Wednesday, September 11, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNhật tăng mắt thần giúp Mỹ đấu Nga-Trung?

Nhật tăng mắt thần giúp Mỹ đấu Nga-Trung?

Khi đối phương tấn công cùng lúc bằng nhiều tên lửa đạn đạo thì các tàu khu trục Aegis chỉ có thể đáp trả 2 quả tên lửa cùng lúc, trong khi hệ thống Aegis Ashore mới được cho là có năng lực vượt trội gấp nhiều lần.

Với năng lực vượt trội như vậy, hệ thống tên lửa Aegis Ashore cũng đòi hỏi một khoản kinh phí khổng lồ. Chi phí cho 1 hệ thống tên lửa Aegis Ashore ban đầu được dự toán khoảng 80 tỷ yên (730 triệu USD) nhưng nay đã tăng lên 134 tỷ yên (1,2 tỷ USD), đó là chưa tính tới chi phí cho hệ thống radar mới.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M của Nga

 

Ngoài ra, tiền vận hành, duy trì, bảo dưỡng hệ thống này trong 30 năm ước tính sẽ vào khoảng 195,4 tỷ yên (1,76 tỷ USD), kèm theo kinh phí huấn luyện binh sĩ cũng sẽ tốn thêm 3,1 tỷ yên (28 triệu USD). Như vậy, tổng chi phí cho 1 hệ thống tên lửa Aegis Ashore vào thời điểm này sẽ tốn khoảng 466,4 tỷ yên (4,24 tỷ USD).

Các hệ thống này sẽ được trang bị tên lửa tấn công SM3 block 2A thế hệ mới với chi phí 3 tỷ yên (27 triệu USD). Ngoài ra, để có thể trang bị hệ thống tên lửa Aegis Ashore, Nhật Bản có lẽ sẽ phải từ bỏ kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa hành trình đánh chặn với ý đồ ban đầu là đề phòng nguy cơ từ Trung Quốc.

Ngoài vấn đề về chi phí tăng cao, kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa Aegis Ashore cũng vấp phải sự phản đối của người dân tại hai tỉnh Akita và Yamanguchi, nơi hệ thống dự kiến sẽ được triển khai. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera hồi tháng 6/2018 từng tới 2 địa phương này để giải thích về kế hoạch triển khai và đề nghị sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và người dân.

Người dân tại tỉnh Akita, Nhật Bản biểu tình phản đối triển khai hệ thống Aegis Ashore

Tuy nhiên, trước chuyến thăm một ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố đấu thầu thăm dò thổ nhưỡng và đo đạc tại 2 khu vực dự định triển khai hệ thống tên lửa Aegis Ashore.

Do vậy, chính quyền và nhiều người dân địa phương tỏ ra bất bình, cho rằng Bộ Quốc phòng coi nhẹ tình cảm, tâm tư và triển khai công việc mà không cần quan tâm tới ý kiến của người dân.

Trước sự phản đối của chính quyền địa phương và người dân, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sau đó đã phải tuyên bố hoãn kế hoạch đấu thầu.

Ngoài ra, xung quanh khu vực Araya ở tỉnh Akita có nhiều trường học và nhà dân, do đó người dân lo ngại sóng từ hệ thống radar sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của họ, và cũng có thể khu vực này sẽ trở thành mục tiêu tấn công từ đối phương.

Trong khi đó, người dân sống quanh khu vực Mutsumi ở Yamaguchi thì lo ngại các mảnh vỡ tên lửa sẽ rơi xuống khu vực dân cư.

RELATED ARTICLES

Tin mới