Thursday, April 18, 2024
Trang chủĐàm luậnTrung Quốc hoạt động tình báo như thế nào? (Kỳ 5)

Trung Quốc hoạt động tình báo như thế nào? (Kỳ 5)

Những sinh viên Trung Quốc đang ở nước ngoài và những người bất động chính kiến ở Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ đã thường xuyên lên tiếng về việc các nhân viên sứ quán và lãnh sự quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quấy rối, đe dọa và theo dõi họ.

Một mục tiêu ưu tiên cao khác của Bộ An ninh quốc gia là theo dõi, kiểm soát các nhóm người Hoa bất đồng chính kiến mà phần lớn các nhóm này được thành lập khi xảy ra sự kiện tại Quảng trường Thiên An Môn tháng 6/1989. Những sinh viên Trung Quốc đang ở nước ngoài và những người bất động chính kiến ở Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ đã thường xuyên lên tiếng về việc các nhân viên sứ quán và lãnh sự quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quấy rối, đe dọa và theo dõi họ. Có những chứng cứ đáng tin nói rằng chính phủ Trung Quốc đã đề xướng một chiến dịch giám sát và quấy rầy ở hai mức độ là công khai và dấu mặt. Về phần mình, Bộ An ninh quốc gia đã tích cực thâm nhập vào các nhóm dân chủ bất đồng chính kiến. Nhiều ủy viên cao cấp của Liên đoàn quốc tế, các học giả và sinh viên Trung Quốc ở Washington đã cho rằng một số lượng lớn các điệp viên của Bộ An ninh quốc gia đã xâm nhập vào trong số các lãnh tụ bất đồng chính kiến sau sự kiện Thiên An Môn.

Những kĩ xảo thâm nhập bí mật vào các tổ chức sinh viên và những người bất động chính kiến của Bộ Anh ninh quốc gia đã bị vạch trần tháng 6 năm 1989 khi một đại biểu tham gia Hội nghị của Liên Minh dân chủ Trung Hoa tổ chức ở California đã công khai tuyên bố rằng ông ta vốn là một điệp viên của Bộ An ninh quốc gia và nay đã cắt đứt quan hệ với cơ quan này. Shao Huaquiamh đã được các sĩ quan cấp tỉnh của Bộ An ninh quốc gia coi như cái giá phải trả cho một chuyến đi nước ngoài. Shao đã được yêu cầu là phải thâm nhập được vào tổ chức của Liên minh và dò tìm các chứng cứ về quan hệ tài chính của Liên minh với Đài Loan.

Các luật sư của phong trào dân chủ tin rằng vẫn còn có điệp viên của Bộ An ninh quốc gia bên trong tổ chức của họ và con số về các vụ phá hoại đã khẳng định giải thuyết này. Ví dụ, các xe buýt chở những thành viên của phong trào dân chủ trên đường từ Boston va New York về Washington tham gia biểu tình đã bị rạch lốp. Danh sách liệt kê thành viên của phong trào đã bị lấy trộm và một số thành viên đã nhận được những bức thư nặc danh (thường gửi kèm một viên đạn AK-47) và những cú điện thoại cảnh cáo. Giống như vụ Saho Huaqiang trình bày thì các hoạt động phá hoại ngầm kiểu này là nằm trong các mục tiêu tình báo mà các điệp viên cấp thấp của Bộ An ninh quốc gia đã tuyển mộ để chuyên trị phong trào của những người bất đồng chính kiến.

Ở mức độ công khai hơn nữa, đó là việc gia tăng áp lực đối với những người Trung quốc bất đồng chính kiến chủ yếu là thông qua những người trong gia đình của họ đang ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tại diễn đàn Đại hội các lãnh tụ sinh viên bất đồng chính kiến đã khai báo về việc chính quyền Trung Quốc đã kiểm tra thư từ bưu kiện của họ và công an đã đe dọa người trong gia đình họ như thế nào. Thực chất của những câu chuyện này là giống nhau. Những lá thư sinh viên Trung Quốc từ nước ngoài gửi về đều bị công an bóc xem hoặc thu giữ. Giả dụ nội dung của lá thư nào đó bị coi là có nguy hoại cho đất nước thì người nhà lập tức bị triệu đến và yêu cầu giải thích. Họ bị đe dọa mất việc làm và yêu cầu họ phải bảo sinh viên này thôi không can dự vào các hoạt động chống đối. Sự thật là các gia đình này phải nghe theo chỉ thị của công an chứ không phải Bộ An ninh quốc gia. Điều này cho thấy hai cơ quan này có những giới hạn pháp lí riêng biệt và chúng đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công việc.

Tựa như một tổ chức tế bào của Đảng cộng sản, cơ quan chỉ đạo chính trị pháp luật chịu trách nhiệm phối hợp công cuộc trấn áp các lực lượng bất đồng chính kiến và các hoạt động phản gián khác ở Trung Quốc. Bộ Công an đảm nhận một số trách nhiệm về thanh tra phản gián trên cơ sở các cuộc đấu tranh nội bộ trong giới hạn quan liêu và thực tế nó tiêu biểu cho quyền lực ở cấp thấp. Các cơ quan cấp tỉnh báo cáo sự việc lên hoặc Bộ Công an, Bộ An ninh quốc gia báo cáo đi đâu thì một là phụ thuộc vào diễn biến của sự việc có sự khuyến dụ của cấp Đảng, hai là phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế, quân sự cần tới để giải quyết.

Cùng với việc đe dọa những người trong gia đình là những quấy rầy công khai những người bất đồng chính kiến, bao gồm việc ra hạn visa, cấp hộ chiếu và cắt các khoản học bổng. Với chính phủ, những biện pháp này là cần thiết nếu họ cảm thấy những người bất động chính kiến ở nước ngoài đang uy hiếp họ. Những chiến dịch quấy rầy công khai ở Mỹ là do các cán bộ phòng giáo dục trong sứ quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tiến hành đã lộ sự yếu kém trong ý đồ muốn kiểm soát các hoạt động chống đối ở đây. Cán bộ sứ quán thường hay dò hỏi sinh viên về tình hình của phong trào dân chủ và khi họ đã xác định ai là lãnh tụ, họ liền cắt đứt các trợ giúp về kinh tế, không cho gia hạn visa và cảnh cáo trong tương lai sẽ không có việc làm và tức thời việc ra vào sứ quán để giải quyết các thủ tục về tiền nong và giao thông đi về sẽ bị khó khăn, đôi khi còn bị đe dọa nữa. Những hành vi và thủ đoạn kiểu này của các cán bộ sứ quán Trung Quốc cũng đã thường được kể đến ở Nhật Bản, ở Úc và ở khắp châu Âu.

Tháng 5/1990, Xu Lin, Bí thư thứ ba thuộc phòng giáo dục trong tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington đã đào thoát sang nước chủ nhà Hoa Kỳ đã dẫn ra những điều hãi hùng phải chịu đựng trong tù về chuyện xin tị nạn. Xu đã khước từ không tham gia vào cái mà ông mô tả là chiến dịch quấy rối của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và không chịu gửi cho các viên sĩ quan Bộ An ninh quốc gia được biên chế trong sứ quán những tờ khai báo để những người này tiến hành xác định những ai là người chống đối, là bất đồng chính kiến và hoạt động của họ ra sao. Chắc chắn những lá thư dấu tên là biện pháp thiếu tinh vi, khôn khéo trong khâu liên lạc bí mật giữa các điệp viên với sĩ quan chỉ huy. Trong lời khai trước Đại hội, Xu đã mô tả vai trò của phòng giáo dục trong việc kiểm soát và săn lùng các hoạt động của những người dân chủ chống đối là có khác biệt với các hoạt động hiện hành của Bộ An ninh quốc gia.

Phòng giáo dục duy trì thường xuyên áp lực đe dọa, uy hiếp đối với những sinh viên còn tiếp tục dính líu vào phong trào đòi dân chủ và lập ra hàng loạt hồ sơ theo dõi các lãnh tụ sinh viên, các hoạt động đòi dân chủ cũng như những sinh viên đã rời bỏ Đảng cộng sản. Những tin tức thu thập được về họ lập tức gửi về Trung Quốc qua những người mang thư ngoại giao hoặc thư bí mật. Phòng giáo dục cũng can thiệp vào các hoạt động và bầu bán của các Hiệp hội học giả và sinh viên Trung Quốc, cố gắng khôi phục hoặc thành lập các chi bộ Đảng cộng sản ở đây. Trong khi Chính phủ tìm cách cài những sinh viên “chuyên nghiệp” vào đây để kiểm tra, theo dõi các hoạt động của sinh viên, mặt khác Chính phủ cũng chiêu mộ các sinh viên thân Chính phủ để họ thu thập tin tức cần thiết.

Xu đã tiết lộ rằng vì một trong những nhiệm vụ cơ bản của mỗi nhân viên sứ quán là phải gây sức ép buộc các sinh viên không được ủng hộ việc loại trừ Trung Quốc ra khỏi danh sách hưởng chế độ tối huệ quốc trong buôn bán hiện nay. Ông cho biết “nhiệm vụ thường ngày” của những người này là phải đàn áp không cho sinh viên phát hành các tuyên bố và các bài báo đòi hỏi dân chủ hoặc tham gia biểu tình. Những phương pháp uy hiếp thường đi đôi với đe dọa:

1. Mất việc làm và không có bất kì triển vọng gì trong tương lai.

2. Sự trả thù người nhà vẫn còn ở Trung Quốc.

Khi đào thoát, Xu đã mang theo những văn kiện làm bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã chỉ thị cho các phòng giáo dục tại các sứ quán phải tiến hành uy hiếp một cách hệ thống những sinh viên bất đồng chính kiến và phá hoại các hoạt động của họ. Theo một trong những văn kiện mà Xu đã cung cấp thì Ủy ban Giáo dục nhà nước Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp cố vấn luật sư vào tháng 3/1990. Trong cuộc họp này, các cán bộ của Bộ Công an Trung Quốc và Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc đã phân tích, trình bày với các nhà giáo dục về các nhóm chống đối như mặt trận dân chủ Trung Hoa, Liên minh vì một nền dân chủ Trung Hoa, cơ cấu tổ chức ra sao, hoạt động thế nào… Kết quả là sau Hội nghị hoạch định các đối sách này mà các sứ quán Trung Quốc ở Mỹ và Canada đã tăng cường kiểm soát các lực lượng chống đối trong giới sinh viên và học giả theo chỉ thị từ trong nước gửi sang.

Trong chương trình nghị sự của chusngt a thì công việc hàng đầu cần làm là kiểm tra, soát xét lại các tổ chức Đảng, thứ hai là phải kiểm soát chặt chẽ Hiệp hội sinh viên và học giả Trung Hoa. Chúng ta sẽ không đưa ra những yêu cầu quá cao và quá cấp bách, chúng ta nên làm việc như kiểu các tổ chức bí mật, phải tìm ra được vài ba người đáng tin tưởng ở mỗi trường học và dựng lên một chi bộ Đảng. Một số Đảng viên nòng cốt có thể ở lại nước ngoài để hoạt động.

Xu Lin nói rằng “lực lượng tình báo có mặt trong các sứ quán cũng hùng hổ, điên cuồng công kích sinh viên Trung Quốc”. Song vai trò thu thập tin tức bí mật và tiến hành các hoạt động ngụy trang của Bộ An ninh quốc gia có những khác biệt so với hoạt động tình báo của phòng giáo dục. Tuy nhiên, những nhân viên ngoại giao trong các phòng giáo dục vẫn luôn là những hạt nhân quý giá trong các hoạt động tình báo chống lại những sinh viên Trung Quốc bất đồng chính kiến ở hải ngoại.

Trong những văn kiện tài liệu về chính sách của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Xu Lin cung cấp hàm chứa những lượng thông tin lớn về các hoạt động của phong trào dân chủ. Các cơ quan hoạch định chính sách đã gửi cho các cán bộ sứ quán những tài liệu hướng dẫn và phân tích tình hình cho thấy các cán bộ của Bộ An ninh quốc gia đã hoạt động rất có hiệu quả trong việc thâm nhập vào tổ chức nội bộ của các nhóm chống đối, bất đồng chính kiến và moi được vô số những tin tức có giá trị về các hoạt động của nhóm này. Ví dụ, những văn kiện này đã chia các hoạt động đòi dân chủ ra thành 5 loại khác nhau. Mỗi loại thường dựa trên cơ sở những cảm thụ cá nhân đối với chính phủ Trung Quốc, phản ánh mức độ can dự của anh đó, chị đó vào phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ. Các loại này như sau:

A. Loại một: Đây là những người giác ngộ chính trị cao, cso hiểu biết chính xác các hoạt động chống chính phủ… Theo nhu cầu của chúng ta, một số trong loại những người này, nên tiếp tục lưu lại ở nước ngoài để nghiên cứu hoặc làm việc nhằm phát huy đầy đủ vai trò chính trị cũng như khả năng tổ chức và đoàn kết thống nhất của họ trong các lực lượng sinh viên và học giả ở hải ngoại.

B. Loại hai: Đây là những người có tinh thần yêu nước, đặt hy vọng vào một tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Song trong một tương lai gần, họp sẽ không hoàn toàn tán thành các đường lối, chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, trong một viễn cảnh chính trị nhất định, những người này sẽ không chống lại chính quyền của chúng ta..

C. Loại ba: Đây là những người chịu ảnh hưởng tư tưởng của phương Tây khá sâu, có quan điểm bất đồng với đường lối chính sách của chúng ta. Họ không có kế hoạch về nước phục vụ Tổ quốc, song họ vẫn chưa thuộc về những nhóm người đang tích cực hoạt động chống chính phủ…

D. Loại bốn: Đây là những người đang tham gia tích cực của các phong trào chống chính phủ, chúng ta phải phê bình, giáo dục và nếu cần phải đấu tranh có tình, có lí, chống lại họ và có những chính sách xỏa bỏ phong trào đang liên kết họ với nhau…

E. Loại năm: Đây là những phần tử phản động nòng cốt, đang tích cực tổ chức và triển khai các kế hoạch chống chính phủ. Chúng nằm trong mục tiêu mà chúng ta phải vạch trần tiến công và xóa sổ…

Văn kiện này đã ước lượng rằng toàn bộ các sinh viên và học giả Trung Quốc đang ở nước ngoài thuộc loại một chiếm dưới 5%. Thuộc loại bốn có khoảng 10% vầ thuộc loại năm có khoảng 100 người. Ngoài ra, văn kiện còn liệt kê họ tên một số lãnh tụ của phong trào đòi dân chủ. Sẽ là có lí khi nghĩ rằng Ban lãnh đạo Trung Quốc chỉ khi có đầy đủ trong tay những tin tức chính xác về cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của các nhóm bất đồng chính kiến Trung Quốc ở nước ngoài mới có khả năng lâp ra một bảng phân tích chia nhóm như thế này. Những văn kiện này (cộng với bản chứng thực của Xu Lin) đã khẳng định những điều mà báo chí đăng tải về việc tình báo Trung Quốc chống lại các phần tử tích cực trong phong trào đòi dân chủ là đúng sự thật. Tóm lại, những chứng cứ này đã chỉ ra rằng chính phủ Trung Quốc đang tích cực khai thác các cơ quan tình báo, các sứ quán của mình để tiến hành các hoạt động quấy rối, đe dọa, kiểm soát và đập nát các nhóm bất đồng chính kiến ở nước ngoài cũng như thu thập các tin tức liên quan tới chúng.

