Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngGiữa cuộc chiến thương mại ác liệt, Mỹ thêm "đòn" quân sự...

Giữa cuộc chiến thương mại ác liệt, Mỹ thêm “đòn” quân sự với TQ ở Biển Đông

Hai chiến hạm của Mỹ hôm qua (11/2) đã được phái đến gần các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền một cách bất hợp pháp ở Biển Đông, một quan chức Mỹ cho biết. Động thái này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh tức giận trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng vì một cuộc chiến thương mại không khoan nhượng.

Bắc Kinh và Washington đang bị kẹt trong một cuộc chiến thương mại nóng bỏng và hai bên đang cố gắng tìm cách ký được một thỏa thuận trước hạn định vào ngày 1/3 tới khi mức thuế đánh vào 200 tỉ giá trị hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ bị tăng từ 10% lên 25%.

Căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến cả hai nước này mất hàng tỉ USD và làm đảo lộn các thị trường tài chính toàn cầu.

Trong bối cảnh hai nước đang đối đầu trong cuộc chiến thương mại, Mỹ đã đưa hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đi vào khu vực trong phạm vi 12 hải lý so với Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đá Vành Khăn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc đòi chủ quyền một cách phi pháp.

Chiến dịch đưa hai tàu chiến vào Biển Đông là nỗ lực mới nhất của Washington trong việc thách thức đòi hỏi chủ quyền tham lam và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington công khai tuyên bố sẽ chống lại nỗ lực của Bắc Kinh trong việc hạn chế sự tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược – nơi đang có sự hoạt động của hải quân Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á.

Trung Quốc tức giận cáo buộc Mỹ “thủ đoạn” khi đưa hai tàu chiến đi vào gần khu vực Đá Vành Khăn. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Hải quân của nước này đã “cảnh cáo” các tàu chiến Mỹ tránh xa khu vực.

Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying lảng tránh câu hỏi về việc liệu động thái của Mỹ có ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra ngày hôm nay (12/2) ở thủ đô Bắc Kinh.

Động thái quân sự mới nhất nói trên của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây đang gây bất bình trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung vì một loạt các bước đi, đặc biệt là các bước đi quân sự, ở Biển Đông với mục đích rõ ràng là nhằm quân sự hóa vùng biển này và tiến tới độc chiếm khu vực.

Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã ngang nhiên và trắng trợn bố trí tên lửa tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – một hành động mà Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc rút ngay tên lửa ra khỏi khu vực. Trung Quốc còn có một loạt hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Trung Quốc đã triển khai thiết bị gây nhiễu tại đá Vành Khăn và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc còn cho tàu You Lian Tuo 9 tiến hành thi công dưới nước và tổ chức đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 6 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tất cả những hoạt động trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đi ngược lại với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nói trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có các hoạt động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực.

Mỹ cũng đã bày tỏ sự quan ngại với Trung Quốc về hành động quân sự hóa nói trên của nước này ở Biển Đông đồng thời cảnh báo sẽ có hậu quả trước mắt và lâu dài cho hành động của Trung Quốc.

Trung Quốc đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông.

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông – một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.

RELATED ARTICLES

Tin mới