Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNga-Mỹ tung hứng, TQ hết thời tọa sơn quan hổ đấu

Nga-Mỹ tung hứng, TQ hết thời tọa sơn quan hổ đấu

Trong Thông điệp Liên bang năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói “Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung, tầm ngắn đã lỗi thời, nhưng thay vì rời khỏi nó một cách công khai, trung thực, như Mỹ đã từng khi rời bỏ Hiệp ước ABM năm 2002 thì Mỹ là đổ lỗi cho Nga với cái cớ vô cùng xa vời…”

Nói về việc Liên Xô ký INF năm 1987, Putin cho rằng, đó là sự “giải giáp đơn phương” của Liên Xô và chỉ có Chúa mới biết tại sao như vậy”…

Như vậy có thể nói, Nga và chắc chắn là cả Mỹ chẳng mặn mà gì với Hiệp ước INF này nữa, bởi INF chỉ là hiệp ước song phương ngăn chặn sự phát triển tên lửa tầm trung, tầm ngắn của cả hai Nga-Mỹ mà sự tự cấm đó tạo ra mối thách thức an ninh cho mỗi bên.

Chính vì lẽ đó, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 1/2 tuyên bố đình chỉ INF thì ngay sau đó, ngày 2/2 Tổng thống Nga Putin cũng tuyên bố ngừng thực hiện INF.

Tại sao bỏ INF?

Như đã biết, một thỏa thuận về việc loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (DRSMD) đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và Liên Xô năm 1987. Theo đó, cả hai bên đều bị cấm sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa hành trình và đạn đạo trên mặt đất với phạm vi từ 500 đến 5,5 nghìn km. 

 Lý do rất đơn giản là cuộc chạy đua vũ trang và mức độ leo thang căng thẳng tại thời điểm đó đã đạt đến một vị trí mà trong đó các tên lửa tầm trung của Mỹ bay đến phần châu Âu của Nga trong 10 phút, còn tên lửa Tiên phong Liên Xô không chỉ bay đến các mục tiêu trong NATO-EU và các căn cứ của Mỹ mà còn bao phủ Alaska nhanh hơn. 

Kết quả là, vào năm 1991, Liên Xô đã phá hủy 1846 hệ thống tên lửa, Hoa Kỳ – 846. Tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Liên Xô có bệ phóng trên đất bị tuyệt chủng. Mỹ độc quyền về tên lửa tầm trung, tầm ngắn có bệ phóng từ trên biển, trên không (thời điểm này máy bay và tàu chiến Liên Xô không có loại này). INF là một thắng lợi lớn của Mỹ-NATO lúc bấy giờ.

Khi Mỹ cảm thấy INF không có lợi thế độc tôn tên lửa trên biển, trên không (vì Nga đã có các thứ đó gắn trên máy bay và tàu chiến như Kalibr) thì Mỹ quyết định rời khỏi để tạo ra lợi thế mới với Nga.

Cụ thể: Lại một lần nữa kế hoạch “tấn công toàn cầu tức thì” của Mỹ được Nga triển khai thực hiện nhanh chóng, công khai trong Thông điệp LB tháng 3/2018 khi Tổng thống Putin tuyên bố 6 loại vũ khí siêu nhiên. Mỹ lúc đó chưa tin, coi đó là phim hoạt hình của Putin.

Bây giờ, Mỹ đã “nghe ngay”, Mỹ rời bỏ INF để bố trí tên lửa tầm ngắn tầm trung quanh Nga và với tên lửa tiên tiến, tốc độ bay đến Nga đã giảm xuống còn 10-12 phút, thực hiện kế hoạch “Một cuộc tấn công cực nhanh trên toàn cầu”.

Dự kiến với khoảng 3.500 – 4000 quả tên lửa tầm trung chính xác, phóng vào lãnh thổ Nga là đủ để phá hủy toàn bộ cơ sở quân sự chính trị và tiềm năng hạt nhân của Nga trong thời gian ngắn không quá 15 phút.

Ngày 20/2 trong thông điệp Liên bang, ông Putin chỉ rõ, nếu như châu Âu cho Mỹ triển khai vũ khí tầm trung chĩa và Nga thì Nga sẽ phản ứng đối xứng và bất đối xứng ngay và luôn. Nga không chỉ giáng trả vào nơi tên lửa trực tiếp phóng đến Nga mà vào cả những nơi đưa ra quyết định đó tại châu Âu và Mỹ. Ông Putin đề nghị Mỹ nên tính toán cẩn thận “tốc độ vào tầm bay” của tên lửa siêu thanh Nga trước khi quyết định.

Như vậy, có thể nói, đây là lần đầu tiên ông Putin thách thức đe dọa tấn công bằng tên lửa vào nước Mỹ mà ngay thời kỳ căng thẳng nhất, Khorutsov cũng chưa dám nói như vậy. Cơ sở nào khiến Tổng thống Putin “hung hăng đe dọa Mỹ-Phương Tây” (truyền thông PT) như vậy?

Không cần tính đến Avangard, không cần tính đến “tàu ngầm ngày tận thế” chỉ cần tên lửa Zircon tầm bắn 500 – 1000km, tốc độ 9M, đặt trên tàu mặt nước và tàu ngầm với chừng 40 quả, Nga có thể đưa chúng đến toàn bộ trung tâm quân sự chính trị quan trọng của nước Mỹ trong vòng 5 phút.

Rõ ràng, Tổng thống Putin muốn nói cho người Mỹ biết rằng, rời khỏi INF, tốt thôi, nhưng ý tưởng chỉ để “ngồi sau vũng nước” của Mỹ là quá xưa cũ. Châu Âu không dại và Nga không cho phép Mỹ ngồi yên bên Đại Tây Dương…

Liệu Mỹ có triển khai tên lửa tầm trung ồ ạt vào châu Âu chĩa vào Nga hay không thì chưa rõ, nhưng chắc chắn Mỹ và Nga sẽ xóa bỏ INF bởi những thách thức an ninh của Nga và Mỹ đã và đang diễn ra khi cả hai bị hạn chế bởi INF là không thể không quan tâm.

Nga-Mỹ nhằm vào Trung Quốc?

Ngày nay, người ta không tranh luận nghiêm túc về mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng phải hiểu rõ rằng Bắc Kinh có hơn 2000 tên lửa hành trình, 95% trong số đó không phải là đối tượng của INF. Và những tên lửa này lặng lẽ “bắn” gần như toàn bộ lãnh thổ Nga.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ vượt xa đại dương, nhưng các tên lửa tầm trung DF-21, DF-4 và DF-26 của Trung Quốc là dành cho Nga. Và từ phía Đông, một triệu quân Trung Quốc đang túc trực cạnh biên giới Nga, cũng không gì khác ngoài một cuộc tấn công bằng tên lửa.

Điện Kremlin bằng mọi cách thể hiện mối quan hệ thân thiện với Bắc Kinh. Nhưng, không phải ai cũng biết rằng cách đây không lâu trong cuộc chiến ở Afghanistan, các giảng viên Trung Quốc đã huấn luyện Mujahideen chiến đấu chống Liên Xô và từ Trung Quốc, họ cung cấp vũ khí không kém gì từ Mỹ.

Và Nga cũng không quên rằng sự thèm thuồng và những tuyên bố chủ quyền về vùng Viễn Đông “đất rộng người thưa” của Nga mà Trung Quốc nhắm tới gần đây…Nga thừa hiểu, bạn bè và đối tác với người Trung Quốc của ngày hôm qua, có thể trở thành kẻ thù vào ngày mai, điều mà không khó khăn để chứng minh ngay trong quá khứ.

Vậy Nga làm gì để đối phó với nguy cơ thách thức an ninh này?

 Rõ ràng việc “té nước theo mưa”, rời khỏi INF là Nga cởi trói cho mình và với cơ sở, tiềm năng tên lửa tầm trung mà Liên Xô để lại, kết hợp với công nghệ hiện có Nga thì hệ thống chiến thuật, chiến lược của an ninh Nga được xây dựng trên hệ thống tên lửa tầm ngắn, tầm trung, sẽ được thăng thiên.

Nga không tốn quá nhiều thời gian và đặc biệt ít tốn kém về tài chính mà không chỉ lấp được lỗ hổng về phòng thủ, tấn công mà còn chiếm ưu thế lớn với Trung Quốc.

Còn Trung Quốc, liệu Trung Quốc có tham gia INF nếu như Nga, Mỹ yêu cầu? Sẽ rất khó!

Trung Quốc không muốn giống như Liên Xô khi ký INF, bởi hiện tại Trung Quốc không có loại tên lửa này phóng từ trên biển, trên không. 2000 tên lửa tầm trung của họ chủ yếu phóng từ đất liền, trước mắt chủ yếu để đánh dạt Mỹ ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất, làm phá sản “chiến thuật tác chiến không – biển” của Mỹ.

Đây là lý do chính để Mỹ rời khỏi INF để trang bị, bố trí tên lửa tầm trung, tầm ngắn tại Châu Á-Thái Bình Dương đe dọa, bao vây Trung Quốc mà các nhà phân tích quân sự bình luận nhiều…

Kết luận

Sự chú ý được dành cho vị trí đặc biệt của Bắc Kinh trên INF. Thủ tướng Merkel cho biết bà sẽ rất vui nếu các cuộc đàm phán về một thỏa thuận quốc tế mới được tổ chức với sự tham gia của Trung Quốc. Trung Quốc đã trả lời về điều này:

“Trung Quốc hy vọng rằng Hoa Kỳ và Nga sẽ có thể trở lại INF”.

Thế là đã rõ, thế giới từ đơn cực đã chuyển thành đa cực thì không đời nào Nga, Mỹ thực hiện cái INF để tự trói mình. Nga-Mỹ nếu như thực hiện INF có nghĩa là để Trung Quốc “tọa sơn quan hổ đấu”, không chỉ thế, họ lại còn để hở mảng sườn an ninh vô cùng nguy hiểm trước Trung Quốc…

Có thể tại châu Âu khi Nga-Mỹ rời khỏi INF sẽ không có cuộc đối đầu tên lửa tầm trung Nga với Mỹ-NATO tại đây vì Nga quá mạnh, nhưng các tên lửa tầm trung của Mỹ, Nga (lặng lẽ) tiến gần đến Trung Quốc trong tương lai gần là không thể tránh khỏi.

RELATED ARTICLES

Tin mới