Wednesday, April 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhững loại vũ khí TQ có thể tăng cường triển khai ở...

Những loại vũ khí TQ có thể tăng cường triển khai ở Biển Đông trong năm 2019

Với lập luận biện minh rằng quân sự hóa ở Biển Đông của Trung Quốc mang tính phòng vệ nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của nước này trước các mối đe dọa từ bên ngoài, thời gian tới Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các loại vũ khí chiến lược tới các căn cứ chiếm đóng,bồi đắp phi pháp ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của dư luận khu vực và quốc tế.

Các loại vũ khí TQ có thể tăng cường triển khai ở Biển Đông thời gian tới. Nguồn: Reuters/Sina

          Thiết bị bay không người lái (UAV)

Theo các báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ và giới nghiên cứu quân sự các nước, nhờ tăng cường mua sắm của nước ngoài và đẩy mạnh tự nghiên cứu, chế tạo UAV, đến nay quân đội Trung Quốc đã có hàng trăm UAV thuộc các chủng loại khác nhau, như ASN-229A, WJ-600, S-100, ASN-209, BZK-005, GJ-1, CH-3, WZ-5, Dufeng II, AT-200, U-650… trong đó có nhiều loại UAV có phạm vi hoạt động rộng, có khả năng vận hành liên tục trọng một thời gian dài. Một số loại UAV như BZK-005, GJ-1 còn có thể được trang bị các loại vũ khí để phục vụ cho mục đích tấn công. Ngoài ra, còn loại UAV vận tải như AT-200. UAV này có thể bay từ đảo Hải Nam đến các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa trong 01 giờ, đến bãi cạn Scarborough (Philippines) khoảng 3 giờ và các địa điểm Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 4 giờ. Trung Quốc đặt mục tiếu đến năm 2023 sẽ tự chế tạo ít nhất 10.000 UAV để biên chế cho quân đội, nhất là hải quân và không quân. Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang ưu tiên phát triển các loại UAV có khả năng mang theo vũ khí tấn công, như tên lửa, súng laze, bom thông minh… để tăng cường hiệu quả tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển.

Hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines từng nhiều lần phát hiện và thậm chí còn chụp được hình ảnh về các UAV của Hải quân Trung Quốc hoạt động trong vùng biển thuộc khu vực đảo Phú Lâm và nhóm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa, ở khu vực bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa và trên các tàu chiến của Trung Quốc hoạt động nhiều khu vực khác nhau của Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tổ chức Nghiên cứu Project 2049 Institute (Mỹ) cho biết hiện nay, quân đội Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông và Biển Hoa Đông 04 loại UAV, gồm BZK-005, S-100, ASN-209 và GJ-1. Loại S-100 có kích thước dài 3,11 m, cao 1,11 m, rộng 4,06 m, có tầm bay xa 100-200 km và có thể cát cánh từ các tàu hộ vệ tên lửa lớp 054/054A. Loại S-100 của các nước khác được sơn nhiều màu khác nhau, song loại của Trung Quốc phổ biến là màu trắng để tránh bị phát hiện trên không. Loại ASN-209 có kích thước dài 4,3 m, rộng 5 m và cáo 2,6 m, có tầm bay xa 200 km, cất cánh nhờ bệ phóng phản lực lắp rời và hạ cánh bằng dù, cho phép cất cánh ở mọi nơi có đủ không gian để đặt thiết bị phóng và có thể hạ cánh ở mọi địa điểm. ASN-209 biến chế trong hải quân Trung Quốc được sơn nhiều màu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu trắng. ASN-209 được Trung Quốc triển khai ở quần đào Hoàng Sa và dự kiến có thể triển khai ở các đảo nhân tạo của Trung Quốc mới bồi đắp ở Trường Sa. Loại BZK-005 có kích thước dài 9,14 m, rộng 16,76 m, tầm bay xa 2.400 km, cất cánh bằng bệ phóng, biên chế trong không quân Trung Quốc có màu xanh da trời, còn hải quân Trung Quốc có màu trắng và xám. BZK-005 hiện được phóng từ các bệ phóng trong đất liền thuộc đảo Hải Nam, song có thể hoạt động dao trùm khắp Biển Đông. Loại GJ-1 có kích thước dài 9 m, rộng 14 m, cao 2,8 m, màu sơn xám, có tầm bay xa tối đa 4.000 km nên có thể bao trùm toàn bộ Biển Đông, có thể cất cánh từ các căn cứ quân sự ở miền Nam Trung Quốc và bao trùm toàn bộ Biển Hoa Đông nếu cất cánh từ các căn cứ phía Đông của Trung Quốc. Việc Trung Quốc triển khai các loại UAV ở Biển Đông gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến an toàn hàng không và hàng hải không chỉ đối với khu vực mà còn đối với quốc tế. Theo nhận định chuyên gia Brandon Hughes, Giám đốc tổ chức FAO Global (Mỹ) cho rằng các loại UAV của Trung Quốc sẽ làm gia tăng nguy cơ va chạm, nhất là trong bối cảnh chưa có luật quốc tế quy định cụ thể về việc hoạt động của UAV ở không phận quốc tế và các khu vực tranh chấp, quy định về khoảng cách được phép tiếp cận với các phương tiện có người lái của các nước hoạt động trên không phận ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Các thiết bị tác chiến điện tử, súng điện từ

Hồi tháng 7/2018, các nguồn tin tình báo Mỹ tiết lộ Trung Quốc đã bí mật triển khai các thiết bị tác chiến điện tử ở 03 cơ sở mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa. Các thiết bị tác chiến điện tử này được Trung Quốc triển khai có chức năng gây nhiễu và vô hiệu hóa hệ thống truyền tin và radar của đối phương. Theo tờ Task & Purpose của Mỹ hôm 29/12/2018 đăng tải những hình ảnh được đăng trên mạng xã hội gần đây cho thấy một tàu đổ bộ lớp 072II của quân đội Trung Quốc mang tên Haiyan Shan chở theo súng điện từ đã rời cảng. Trước đó, nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng Trung Quốc có khả năng lắp đặt súng điện từ trên tàu khu trục từ năm 2025. Đây có thể là bước đi chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chạy đua với Mỹ. Trung Quốc cũng đã phát triển hệ thống vũ khí laser mới LW-30 có thể phát hiện máy bay không người lái, ngăn chặn hoạt động trinh sát chiến thuật và tấn công đường không của kẻ địch. Vũ khí này có thể được triển khai trên khu vực Tây Tạng và các đảo ở Biển Đông. Được biết, vũ khí laser có thể triển khai dưới 3 dạng, gồm: loại gắn vũ khí laser vào vệ tinh nhân tạo, có thể tấn công các tên lửa liên lục địa đang trong giai đoạn đầu cất cánh, hoặc tấn công các vệ tinh của đối phương trên quỹ đạo. Loại lắp đặt trên mặt đất, có thể bắn hạ các máy bay hoặc vệ tinh; lắp đặt trên tàu để bắn tên lửa và máy bay không người lái tấn công đến. Và loại gắn trên máy bay để tấn công máy bay hoặc tên lửa của đối phương. Ngoài ra, theo Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), nhiều trạm radar đã mọc lên ở Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Gạc Ma và Xu Bi. Đặc biệt, hệ thống ở Châu Viên được cho là radar tần số cao, với tầm hoạt động lên tới 300 km. Trung Quốc được cho là đã từng sử dụng các loại vũ khí điện từ hay laser như vụ việc 2 phi công Mỹ đã bị tổn thương mắt do tia laser chiếu từ căn cứ hải quân Trung Quốc ở Djibouti và vụ việc các phi công quân đội Mỹ tại khu vực biển phía Đông Trung Quốc (Biển Hoa Đông) từng bị Trung Quốc tấn công bằng vũ khí laser hàng chục lần.

