Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐàm luậnThượng đỉnh Mỹ - Triều và vai trò của Việt Nam

Thượng đỉnh Mỹ – Triều và vai trò của Việt Nam

Ngày 27-28/2/2019, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai sẽ diễn ra tại Việt Nam. Đây là sự kiện sẽ làm cho thế giới biết rằng những việc tưởng như không bao giờ có sẽ diễn ra.

Cờ Triều Tiên và cờ Mỹ được bày bán trên các phố Hà Nội

Việc Tổng thống Mỹ Donal Trump chọn Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển và ngày càng thể hiện vai trò ngoại giao thích hợp trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Điều đó nói lên rằng, Việt Nam một trong số ít các quốc gia có “cảm tình” với cả Washington và Bình Nhưỡng.

Hồi tháng 6 năm ngoái tại Singapore, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ nhất diễn ra. Tại Hội nghị này đã đi đến những cam kết của Triều Tiên về việc dỡ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, nhưng lại chưa có kế hoạch, bước đi cụ thể để đạt được như mong muốn. Ông Trump có mong muốn rằng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều không chỉ về mặt ngoại giao mà phải đật được những gì cao hơn thế.

Về việc lựa chọn Việt Nam làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần này đã giúp tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam sẽ có những lợi thế nhất định khi được chọn làm địa điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai. Những lý do để 2 nước chọn Việt Nam dựa trên những căn cứ sau đây:

  1. Về vị trí địa lý so với các nước khác

Thủ đô Hà Nội nằm cách Bình Nhưỡng gần 3000 km, đây là khoảng các rất gần so với các nước khác, nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ trải qua một chuyến bay còn ngắn hơn hành trình đến Singapore. Đường bay từ Triều Tiên đến Việt Nam chỉ đi qua không phận Trung Quốc, quốc gia láng giềng hữu hảo của Triều Tiên, khiến ông Un sẽ cảm thấy an toàn.

Không giống cố lãnh đạo Kim Jong Il vốn không thích bay và thường sử dụng một tàu hỏa bọc thép trong các chuyến đi nước ngoài, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không gặp rắc rối khi đi lại bằng đường hàng không.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng nghi ngờ về độ an toàn và tin cậy của phi đội máy bay cũ do Liên Xô sản xuất mà Triều Tiên đang sở hữu. Năm trước, ông Kim Jong Un đã bay tới Singapore trên một chiếc máy bay Boeing của Hãng hàng không Air China mà Trung Quốc cho mượn.

2. Việt Nam được coi là nước có độ an toàn cao

Việt Nam được tiếng trên thế giới là quốc gia có môi trường an ninh, ổn định cao. Người dân nơi đây cũng thích thú với vai trò là nước chủ nhà cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim, và được tin tưởng là nước kiểm soát được tình hình, không để bất cứ sự cố nào xảy ra trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh.

“Về mặt an ninh, hay sự thân thiện, thì Việt Nam rất xuất sắc. Chắc chắn ông Kim Jong Un sẽ rất hào hứng với điều đó”, ông Vũ Minh Khương, Phó Giáo sư tại Trường Chính sách công Lee Kuan Yew ở Singapore, nhận xét với tờ Los Angeles Times (Mỹ). 

Còn Giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, thì nhận xét, Việt Nam và Hà Nội sẽ trở thành trung tâm chú ý của cả thế giới khi cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim diễn ra.

Việt Nam đã từng và chứng tỏ được khả năng tổ chức các sự kiện cấp cao với việc bảo đảm an ninh công cộng, cơ sở hạ tầng sang trọng đáp ứng được yêu cầu của các nguyên thủ. Trong Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam đã đảm bảo an ninh “ở mức cao nhất”.

3. Mối quan hệ hữu nghị với cả hai nước Mỹ và Triều Tiên

Mỹ và Việt Nam đã trải qua một cuộc chiến tranh thảm khốc, nhưng từ năm 1995, khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai nước đã hợp tác những bước phát triển ấn tượng trên nhiều lĩnh vực từ quan hệ kinh tế, an ninh-quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh, văn hóa-giáo dục, đồng thời chia sẻ mối quan tâm chung về các hoạt động thương mại của Trung Quốc cũng như những vấn đề trên Biển Đông.

Về phía Triều Tiên, mối quan hệ giữa Việt Nam và Triều Tiên có lịch sử lâu dài hơn. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, và 8 năm sau, lãnh tụ Kim Nhật Thành, người sáng lập Triều Tiên và là ông nội nhà lãnh đạo Kim Jong Un, đến thăm Hà Nội.

Vào tháng 12/2018, Việt Nam đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhân dịp 60 năm chuyến thăm, bao gồm một bữa tiệc có sự tham dự của phái đoàn Triều Tiên do Ngoại trưởng Ri Yong Ho dẫn đầu. Đã từ lâu Triều Tiên cũng có sự tin tưởng và mối quan hệ sâu sắc với Việt Nam

“Không có nhiều nơi khác mà Triều Tiên tin tưởng và Mỹ cũng tin tưởng như Việt Nam”, ông Joshua Kurlantzick, một thành viên cao cấp phụ trách vấn đề Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ cho biết.

4. Việt Nam có nền kinh tế mà Triều Tiên muốn chia sẻ

Sau hàng chục năm khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế – xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do bị bao vây cấm vận và những chính sách thời chiến đã lỗi thời. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu chính sách Đổi mới, mở cửa đất nước với thế giới và tạo ra một trong những bước ngoặt kinh tế tuyệt vời nhất. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng từ 6%-7%/năm, với các doanh nghiệp nhỏ làm ăn nhộn nhịp, khu vực sản xuất thịnh vượng và đặc biệt sự phát triển đúng hướng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều sẽ như một cơ hội để quảng bá nền kinh tế Việt Nam ra thế giới. Mối quan hệ trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Mỹ có thể là mô hình để Triều Tiên hướng tới như một chiều hướng tích cực.

Trong bài phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội vào năm 2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định ông tin rằng Triều Tiên có thể tham khảo con đường của Việt Nam. “Phép màu này (phép màu kinh tế Việt Nam) có thể là của các bạn”, ông Pompeo nhắn nhủ tới Bình Nhưỡng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino cũng cho biết Việt Nam đã thể hiện “năng lực vì hòa bình và thịnh vượng” và chính quyền Tổng thống Trump đang hy vọng ông Kim Jong Un sẽ coi đó là một kiểu mô hình phát triển mà Triều Tiên có thể học hỏi hay đi theo.

5. Việt Nam có thể là một hình mẫu để định hình lại các mối quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ

Từ đối thủ trong chiến tranh đến đối tác đáng tin cậy, mối quan hệ Mỹ – Việt Nam được cho là có thể là “mô hình” cho nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Mối quan hệ với Việt Nam đã khởi đầu chậm, với những nỗ lực song phương để giải quyết các vấn đề tồn đọng giữa hai nước, trong đó có tù nhân chiến tranh, sau đó mở rộng đi đến hợp tác hồi hương hài cốt lính Mỹ và xử lý hậu quả của chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.

Quan hệ văn hóa-giáo dục cũng phát triển nhanh chóng. Hiện nay, có khoảng 20.000 sinh viên Việt Nam theo học các trường đại học tại Mỹ, đứng đầu các nước Đông Nam Á.

“Bạn có thể thấy sự thay đổi về quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong một thời gian ngắn, và điều đó rất hữu ích với ông Kim Jong Un. Trước đây, không ai ghét người Mỹ như Việt Nam. Nhưng chúng tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình” đây cũng là những suy nghĩ của các nhà lãnh đạo cũng như nhân dân Việt Nam và Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới