Saturday, April 20, 2024
Trang chủĐàm luậnTrung Quốc hoạt động tình báo như thế nào ? (Kỳ 2)

Trung Quốc hoạt động tình báo như thế nào ? (Kỳ 2)

Các hoạt động tình báo trên phạm vi rộng lớn như thế này tất yếu phải gắn bó với các cơ quan quốc phòng, bởi những đòi hỏi kiến thức khoa học kỹ thuật cao của chúng. 

Ví dụ, những ý định của công ty xuất nhập khẩu công nghệ hàng không Trung Hoa định mua công nghệ của hãng Mamco chắc chắn có dính líu tới Ủy ban Khoa học kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng (COSTIND). Nhiệm vụ hàng đầu của Ủy ban này là giám sát công cuộc nghiên cứu, phát triển vũ khí và phối hợp giữa các tổ hợp công nghiệp quân sự với các ngành công nghiệp dân dụng.
Việc giành được bí mật khoa học kỹ thuật bằng cách tiến hành mua bán với một công ty lớn của Mỹ là rất hiếm hoi so với các hoạt động tình báo thường trực của Bộ An ninh quốc gia tìm kiếm công nghệ còn đang bảo mật bằng những biện pháp tinh vi và bí mật. Những biện pháp hữu hiệu nhất để đánh cắp những kỹ thuật ở nước ngoài có vẻ là việc sử dụng những điệp viên tuyển dụng ở Hongkong.

Điểm lại một số trường hợp đã công bố về những vụ đánh cắp kỹ thuật cao cho thấy ở đây có cùng một điểm hành động. Một điệp viên sau khi được tuyển dụng đã thành lập một công ty ở Hongkong. Trên thực tế, công ty này trong khu xúc tiến các hoạt động kinh doanh công nghệ bất hợp pháp sẽ xen vào các hoạt động mua, nhập vào kỹ thuật công nghệ bất hợp pháp.

Điệp viên tìm cách tiếp cận vài ba công ty của Mỹ và tìm cách mua về những trang thiết bị kỹ thuật cao cấp còn cấm xuất khẩu. Họ tiến hành theo các kiểu như công khai đứng ra mua sắm hoặc mua sẵm qua điện thoại hoặc qua fax (việc mua sắm qua điện thoại và qua fax này các điệp viên được an toàn hơn). Các nguồn bổ sung, thay thế trong phạm vi quốc gia trong mục tiêu thường được dùng để làm dễ dàng cho việc mua hàng và chở hàng.

Phương pháp hoạt động này đã được một nhà buôn người Hongkong tên là Da Chuan Zheng vận dụng vào tháng 2/1984. Trong khi đang đánh cắp và vận chuyển những rada, những thiết bị theo dõi điện tử tiên tiến để đưa về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Zheng và đồng bọn là Kuang Shin Lin, David Tsai, Kwong Allen Yeung và Jing Li Zhang đã bị nhân viên hải quan Mỹ bắt.

Lin đã huyênh hoang với các sỹ quan dấu mặt rằng hắn đã mua trên 25 triệu đô la trang thiết bị kỹ thuật cao cấp cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Andrew K.Ruotolo, công tố viên liên bang thụ lý vụ này, đã phát hiện Zhang và đồng bọn đã có những cuộc tiếp xúc khác nữa ở Masachusettes, Virginia và California để tìm kiếm nguyên vật liệu tương tự.

Trường hợp của Zhang không phải là cá biệt. Trong những năm gần đây, báo chí đã đăng tải nhiều trường hợp tương tự. Ví dụ như từ 2/1983 đến 3/1984, Bernardus J.Smit ở cửa hàng Berkeley thuộc công ty kiểm tra kép (Dual System Control Corp), đã bán ra từ Mỹ qua ngả Hongkong cho Trung Quốc một cách bất hợp pháp 70 máy vi tính vi phạm luật kiểm tra xuất khẩu.

Một trường hợp khác là việc bán ra một cách bất hợp pháp nhiều máy tính điện tử từ Mỹ qua tay một người trung gian Hongkong tên là Hon Kwan Yu với danh nghĩa công ty TNHH Seed. Điều lý thú là cả hai công ty này ở cùng một địa chỉ: Tầng 7, cao ốc Cheung Kong, số 661 đại lộ Vương Tử, mũi Bắc Hongkong.

Việc kiên trì sử dụng Hongkong làm địa điểm chuyển tiếp có ý nghĩa đặc biệt vì ở đây sẽ nhận ra kiểu cách hoạt động. Ví dụ như tháng 3/1992, phòng Thương mại Mỹ có một danh sách lên tới 33 công ty ở Hongkong bị khước từ việc xuất khẩu tối thiểu chuyển nhượng bất hợp pháp công nghệ cao cấp cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Việc phòng thương mại tiến hành kiểm tra các đơn hàng bị khước từ đã chứng thực rằng thường có hai hoặc nhiều công ty ở Hongkong có cùng một địa chỉ. Việc này cho thấy có vẻ nhiều công ty cùng có một tên gọi và có thể được dùng làm vỏ bọc cho các hoạt động tình báo.

Đặc điểm của các hoạt động tình báo kỹ thuật của Bộ An ninh quốc gia là các điệp viên được tuyển dụng thường được giữ chữ tín với các bạn hàng Mỹ với mục tiêu cuối cùng là phải có được sản phẩm cần có. Qua đó, người ta có thể quy hoạch cho hoặc là có khả năng hoạt động của tình báo Trung Quốc còn yếu kém ở Hongkong, người Trung Quốc quan niệm rằng mọi thứ trên đời có thể đem ra mua bán giao dịch được.

Trên thực tế, sau khi xem xét kỹ những trường hợp này đã để lại ấn tượng đậm nét là các thương gia Trung Quốc coi việc chuyển nhượng bất hợp pháp công nghệ cao này không phải mà một tội lỗi mà chỉ là một dịch vụ kinh doanh đơn thuần. Những khoản tiền phạt nhẹ và thời gian ngồi tù do các tòa án Mỹ phán quyết cho thái độ này.

Trong những trường hợp khi hoạt động được tiến hành bằng phương thức bí mật đích thực thì tờ khai ở phòng thương mại sẽ có những chỉ dẫn về ý đồ cho việc tìm kiếm công nghệ một cách bất hợp pháp, một số tờ khớp với phương pháp hoạt động của Bộ An ninh quốc gia.

1. Khách hàng hoặc người đại lý mua hàng hết sức miễn cưỡng, không muốn đề cập đến mục đích sử dụng sản phẩm.

2. Khi tới thời hạn thanh toán, người mua đề nghị được trả bằng tiền mặt cho mặt hàng đắt giá nhất.

3. Khách hàng thường khước từ những dịch vụ thường cần tới lắp ráp, đào tạo cán bộ hoặc bảo hành.

4. Trên vận đơn của hãng tàu vận tải hàng hóa thường được ghi như là sản phẩm của nơi đưa tới.

5. Khi bị vặn hỏi, người mua thường sẽ lảng tránh, nhất là khi bị hỏi liệu hàng mua về này có đem tái xuất khẩu hay không?

Trong quá trình tìm kiếm, kỹ thuật cao luôn là một ưu tiên hàng đầu của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, song nó không phải là mục tiêu duy nhất trong hoạt động bí mật của Bộ An ninh quốc gia ở nước ngoài. Bộ này đã hết sức quan tâm tới việc thâm nhập vào các cơ quan của chính phru Mỹ và các tổ chức bất đồng chính kiến của người Hoa.

Có lẽ trường hợp ồn ào nhất và tai tiếng nhất mà tình báo Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ là trường hợp của Larry Wu – tai Chin (Jin Wudai) – một cựu chuyên gia phân tích tin tình báo của CIA.

Chin đã làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1944 đến năm 1981. Hơn ba mươi năm đó, ông ta là chuyên gia về Hoa ngữ và phân tích tin cho CIA. Đến tháng 11 năm 1985, Chin đã bị truy tố về 6 vụ gián điệp và 11 khoản trốn lậu thuế thu nhập. Cơ quan tình báo Trung Quốc đã tuyển mộ Chin năm 1944 khi ông ta đang làm việc cho Phòng liên lạc của quân đội Mỹ ở Fuzhou Trung Quốc.

Từ năm 1945 đến năm 1952, ông làm phiên dịch cho lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thượng Hải và Hongkong và thông dịch viên cho quân đội Mỹ ở Triều Tiên trong công việc khai thác tù binh. Sau 1952, ông được điều về Cục phát thanh đối ngoại của CIA ở Okinawa (từ 1952 – 1961), Santa Rosa, California (từ 1961 – 1971) và Rosslyn, Virginia (từ 1971 – 1981).

Trong quá trình gần 40 năm hoạt động gián điệp, Chin đã cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hàng loạt tin tức về nhu cầu tình báo của Mỹ và những chính sách đối ngoại trực tiếp liên quan đến Trung Quốc, cũng như tiểu sử của ít nhất là một cộng tác của CIA, ông Victoria Loo.

Trong một ví dụ đặc biệt, Chin thú nhận là đã chuyển cho Bắc Kinh một văn kiện cơ mật vào tháng 10 năm 1970 xác định mong muốn của Tổng thống Nixon kiến lập quan hệ với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Do đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã biết rõ những mục tiêu, những ý định của Nixon trước lúc bước vào các cuộc thương lượng ngoại giao.

Việc này đã giúp cho Trung Quốc thay đổi các chính sách đối nội và đối ngoại của mình (như hạ bớt cường độ chống Mỹ, thay đổi giọng điệu của báo chí) nhằm gặt hái lấy những lợi ích chính trị to lớn.

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới