Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐiểm tinLiệu Mỹ có “bắt nạt” TQ khi yêu cầu dẫn độ Giám...

Liệu Mỹ có “bắt nạt” TQ khi yêu cầu dẫn độ Giám đốc Huawei?

Xung quanh chuyện ồn ào khi bắt giám đốc Huawei, Bắc Kinh cho rằng việc Washington quyết định dẫn độ Mạnh Vãn Chu là “lạm dụng” quy định và Mỹ nên sớm khắc phục sai lầm. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đề cập tới vụ bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, bà đã lớn tiếng cho rằng:”Trung Quốc sẽ hành động nhằm đáp trả các biện pháp Mỹ đưa ra. Ai cũng phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Cả Mỹ và Canada nên nhận thức được mức độ nghiêm trọng của sự việc và thực hiện các bước khắc phục sai lầm”,.

Tuyên bố của Trung Quốc đưa ra sau khi Đại sứ Canada tại Mỹ tiết lộ Washington sắp nộp yêu cầu dẫn độ bà Mạnh cho Ottawa. Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng quyết định này lạm dụng hiệp ước dẫn độ và kêu gọi Mỹ rút lại ý định.

Mạnh Vãn Chu, con gái người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị bắt hồi tháng 12/2018 tại thành phố Vancouver, Canada theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc lừa dối các ngân hàng quốc tế, vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Trung Quốc sau đó bắt hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp và xử tử hình một công dân phạm tội buôn ma túy, động thái được cho là để trả đũa.

Đại sứ Canada bày tỏ sự tức giận trước tình trạng các công dân Canada “bị trừng phạt”, đồng thời cho biết Mỹ đánh giá cao cam kết tôn trọng hiệp ước dẫn độ của Canada. Ông nói thêm rằng Washington đảm bảo tiếp tục gây sức ép lên Bắc Kinh để nước này trả tự do cho hai công dân Canada. 

Phiên tòa tiếp theo của bà Mạnh diễn ra vào ngày 6/2 nhằm quyết định thời điểm xét xử việc dẫn độ. Nếu Mỹ nộp yêu cầu dẫn độ, Bộ Tư pháp Canada sẽ có 30 ngày để xem xét thông qua hay không. Bà Mạnh có quyền kháng cáo và đề nghị xem xét lại quyết định.  

Trong khi đó, Huawei cho biết đã nắm được thông tin và đang theo dõi chặt chẽ tình hình. “Huawei tuân thủ tất cả luật pháp và quy định hiện hành tại các quốc gia và vùng lãnh thổ mà chúng tôi hoạt động, bao gồm luật quản lý xuất khẩu và lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Mỹ và EU. Chúng tôi tin hệ thống pháp lý của Canada và Mỹ sẽ đưa ra kết luận chính xác”, thông báo của tập đoàn cho hay.

Ngay lập tức, bà Thái Anh Văn đã tuyên bố, mô hình “một quốc gia hai chế độ” mà Trung Quốc đề xuất không phù hợp với Đài Loan. Theo ông Trưởng khoa Quan hệ quốc tế Đại học Đài Loan, phát biểu của ông Tập Cận Bình như ném một chiếc phao cho bà Thái Anh Văn đúng lúc cần nhất.

Tiến sĩ Thái Anh Văn đã phải chịu áp lực rất lớn từ các nhân vật cứng rắn trong Đảng Dân chủ tiến bộ cầm quyền, kể từ thất bại trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 11 năm ngoái, lý do được cho là thành tích kém cỏi của bộ máy cầm quyền.

Theo New York Times, Tiến sĩ Thái Anh Văn đã chớp cơ hội thể hiện thái độ rõ ràng, dứt khoát với những phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, khác hẳn phong cách thận trọng thường ngày của bà khi phản ứng về mối quan hệ giữa hai bờ eo biển. Bà Thái Anh Văn nói rằng: “Dân chủ là giá trị và lẽ sống mà nhân dân Đài Loan trân quý. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hãy dũng cảm tiến bước lên dân chủ”.

Đại đa số dân chúng Đài Loan muốn duy trì sự độc lập trên thực tế như hiện nay, nhưng không muốn có tuyên bố chính thức nào để tạo cớ cho Trung Quốc sử dụng vũ lực. Nhưng đồng thời, dân chúng Đài Loan cũng có khuynh hướng phản đối bất kỳ sự uy hiếp nào từ Bắc Kinh, nên phản ứng của bà Thái Anh Văn trước đe dọa từ ông Tập Cận Bình đã khiến nhiều người Đài Loan nhìn vị lãnh đạo của mình với ánh mắt khác.

Giữa 2 bờ eo biển về nguyên tắc “một Trung Quốc, tùy cách hiểu mỗi bên” chẳng liên quan gì đến mô hình “một nước hai chế độ” mà ông Tập Cận Bình đề cập. Thật là vớ vẩn!

RELATED ARTICLES

Tin mới