Tên lửa đạn đạo, phòng không

Hồi đầu tháng 5/2018, CNBC là cũng dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc đã lén lút triển khai hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không có tầm bắn hàng trăm hải lý trên 3 cơ sở thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập, tất cả đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Theo CNBC mô tả hệ thống tên lửa chống hạm mà Trung Quốc lén lút triển khai là YJ-12B cho phép tấn công các tàu trên mặt nước trong phạm vi 295 hải lý (gần 550 km). Trong khi đó, các tên lửa phòng không là HQ-9B, được tính toán có khả năng nhắm mục tiêu là máy bay, kể cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình trong phạm vi 160 hải lý (gần 300 km). Gần đây nhất, Trung Quốc còn triển khai hệ thống tên lửa Đông Phong 26 (DF-26)tại khu vực phía Tây Bắc, với tầm bắn 4.000 km có thể nhắm tới các mục tiêu ở Biển Đông. Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, dẫn lời một chuyên gia Trung Quốc giấu tên cho rằng động thái triển khai tên lửa phát đi thông điệp cứng rắn tới Mỹ. “Ngay cả khi được triển khai tại các khu vực sâu trong đất liền Trung Quốc, tên lửa DF-26 vẫn có tầm bắn đủ xa có thể bao trùm cả Biển Đông”, chuyên gia này nhấn mạnh. DF-26 là mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung, được biên chế cho quân đội Trung Quốc vào tháng 4/ 2018. Được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, DF-26 có thể thực hiện các cuộc tấn công thông thường và hạt nhân nhằm vào mục tiêu trên bộ và trên biển. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trong cuộc đàm phán với các quan chức Trung Quốc (11/2018) đã kêu gọi Bắc Kinh rút tên lửa mà nước này triển khai trái phép ở quần đảo Trường Sa. “Mỹ kêu gọi Trung Quốc rút hệ thống tên lửa khỏi các thực thể tranh chấp ở quần đảo Trường Sa và tái khẳng định rằng tất cả các nước nên tránh giải quyết các tranh chấp thông qua cưỡng chế hoặc đe dọa”, thông cáo của Mỹ.

Tàu sân bay chiến lược

Trung Quốc đang nhăm nhe sẽ chế tạo 4 tàu sân bay hạt nhân vào năm 2035 để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và mở rộng sức mạnh. Trung Quốc hiện có một tàu sân bay đang hoạt động là Liêu Ninh, được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Trung Quốc cũng đang thử nghiệm tàu sân bay Type-001A đóng mới trong nước. Type-002, tàu sân bay thông thường tiếp theo của Trung Quốc, chiếc đầu tiên được trang bị máy phóng điện từ, bắt đầu được đóng vào năm 2018. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo cho quân đội hoàn thành quá trình hiện đại hóa vào năm 2035 và trở thành lực lượng chiến đấu hàng đầu thế giới vào năm 2050. Hải quân Trung Quốc sẽ phát triển máy bay chiến đấu tàng hình sử dụng trên tàu sân bay, với cuộc tranh luận đang diễn ra giữa việc chọn FC-31 hay phiên bản của J-20. Trung Quốc hiện chỉ có một loại tiêm kích trên hạm là J-15, trong khi Mỹ có 2 loại. Các kỹ sư Trung Quốc đang phát triển tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo. Nó được mô tả là phiên bản của máy bay chiến đấu tàng hình FC-31. Tiêm kích này có thể được đưa vào sử dụng muộn hơn so với tiêm kích tàng hình F-35C của hải quân Mỹ.

Hồi tháng 4/2018, Trung Quốc lần đầu tiên điều tàu Liên Ninh tham gia đợt tập trận ở Biển Đông nhằm thị uy sức mạnh. “Trung Quốc muốn cho thế giới thấy quyết tâm của mình trong việc bảo vệ những thành quả đã đạt được trong quá trình cải cách kinh tế suốt 40 năm qua. Giống như Mỹ, quân đội Trung Quốc hiện là một trong những công cụ chính trị của chính phủ để bảo vệ các lợi ích của quốc gia”, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Zhou Chenming, nhà phân tích quân sự tại Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới