Tuesday, April 23, 2024
Trang chủBiển nóngCQ-88: Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa của Việt Nam

CQ-88: Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa của Việt Nam

Trung Quốc đã nuôi ý định đánh chiếm quần đảo Trường Sa, độc chiếm Biển Đông ngay từ thời điểm đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.

Trung Quốc ấp ủ âm mưu đánh chiếm Trường Sa từ năm 1974

Ngay từ khi Trung Quốc chiếm đóng trái phép hầu hết Quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa (tháng 1/1974), một vài tướng lĩnh Bắc Kinh đã có ý định đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Có thể vào thời điểm đó, giới tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng, việc đánh chiếm 2 quần đảo này khi chúng đều nằm trong tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa [thân Mỹ] là điều kiện tốt hơn so với khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [cùng khối Xã hội Chủ nghĩa] chiến thắng và giành lại quyền kiểm soát Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Vào năm 1974, sau chuyến đi “khảo sát” tình hình quần đảo Hoàng Sa, tướng Lưu Hoa Thanh – Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc đã đệ trình bản báo cáo “Một số vấn đề cần giải quyết ở Khu vực Tuần tra-Phòng vệ Hoàng Sa”. Bản báo cáo này đã được Quân ủy trung ương và đảng ủy Hải quân Trung Quốc tán dương.

Trên cơ sở đó, viên tướng này cũng đã đề xuất ý kiến mà y đã ấp ủ từ lâu là “Trung Quốc cần nhanh chóng giải quyết vấn đề Trường Sa nếu không sẽ để lại hậu họa vô cùng”.

Trong quá trình nghiên cứu về Trường Sa, Lưu Thanh Hoa thừa nhận, quần đảo Trường Sa có giá trị kinh tế vô cùng lớn và vị trí chiến lược quan trọng.

Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, bởi là tuyến đường quan trọng tiếp giáp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là tuyến giao thông xung yếu kết nối Trung Quốc với các nước khác thông qua biển Đông, là bình phong an ninh quan trọng ở phía Nam.

 

Biển Đông – Trường Sa có nguồn lợi hải sản to lớn, đáy biển có trữ lượng lớn các nguồn tài nguyên khoáng sản, bao gồm: Sắt, đồng, mangan, phốt pho, đặc biệt nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt phong phú, cùng với trữ lượng đất hiếm rất lớn.

Dự cảm được chiến thắng của chúng ta, Lưu cho rằng, cần tấn công đánh chiếm Trường Sa, trước khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giành chiến thắng và thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vướng xử lý khủng hoảng từ cuộc Cách mạng Văn hóa và thực sự là Hải quân Trung Quốc chưa đủ khả năng tiến hành các chiến dịch cách xa bờ hàng ngàn km nên ý kiến của Lưu đã bị gác lại.

CQ-88: Cuoc chien bao ve chu quyen Truong Sa cua Viet Nam 

Một tàu chiến Trung Quốc tham gia xâm chiếm đảo của Việt Nam năm 1988

Từ năm 1975 đến nửa đầu năm 1982, Lưu lần lượt giữ các chức vụ phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Quốc phòng, Trợ lý Tổng tham mưu trưởng, phó Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Định hướng Phát triển Vũ khí Chiến lược; và Lưu vẫn ấp ủ âm mưu đánh chiếm quần đảo Trường Sa, bất kể việc chúng ta – một đồng minh trong khối Xã hội Chủ nghĩa – đã thống nhất đất nước.

Tháng 9/1982, Lưu quay trở về Quân chủng Hải quân nhậm chức Tư lệnh, sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình là “Hải quân còn rất nhiều vấn để cần phải chỉnh đốn”.

Ngay sau khi nhậm chức, Lưu cử một biên đội tàu xuống phía nam Biển Đông nhằm khảo sát và đo đạc luồng lạch của các đảo ở quần đảo Trường Sa, phục vụ cho mục đích chiếm đóng trái phép sau này.

Trong các bản báo cáo gửi Trung ương, Lưu tiếp tục đề xuất ý kiến là phải cho các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc cần phải đến các đảo, đá, bãi cạn ở Trường Sa để dựng nhà giàn, giành chỗ đứng chân để chứng minh sự hiện diện của Trung Quốc ở Trường Sa.

Quá trình Trung Quốc chuẩn bị xâm chiếm Trường Sa

Từ năm 1986, tình hình khu vực biển quần đảo Trường Sa có những diễn biến phức tạp, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á như Philippines và Malaysia… đã đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm các đảo, thuộc chủ quyền của Việt Nam và củng cố các đảo đã chiếm được.

Cuối năm 1986, Philippines đẩy mạnh việc vận chuyển xây dựng công trình trên các đảo của họ đóng giữ là đảo Song Tử Đông, Panata (hay còn gọi là Lamkiam Cay, hoặc còn có tên khác là Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn).

Cùng lúc đó ở phía nam Trường Sa, Malaysia bí mật đưa lực lượng ra chiếm đóng bãi đá Kỳ Vân và tháng 1 năm 1987, Malaysia chiếm đóng bãi đá Kiêu Ngựa, làm cho tình hình thêm căng thẳng.

Để phục vụ tiến hành cho cuộc chiến mà Lưu cho là “có lợi ích lớn cho Trung Quốc”, cuối tháng 12 năm 1986, Lưu đã cho máy bay và tàu thuyền [gồm cả tàu chiến và tàu cá vũ trang] tiến hành hoạt động trinh sát, thăm dò từ khu vực đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài.

RELATED ARTICLES

Tin mới