Qua các cuộc phỏng vấn một số nhân vật bất đồng chính kiến đấu tranh cho dân chủ cũng như một số cựu cán bộ ngoại giao đã đào thoát đều xác nhận Zhao Xixin, Li Jingchun và Ni Mengxiong là ba cán bộ thuộc sứ quán Trung Quốc tại Washington chịu trách nhiệm về chiến dịch quấy rối các lực lượng chống đối. Ngài công sứ Zhao Xixin được biết là một sĩ quan của Bộ An ninh quốc gia, tổ trưởng tổ tình báo tại Mỹ. Tổng lãnh sự Li Jingchun thuộc biên chế của phòng giáo dục có nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp các hoạt động tình báo, theo dõi tình hình sinh viên và tiến hành các hoạt động gây rối chống lại những người bất đồng chính kiến. Yu Zhaoji, Bí thư thứ nhất, chịu trách nhiệm thu tin theo yêu cầu của phòng giáo dục. Ngoài ra, Xu Lin còn tin rằng các Bí thư thứ nhất Wang Zu Rong và Xia Yingi có vai trò nổi bật trong quá trình điều tra, theo dõi cũng như uy hiếp, đe dọa các sinh viên chống đối. Wang đã hoạt động hết sức tích cực tại Học viện Maryland. Song từ năm 1991, vai trò của ông ta bị sa sút nghiêm trọng sau khi một số sinh viên của trường này đã ghi âm được những cú điện thoại đe dọa của ông. Hội sinh viên Trung Quốc trong học viện trong một cuộc họp đã biểu quyết chấm dứt mọi sự tiếp xúc giữa các hội viên với Wang.

Wang Weiji, một viên chức khác của phòng giáo dục cũng rất tích cực đánh phá những sinh viên chống đối. Nhưng sau đó, Wang đã đào thoát sang Mỹ. Song việc đào thoát của ông ta có vẻ như có vấn đề gì đó đáng được suy nghĩ. Khi còn công tác trong sứ quán, Wang đã có lần tiết lộ với các đồng sự thân cận rằng ông ta là một sĩ quan an ninh. Ông ta đã chu du một mình khắp nước Mỹ, cái đặc quyền mà chỉ có cán bộ tình báo an ninh mới có được và ông ta lại thường xuyên chi tiêu vượt qua tiêu chuẩn công tác phí và đã gây ra những chuyện rắc rối về quản lý tài chính khi phòng giáo dục đã yêu cầu Bộ An ninh quốc gia trợ giúp để trang trải những khoản chi tiêu vượt trội. Vụ đào tẩu của Wang có thể coi là một đòn đánh vào Bộ An ninh quốc gia đang tìm kiếm cách thu thập tin tức về phương thức hoạt động của ngành phản gián Mỹ. Chính phủ Hoa Kỳ đã cắt đứt mọi quan hệ qua lại với Wang. Vợ Wang sau đó quay về Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, còn Wang hiện đang làm việc trong một hiệu ăn Trung Quốc ở Washington.

Nhiều hoạt động của các cán bộ sứ quán và sự chỉ đạo khá chu đáo, tinh vi của cấp trên cho thấy mục tiêu nổi bật của Ban lãnh đạo ở Bắc Kinh là chống lại mọi thay đổi về chính trị. Những nhu cầu đề kháng này đòi hỏi phải sử dụng toàn bộ cơ cấu tổ chức của Chính phủ để tiến hành kiểm soát chặt chẽ lực lượng chống đối ở hải ngoại. Xét cho cùng thì những đòi hỏi về tin tức đi liền với các chiến dịch quân sự trấn áp dân chúng ở Tây Tạng (1986-1987), Bắc Kinh (1989) và Tân Cương (1990) khiến người ta đi đến kết luận rằng, trong một tương lai gần cận, Trung Quốc sẽ dành một tỷ lệ đáng kể các nguồn lực tình báo cho việc đối phó với những lực lượng chống đối trong nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới