Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đẩy mạnh khám phá các vùng biển bên ngoài Biển Đông...

TQ đẩy mạnh khám phá các vùng biển bên ngoài Biển Đông nhằm theo đuổi tham vọng kiểm soát biển sâu

Bên cạnh việc nghiên cứu khảo sát trong khu vực Biển Đông, hiện nay Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh mở rộng phạm vi khám phá tại những vùng biển xa như ở Tây Thái Bình Dương, để giúp nước này giành ưu thế ở biển cả và theo đuổi tham vọng biển sâu của Trung Quốc.

Tàu lặn có người lái biển sâu Giao Long của TQ. Nguồn: News.cn

TQ tăng cường hoạt động núp bóng khảo sát khoa học đại dương

Tờ “Nhân dân Nhật báo” của Trung Quốc hôm 16/2 loan tin tàu lặn có người lái dưới biển sâu của Trung Quốc dự kiến sẽ có chuyến khảo sát và lặn sâu 7.000 m vào rãnh Marianas ở phía Tây Thái Bình Dương, rãnh tự nhiên sâu nhất thế giới vào tháng 7/2019 như một phần trong nỗ lực của đất nước nhằm khám phá những bí ẩn của thế giới đen tối đó.Ông Đinh Trung Quân, Phó kỹ sư trưởng tại Trung tâm Biển sâu Quốc gia của Bộ Tài nguyên Trung Quốccho biết rằng hoạt động vào tháng 7 của tàu Giao Long sẽ dựa trên tàu mẹ mới mang tên“Biển sâu 1”(Deep Sea 1) và sẽ kéo dài 40 ngày với 10 lần lặn. Phía Trung Quốc cho biết nhiệm vụ lần này là nhằm xác minh khả năng tương thích của Giao Long và tàu mẹ “Biển sâu 1”, sau đó họ sẽ ở lại phía tây Thái Bình Dương để thực hiện các cuộc thám hiểm khoa học khác.

Zhang Fumin, nhà thiết kế chính của “Biển sâu 1”, từ Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc cho biết, con tàu đang được đóng tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Wuchang ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Khi được đưa vào vận hành trong tháng 3 tới, nó sẽ trở thành tàu mẹ tiên tiến nhất thế giới cho tàu lặn có người lái. Tàu “Biển sâu 1” sẽ được giao nhiệm vụ phục vụ các tàu lặn lớn dưới biển sâu của Trung Quốc, bao gồm các mô hình có người lái và robot.          Tàu “Biển sâu 1” dài 90,2 m, rộng 16,8 m và trọng tải 4.500 tấn, có thể thực hiện hành trình dài 22.000 km trong 60 ngày ở bất kỳ khu vực nào trên đại dương. Tàu sẽ có khả năng khoa học và công nghệ tốt hơn so với bốn tàu mẹ chuyên dụng chìm khác trên toàn cầu, nhà thiết kế giải thích rằng nó sẽ tăng cường khả năng hoạt động của tàu lặn Giao Long.

Ý đồ sau các hoạt động khảo sát, nghiên cứu đại dương của TQ

Sau Phán quyết của Toà Trọng tài theo Phụ lục VII, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (7/2016), cùng với các biện pháp về chính trị, ngoại giao và quân sự, các hoạt động hợp tác nghiên cứu, khảo sát khoa học biển được Trung Quốc sử dụng làmvỏ bọc là để phục vụ cho những tính toán chiến lược và yêu sách “chủ quyền” ở Biển Đông. Hoạt động nói trên của Trung Quốc bị dư luận tại nhiều nước phản đối. Tại Philippines, một bộ phận chính giới và các nhà khoa học Philippines đã phản ứng mạnh mẽ, cho rằng Trung Quốc đang sử dụng danh nghĩa hợp tác nghiên cứu khoa học để xoa dịu quan ngại của các nước về các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, thông qua hoạt động này để giành vai trò dẫn dắt trong “hợp tác cùng khai thác” theo chủ trương của Trung Quốc, đồng thời tìm cách củng cố các bằng chứng đòi hỏi “chủ quyền” tại các vùng biển tranh chấp. Giới chuyên gia quốc tế cũng cho rằng việc Trung Quốc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khảo sát, thăm dò tài nguyên không chỉ nhằm cạnh tranh, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nhiều khu vực biển quốc tế trong đó có Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hoạt động này còn nhằm tạo tiền đề thúc đẩy mở rộng hợp tác trên biển giữa Trung Quốc với các nước, qua đó hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai sáng kiến “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” và góp phần giúp Trung Quốc hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Cường quốc biển” vào giữa thế kỷ 21. Thông qua việc triển khai các phương tiện tham gia, Trung Quốc không chỉ tìm kiếm được sự gắn kết về chính trị, kinh tế với các nước, mà còn khảo sát được địa hình, địa chất đáy biển phục vụ cho các hoạt động quân sự của nước này, nhất là để xây dựng phương án tác chiến của tàu ngầm và tàu sân bay, thu thập tin tức về bố trí lực lượng của các nước. Ngoài ra, hoạt động hợp tác khảo sát nghiên cứu khoa học biển với các nước còn giúp Trung Quốc xây dựng hình ảnh là “cường quốc biển có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai và cùng các nước xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”.

Tại Biển Đông, việc Trung Quốc đang tăng cường hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, trong đó chủ yếu với Philippines nhằm thể hiện “thiện chí” của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hợp tác và giải quyết hòa bình các tranh chấp, tạo ra sự ngộ nhận trong dư luận về một Biển Đông ổn định và hợp tác theo những gì Trung Quốc tuyên truyền, nhằm che đậy việc nước này đang đẩy mạnh quân sự hóa ở Biển Đông như đưa tên lửa, máy bay chiến đấu ra Trường Sa, lắp đặt hệ thống Rada gây nhiễu sóng…, đồng thời Trung Quốc đã tạo sự nghi kỵ trong nội bộ các nước ASEAN và hiểu lầm của các nước bên ngoài về các hoạt động hợp tác cùng khai thác song phương với Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới