Friday, April 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChuyên gia Mỹ: TQ đang đơn độc đối phó với cả một...

Chuyên gia Mỹ: TQ đang đơn độc đối phó với cả một liên minh quốc tế ở Biển Đông

Chuyên giaGregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI)và Tiến sĩ Bonnie S. Glaserthuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ (01/2019) nhận định Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát trên biển và trên không ở Biển Đông, điều này có thể làm suy yếu các nguyên tắc pháp lý quan trọng vốn là nền tảng của trật tự hàng hải toàn cầu và gây ra bất ổn định, gây xung đột tiềm tàng trong khu vực.

Chuyên giaGregory Polingvà Tiến sĩ Bonnie S. Glaser nhận định về Biển Đông và hoạt động quân sự hóa của TQ. Nguồn: AMTI/CSIS

          Hai chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của CSIS cho rằng trong suốt hai năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận ra rằng Bắc Kinh không ngừng gia tăng lực lượng quân sự và đã tăng gấp đôi các yêu sách về hàng hải trái với luật pháp quốc tế. Các lực lượng hải quân trong và ngoài khu vực đã phản ứng với hành xử hung hăng của Trung Quốc bằng cách tiến hành nhiều hoạt động hơn, trong đó có tập trận, đi qua các vùng biển đang tranh chấp nhằm duy trì tự do đi lại trên không và trên biển. Trong nhưng năm qua, Mỹ đã kêu gọi các quốc gia có cùng chí hướng tăng cường sự hiện diện của mình ở Biển Đông nhằm giúp khẳng định quyền tự do hàng hải, bất chấp các yêu sách quá mức của Trung Quốc. Những lời kêu gọi đó của Mỹ đã góp phần thúc đẩy các quốc gia khác tăng cường hoạt động ở Biển Đông ngay đầu năm 2019. Quân sự hóa và triển khai tên lửa làm gia tăng lo ngại rằng Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát trên biển và trên không ở Biển Đông, có thể làm suy yếu các nguyên tắc pháp lý quan trọng vốn là nền tảng của trật tự hàng hải toàn cầu, ngăn chặn, không cho các đối tác ở Đông Nam Á tiếp cận các quyền và nguồn tài nguyên của họ, và cuối cùng, gây ra bất ổn định và gây xung đột tiềm tàng trong khu vực. Chính điều này đã làm cho các quốc gia khác khẳng định quyền của mình và đưa ra thông điệp rằng Mỹ không phải là quốc gia duy nhất quan tâm đến việc duy trì tự do hàng hải. Năm 2018, Australia đã gia tăng tần suất các cuộc tuần tra dài ngày ở Biển Đông. Ngày 28/11/2018, Phó đô đốc Michael Noonan, Hải quân Hoàng gia Australia đã nói rằng hải quân nước ông “thường xuyên đi qua Trường Sa và eo biển Đài Loan”. Ông còn nói rằng chính sách của Australia không phải là đi qua khu vực trong vùng 12 hải lý xung quanh những hòn đảo đang tranh chấp, như Mỹ vẫn thường xuyên làm vì tự do hoạt động hàng hải, nhưng nước này ủng hộ quyền làm như thế của các nước khác.

Theo chuyên gia Gregory Poling và Tiến sĩ Bonnie S. Glaser, Mỹ thực hiện quyền tự do hoạt động hàng hải trên toàn thế giới nhằm thách thức các yêu sách hàng hải quá đáng hoặc khẳng định rằng mình không tuân thủ những hạn chế mà các quốc gia khác áp đặt lên các quyền tự do đi lại trên biển đã được bảo hộ trên bình diện quốc tế. Tàu chiến của Mỹ thực hiện một loạt hoạt động như thế ở Biển Đông, trong đó có những chuyến đi vào vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý của những hòn đảo đo Trung Quốc chiếm giữ.Trong một số trường hợp, các hoạt động này là nhằm khẳng định rằng Mỹ không công nhận lãnh hải 12 hải lý quanh những hòn đảo nhân tạo vốn vẫn chìm xuống dưới mặt nước mỗi khi thủy triều lên; ở những nơi khác, Mỹ thách thức đòi hỏi phải thông báo trước cho Bắc Kinh thì tàu chiến nước ngoài mới có thể đi qua vùng lãnh hải này. Tháng 6/2018, một nhóm đặc nhiệm hải quân Pháp đã cùng với máy bay trực thăng và tàu của Anh đi qua Biển Đông. Họ không đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh các đảo đang tranh chấp hoặc nhắm vào bất kỳ yêu sách cụ thể nào của Trung Quốc, nhưng cũng tương tự như các cuộc tuần tra của Australia, sự hiện diện của họ rõ ràng là một thông điệp. Tháng 8/2018, Anh đã tiến thêm một bước khi con tàu HMS Albion đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa nhằm thách thức yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc đối với các đường cơ sở xung quanh các những hòn đảo này. Bằng cách vẽ các đường cơ sở bất chấp các nguyên tắc pháp lý quốc tế, Bắc Kinh đã tuyên bố rằng vùng biển nằm trong các đường cơ sở đó là vùng nội thủy và tàu nước ngoài không được đi vào. Chuyến đi của tàu Albion là thách thức đòi hỏi đó và là lần đầu tiên hải quân nước khác chứ không phải Mỹ đã công khai tham gia vào hoạt động bảo vệ tự do hàng hải.

Ngày 31/8, khi Albion đi qua khu vực này cũng là lúc hải quân Mỹ và lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản tham gia cuộc tập trận song phương ở Biển Đông. Sau đó, tháng 9, Nhật đã đưa một tàu ngầm cùng với ba tàu khu trục của mình tham gia cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản công khai thừa nhận tiến hành tập trận tàu ngầm ở vùng biển này. Hoạt động hải quân gia tăng thể hiện mối lo ngại đang lan rộng trước những nỗ lực của Trung Quốc nhằm viết lại các quy tắc của luật tập quán quốc tế ở Biển Đông. Không có quốc gia nào có chương trình tương đương với Chương trình Tự do Hàng hải của Mỹ, nhưng thông qua các cuộc tập trận này, tất cả hải quân nước ngoài hoạt động ở Biển Đông đều khẳng định quyền tự do hàng hải, ngay cả khi đó không phải là mục đích duy nhất của họ.

Chuyên gia Gregory Poling cũng cho biết Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động quân sự nước ngoài nào trong vùng biển mà họ đòi hỏi chủ quyền mà không thông báo trước và các lực lượng của Trung Quốc thường cảnh báo các tàu và máy bay quân sự nước ngoài rằng phải ra khỏi “những khu vực cảnh báo về quân sự” được định nghĩa một cách tùy tiện hoặc chấm dứt “đe dọa an ninh” các cơ sở của Trung Quốc khi họ đi qua không phận quốc tế và vùng biển lân cận. Đòi hỏi của Bắc Kinh đe dọa một loạt các quyền tự do trên biển, chứ không chỉ đe dọa quyền tự do đi lại của tàu chiến nước ngoài. Những đòi hỏi này bao gồm độc quyền của các quốc gia ven biển Đông Nam Á trong việc đánh bắt cá, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thực thi luật pháp và các quyền tài phán khác trong vùng biển của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới