 Kim Kiến Tài, Chủ nhiệm văn phòng Hiệp hội nghiên cứu phát triển tài nguyên khoáng sản biển Trung Quốc:“Đề cương quy hoạch phát triển sự nghiệp biển quốc gia” do Quốc vụ viện công bố đã xác lập mục tiêu phát triển cường quốc biển. Muốn xây dựng cường quốc biển phải đi ra biển, một nước không có khả năng đi ra biển cũng không thể gọi là cường quốc biển. Muốn có được ảnh hưởng và chủ đạo các công việc ở vùng biển quốc tế, cần phải đi đầu phát triển khoa học công nghệ biển sâu. Xây dựng xã hội khá giả sẽ thể hiện vai trò quan trọng về địa vị chiến lược ở khu vực biển quốc tế. Cách đây 20 năm Trung Quốc đã đề ra nhiệm vụ là phải xác định địa vị chiến lược biển của chúng ta từ góc độ chiến lược toàn cầu, chiến lược phát triển và chiến lược nước lớn. Nay Trung Quốc định vị chiến lược biển từ góc độ “chiến lược cường quốc”. Từ đó mục tiêu xác định về chiến lược biển cần phải bao quát được cả bốn phương diện là: Nâng cao dự trữ tài nguyên chiến lược quốc gia; Mở rộng không gian phát triển chiến lược quốc gia; Đẩy mạnh khoa học công nghệ biển sâu, đạt trình độ tiên tiến thế giới; Xác lập địa vị cường quốc trong các công việc ở vùng biển quốc tế.

 Dương Kim Sâm, nghiên cứu viên, Nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược phát triển biển, Cục hải dương quốc gia: Muốn phát triển sự nghiệp biển cần phải có chiến lược quốc gia. “Đề cương kế hoạch phát triển kinh tế biển toàn quốc” do Quốc vụ viện công bố năm 2003 đã đề ra mục tiêu chiến lược xây dựng cường quốc biển. Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ 5 khóa 17 đã đề ra nhiệm vụ “xây dựng và thực thi chiến lược phát triển biển”, điều này cho thấy vấn đề về chiến lược biển đã được đưa vào trong nghị trình quyết sách của trung ương, cũng là căn cứ quan trọng để nghiên cứu, hoạch định chiến lược phát triển biển.

Trong khi đó, một số chuyên gia Trung Quốc cũng đưa ra một số đánh giá về chiến lược an ninh biển của Bắc Kinh

Để triển khai tốt chiến lược an ninh biển, giới chuyên gia, học giả Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh cần:

Xử lý tốt quan hệ giữa quyền lực lục địa và quyền lực biến, lấy quyền lực lục địa làm điểm cơ sở, kiên đinh tăng cường và mở rộng quyền lực biển. Trung Quốc từng là nước bị hại do các nước lớn phương Tây theo đuổi quyền lực lục địa và quyền lực biến. Dưới sức ép của các nước lớn phương Tây, lãnh thổ của Trung Quốc đã bị chia cắt, chủ quyền và an ninh quốc gia có giai đoạn đã bị mất. Sau khi nước Trung Quốc mới thành lập, an ninh quốc gia vẫn phải chịu áp lực và đe doạ từ 2 hướng lục địa và biển. Xét về tổng thể, an ninh lục địa tất nhiên vẫn chiếm vi trí hàng đầu trong an ninh quốc gia, phát triển lực lượng lục địa vẫn là trọng điềm trong xây dựng lực lượng quân sự của Trung Quốc. Việc giải quyết vấn đề Đài Loan, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển, bảo vệ thương mại ngoài nước, khai thác biển và an ninh tuyến đường biển vận chuyển năng lượng và tài nguyên đã trở thành những vấn đề lớn mà an ninh quốc gia đang phải đối mặt. Những vấn đề này chủ yếu đến từ hướng biển, do đó tăng cường và mở rộng quyền lực biến là sự lựa chọn cho an ninh chiến lược quốc gia. Do đó đồng thời với việc lấy quyền lực lục địa làm điểm cơ sở của an ninh quốc gia, cần đặt quyền lực biển lên vi trí ưu tiên trong chiến lược an ninh quốc gia.

Việc Trung Quốc tăng cường và mở rộng quyền lực biển về bản chất khác với việc các nước phương Tây bành trướng thế lực và quyền lực biển. Thứ nhất, thể hiện của nó là việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển quốc gia, chứ không phải việc bành trướng quyền lực làm tổn hại tới lợi ích các nước khác. Thứ hai là quyền nghiên cứu khoa học, khai thác và tự do hàng hải được luật biển hiện đại cho phép. Quyền lợi này cùng hưởng chung với các nước khác, chứ không phải quyền khống chế và quyền quản lý biển loại trừ các nước khác trong khái niệm quyền lực biển của phương Tây. Thứ ba, lực lượng trên biển của Trung Quốc là để bảo vệ cái vốn có và lợi ích đạt được của các quyên lợi trên, sự phát triển của nó có giới hạn, chứ không phải dùng để uy hiếp trật tự biển vốn có và an ninh của các nước khác. Do đó, việc Trung Quốc tăng cường vả mở rộng quyền lực biển có đặc điểm tự vệ, hòa bình, hợp tác và có giới hạn.

Về thời gian chiến lược, xử lý tốt quan hệ giữa ngắn hạn và dài hạn, vừa quy hoạch thời kỳ cơ hội chiến lược, vừa hướng tới 50 năm, thậm chí 100 năm trong tương lai. Sau khi thành lập nước, Trung Quốc đã đề ra mục tiêu lâu dài phát triển hải quân, lựa chọn đúng đắn con đường xây dựng và phát triển hải quân. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau, lần lượt đưa ra phương châm chiến lược phòng ngự ven bờ và phòng ngự biển gần. Trong thế kỷ 21 , các giai đoạn phát triển của chiến lược an ninh biển Trung Quốc cần bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Về thời gian, thời kỳ cơ hội chiến lược 20 năm đầu thế kỷ 21 thuộc ngắn hạn, từ đó đến giữa thế kỷ 21 là trung hạn, nửa cuối thế kỷ 21 là dài hạn. Về mục tiêu, ngắn hạn: cơ bản hoàn thành thực hiện thống nhất tổ quốc, bảo vệ có hiệu quả chủ quyền trên biển và quyền lợi biển; trung hạn: bảo vệ có hiệu quả công tác khai thác biển và an ninh tuyến đường vận chuyển năng lượng và tài nguyên trên biển, cơ bản loại bỏ các mồi đe dọa đối với an ninh quốc gia đến từ hướng Thái Bình Dương, dài hạn: bảo vệ an ninh chủ quyền và quyên lợi biển của Trung Quốc, xây dựng lực lượng trên biển có thể bảo vệ có hiệu quả lợi ích đất nước và hòa bình thế giới.

Giai đoạn ngắn hạn, việc thực hiện chiến lược an ninh biển của Trung Quốc đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Việc giải quyết vấn đề Đài Loan là cánh cửa mà Trung Quốc phải vượt qua để thực hiện sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Do đó, đồng thời với việc tăng cường công tác trong các lĩnh vực chính tri, kinh tế, ngoại giao, Trung Quốc cần tiếp tục đẩy mạnh đâu tư xây dựng lực lượng trên biển, xây dựng lực lượng uy hiếp thiết thực vả có hiệu quả, khiến kè thù bên ngoái nhìn mà không dám tiên, làm cho thế lực chia cắt đất nước và thế lực xâm chiêm lãnh thổ, quyền lợi biển của Trung Quốc từ bỏ những hoang tưởng không thực tế. Trong đó, hải quân là lực lượng cốt lõi thực hiện chiến lược an ninh biển.

Trong giai đoạn trung hạn và dài hạn, Trung Quốc sẽ vươn lên vũ đài thế giới với thân phận là cường quốc thế giới và nước lớn về biển. Mục tiêu này vừa đòi hỏi phải quy hoạch từng giai đoạn phát triển trong chiến lược an ninh biển, vừa phải đòi hỏi bố trí tổng thể đối với sự phát triển các lĩnh vực chính tri, kinh tế, quân sự.

Về không gian chiến lược, xử lý tốt quan hệ giữa biển gần và biển xa, đồng thời với việc quan tâm an ninh biển gần, cố gắng bảo vệ và tìm kiếm quyền lợi và lợi ích biển xa. Biển gần của Trung Quốc là một khái niệm địa lý, chỉ Hoàng Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông; đồng thời còn là một khái niệm chiến lược, bao gồm việc phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất ở Thái Bình Dương từ Kyushu, Okinawa của Nhật Bản đến Đài Loan và quần đảo Philippines. Biển xa về địa lý là chỉ các đại dương về chiến lược là hướng Đông, phá vỡ chuỗi đảo thứ hai ở Thái Bình Dương từ quân đảo Osagawara, Sulfur của Nhật Bản đến quần đảo Mariana của Mỹ,  tiến vào rốn Thái Bình Dương; hướng Nam là bảo đảm an ninh vùng biển Ấn Độ Dương từ 35 vĩ độ Nam ở châu Phi về phía Bắc.

Lực lượng biển xa là sự phát triển vươn ra của lực lượng phòng ngự biển gần, là bộ phận cấu thành của lực lượng trên biển. Việc phát triển lực lượng biển xa không thể tránh khỏi  xảy ra mâu thuẫn với các nước lớn hoặc với lợi ích địa chính trị của các nước liên quan khác, xung đột với vùng đệm chiến lược của các nước lớn được hình thành trong nhiều năm. Gìn giữ hoà bình mà không tìm kiếm bá quyền, phát triển lực lượng có giới hạn chứ không xây dựng lực lượng ưu thế vì nhu cầu bảo vệ lợi ích, tôn trọng trật tự biển hiện có chứ không phá vỡ trật tự, chủ trương hợp tác chứ không độc chiếm là cọn đường để TQ vừa có thể bảo đảm được quyền lợi biển, vừa có thể tránh xảy ra đối kháng mang tính căn bản với các nước lớn về biển.

Xử lý tốt quan hệ giữa việc duy trì cân bằng lực lượng khu vực và xác lập lại cân bằng lực lượng. Kết cấu cân bằng lực lượng tồn tại nhiều năm ở Đông Á đã và sẽ tiếp tục bị gây xáo trộn. Khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có khả năng gây ra cuộc chạy đua hạt nhân ở khu vực Đông Bắc Á, phá vỡ cân bằng lực lượng hạt nhân vốn có ở khu vực. Nhật Bản phát triển thành nước lớn về quân sự, phát triển lực lượng trên biển ra hướng biển Hoa Đông, phá vỡ so sánh lực lượng ở biển Hoa Đông. Trọng tâm chiến lược của Mỹ dịch Tây, có ý đồ một lần nữa mở rộng tuyến đầu chiến lược từ biển lên lục địa. Ở Biển Đông, các nước đã giành được lợi ích muốn thông qua việc phá vỡ cân bằng lực lượng ở Biển Đông để giành lợi ích. Đồng thời, việc các nước lớn phương Tây suy yếu và sự lớn mạnh của các nước mới nổi là không thể tránh khỏi. Xu thế của cục diện thế giới đa cực là không thế ngăn cản. An ninh và phát triển của TQ cần một môi trường bên ngoài tương đối ôn định, càng cẩn phải bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Để thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước, thuận theo xu thế phát triển và thay đổi của kết cấu lực lượng khu vực Đông á, việc không thể không phá vỡ kết cấu lực lượng khu vực Đông Á trong thời điểm đã xác định cảng trở thành sự lựa chọn chiến lược không thể né tránh.

Thực tiễn cho thấy, khi kết cấu lực lượng thay đổi thường kéo theo hợp tác và đối kháng, sự phân hoá hoặc sắp xếp lại lực lượng. Khủng hoảng đột xuất hoặc xung đột quân sự có thể không tránh được. Lịch sử được mờ ra do ngẫu nhiên, chiến tranh là lĩnh vực có thể phát huy tác dựng nhất mang tính ngẫu nhiên. Đối với biển gần và biển xa, việc ngăn ngừa và ứng phó với khủng hoảng đột xuất và xung đột quân sự luôn là chủ đề mà chiến lược an ninh biển không thể né tránh.

Xử lý tốt mối quan hệ giữa phòng ngự và tấn công, trong trạng thái phòng ngự tổng thể triển khai thế tấn công, cần thể hiện sức mạnh: Trong phát triển trang bị vũ khí, không triển khai chạy đua vũ trang với các nước lớn về biển, mà là phát triển vũ khí tần công có khả năng đánh thắng cục bộ và khả năng tấn công lần thứ hai. Về !ựa chọn chiến trường, không đối kháng toàn diện và quyết đấu với đối phương, triển khai hành động theo phương pháp và chiến trường do mình lựa chọn. Về lựa chọn phương pháp, phát huy truyền thống tốt đẹp của chiến tranh nhân dân, đồng thời với việc tăng cường an ninh quốc phòng biển, cần lợi dụng tiềm lực và khả năng trên biển của xã hội và nhân dân, triển khai hành động phi quân sự để phối hợp với hành động quân sự.

RELATED ARTICLES

Tin mới