Friday, March 29, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ hoạt động tình báo như thế nào? (Kỳ 1)

TQ hoạt động tình báo như thế nào? (Kỳ 1)

 Đối với nghề gián điệp thì các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các cơ quan tình báo Trung Quốc chẳng có gì mới mẻ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vận dụng các kiểu mẫu này một cách độc đáo. 

Để thu thập tin tức tình báo, Bộ An ninh Quốc gia tuyển dụng một số lượng các công dân Trung Quốc sống ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài. Các quan chức phản gián cao cấp Mỹ đã so sánh kỹ thuật tình báo kinh điển của Liên Xô thấy rằng nước này sử dụng rất ít người để thu thập tin tức, còn với Trung Quốc thì lại khác. Phương thức hoạt động của Trung Quốc đặt ra khá nhiều vấn đề cho các cơ quan hành pháp Mỹ.

Harry Godfey III, Giám đốc cơ quan phản gián FBI Mỹ nói: “Bạn thấy đấy, với các mục tiêu nhắm tới, họ đã kiếm chác thu lượm một cách riêng rẽ, gặm nhấm dần dần lúc này, lúc khác và bạn không có chứng cứ rõ ràng để nói rằng chúng ta phải tố cáo những vụ gián điệp này.”

Hầu hết các hoạt động thu thập tin tức của Trung Quốc không có gì tinh vi, phức tạp, nhưng những yếu điểm này đã được bù đắp bằng số lượng đông đảo của các điệp viên. Để tiến hành các hoạt động gián điệp tại Hoa Kỳ, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã ném vào chiến trường này:

– 1.500 các nhà ngoại giao và cán bộ thương vụ.

– 70 cơ sở văn phòng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

– 15.000 sinh viên Trung Quốc tới Mỹ hàng năm.

– 10.000 khách du lịch trong 2.700 đoàn hàng năm.

– Một cộng đồng người Hoa đông đảo.

Trong những năm gần đây, các hoạt động thu thập tin tức bí mật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở Hoa Kỳ đạt được một số cao điểm là khoảng 50% số vụ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ kiểm tra hàng năm ở bờ biển phía Tây có liên quan tới Trung Quốc. Con số này rất có ý nghĩa khi kiểm tra những sổ sách thống kê của đơn vị tăng cường kiểm tra xuất khẩu, thuộc Vụ Bảo vệ nội vụ, Bộ Tư pháp và được xuất bản trong cuốn “Những trường hợp kiểm tra xuất khẩu đáng lưu ý” từ 1-1981 đến 5-1992.

Những con số thống kê của cuốn sách này đã chỉ ra rằng chỉ 6% của 272 trường hợp đáng chú ý có liên quan tới Trung Quốc và 62,5% của các trường hợp này xảy ra ở bờ biển phía Tây. Hơn nữa, 13,4% những vụ đã xảy ra được liệt kê trong cuốn “Những trường hợp cưỡng chế xuất khẩu”, từ cuối tháng 1/1986 đến 31/3/1993 đều có liên quan đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Phần lớn những cố gắng của gián điệp Trung Quốc tại các nước công nghiệp phát triển là nhằm vào việc lấy trộm kỹ thuật loại trung bình mà các nước này chưa cho phép xuất khẩu. Song những thứ mà tình báo Trung Quốc tìm kiếm được một cách bất hợp pháp này đã ít được các cơ quan bảo vệ luật pháp và tòa án (như Cơ quan công tố cũng như Tòa án bang và liên bang) chú ý bằng các vụ mất cắp công nghệ quốc gia. Do đó các hoạt động thu thập tình báo công nghệ – kỹ thuật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã diễn ra tương đối suôn sẻ, ít gặp cản trở.

Qua việc phân tích trên máy điện toán các hoạt vụ đánh cắp công nghệ đã bị vạch trần trên đất Mỹ khiến ta nhận ra 3 kiểu hoạt động cơ bản của họ.

Thứ nhất: Người cộng tác được tuyển chọn ngay tại Trung Quốc yêu cầu người này giành lấy kỹ thuật công nghệ trong mục tiêu khi ra nước ngoài.

Thứ hai: Các công ty nhà nước Trung Quốc mua thẳng của các công ty Mỹ những loại kỹ thuật công nghệ mà Trung Quốc đang tìm kiếm. Trong làng tình báo người ta gọi kiểu này là hành động táo bạo và liều lĩnh.

Thứ ba: Đây là kiểu hoạt động phổ biến nhất. Trang thiết bị kỹ thuật cao cấp được các điệp viên mua thẳng ở Hongkong.

Phương pháp hữu hiệu nhất của Trung Quốc trong việc tìm kiếm công nghệ tiên tiến của nước ngoài là gửi các nhà khoa học đi ra nước ngoài theo các chương trình trao đổi kỹ thuật. Mỗi năm có hàng ngàn công dân Trung Quốc đến Mỹ để buôn bán, hợp tác khoa học và những chuyện tương tự. Thủ tục khai thác tình báo công khai là để những người đi về khai báo tình hình để xem liệu có tin tức gì hữu ích qua quá trình quan sát hay không.

Song Bộ An ninh quốc gia cũng như cơ quan tình báo quân sự đã khai thác mạnh hơn qua những cơ hội này bằng cách tuyển mộ một số trong những người ra đi để thực hiện những hoạt vụ đặc biệt cho họ. Thường thì những người ra đi được giao nhiệm vụ thư từ hoặc thu thập tin tức.

Phương pháp thu tin bí mật này trở nên công khai tại Hoa Kỳ vào ngày 29/9/1988 này Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho nổ quả bom hạt nhân đầu tiên của mình. Theo điều tra của FBI sau đó cho biết, công nghệ dùng để chế tạo thiết bị này không phải của Trung Quốc mà kiếm từ phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở Livemore, California.

Vào những năm giữa thập kỷ 80, việc bảo vệ phòng thí nghiệm này khá sao nhãng, lỏng lẻo khi mà có khá nhiều đoàn – trong đó có cả đoàn được gọi là các nhà khoa học Trung Quốc – tới thăm mà không có việc kiểm tra theo dõi thỏa đáng. Bản điều trần của FBI đã khẳng định có mấy nhà khoa học Trung Quốc hoặc có quan hệ chặt chẽ với Bộ An ninh quốc gia, hoặc chính họ là các sỹ quan tình báo. Bộ An ninh quốc gia rất dễ dàng tuyển dụng điệp viên tại Lawrence Livermore trong thời gian đến thăm nơi này.

Quá trình thu tin qua các chuyến đi của các nhà khoa học hoặc các nhà thương mại chính là phương thức gián điệp cấp thấp. Song qua vụ Lawrence Livermore cho thấy phương thức này cũng rất hữu hiệu nên làm kiểu khác khó lòng thắng lợi. Hơn nữa, sự hiện diện của các sỹ quan tình báo trong các chương trình trao đổi khoa học kỹ thuật còn có nhiều mục đích khác nữa.

1/ Thu thập xác minh tiểu sử một người nào đó được coi là cần cho thu tin tình báo và người này sẽ là mục tiêu tuyển chọn.

2/ Thu thập tin tức về chính phủ nước nhà, cũng như về kế hoạch trang thiết bị công nghiệp nước này.

3/ Kiểm tra, giám sát hoạt động của Hoa Kiều trong công tác đảm bảo an ninh, cũng như sự quan tâm, theo dõi của cơ quan phản gián.

Sự khác biệt giữa sỹ quan tình báo chuyên nghiệp và cộng tác viên thường dễ nhận ra. Những sỹ quan tình báo thường kém hiểu biết về kỹ thuật trong mục tiêu tìm kiếm, trong khi một cộng tác viên lại chẳng có mấy kỹ xảo thu thập tin tức bí mật.

Ví dụ, tại một hội chợ thương mại ở Paris, những tình báo viên quân sự đã theo dõi các đoàn viên của một phái đoàn các nhà khoa học Trung Quốc đang thận trọng nhúng những ca-vát của họ vào một bình dựng dung dịch rửa ảnh do hãng AGFA Đức sản xuất. Mục tiêu của hoạt động gián điệp vụng về này là sau đó các nhà phân tích tình báo nhận được mẫu vật về thuốc rửa ảnh.

Các hoạt động tình báo kỹ thuật bằng việc gửi các đoàn khoa học và thương mại ra ngoài là không hạn chế. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tìm cách để mua kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến của các công ty Hoa Kỳ, trong khi những thứ này không được phép chuyển nhượng ra ngoài.

Tháng 2-1990, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia, Hoa Kỳ đã thông báo cho các công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật hàng không Trung Hoa (CATIC) phải tách khỏi công ty cổ phần chế tạo máy Mamco, một công ty sản xuất linh kiện máy bay ở Seattle.

Chính quyền Bush đã giải thích công khai rằng CATIC đã có một “lịch sử hiềm nghi”, đã tìm kiếm công nghệ hàng không để cung cấp cho lực lượng không quân quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc những khả năng tiếp dầu trên không. Các nhà chức trách bị bối rối hơn khi nghĩ rằng công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật hàng không Trung Hoa đã sử dụng Mamco như một đội xung kích để thâm nhập vào lĩnh vực công nghệ bảo mật nhiều triển vọng hơn.

Không thể gắn thẳng việc mua hàng của Mamco với Bộ An ninh quốc gia khi mà hoạt động của cơ quan này đặt trên cơ sở những nguồn tin đã được công bố. Tuy nhiên, cơ quan tình báo Trung Quốc đã xác định rằng, những ưu tiên trên trong việc thu tin là nhằm đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của chính phủ và của giới quân sự. Để tránh phải có những cố gắng gấp bội, họ phải thường xuyên nắm vững những hoạt động thu thập tin tức đang diễn ra.

Vì vậy, sẽ là điều không thể hiểu được nếu có chuyện mua kỹ thuật – công nghệ cao của công ty nước ngoài với quy mô hoạt động rộng lớn, với những tiềm năng tình báo quan trọng mà lại không có sự hiểu biết và chấp thuận của Bộ An ninh quốc gia.

Điều cần thiết là phải tiến hành nghiên cứu lịch sử của công ty và những tiềm năng có thể cung cấp được những nguồn tin quý giá mà không thể kiếm được từ các nơi khác.

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới