Friday, March 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ tiêu hủy bản đồ công nhận Đài Loan là một quốc...

TQ tiêu hủy bản đồ công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập

Theo trang tin Dazhongwang Thanh Đảo cho biết, Chính quyền thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc vừa tiêu hủy khoảng 29.000 bản đồ thế giới vẽ Đài Loan là một quốc gia.

Theo trang tin Dazhongwang Thanh Đảo, hơn 800 hộp chứa 28.908 bản đồ xuất khẩu đã bị xé tan tại một địa điểm bí mật ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, cuối tuần trước. Văn phòng Tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch của thành phố Thanh Đảo đã đưa ra quyết định này sau khi phát hiện các bản đồ trên vẽ Đài Loan là một quốc gia độc lập.

Văn phòng Tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch của thành phố Thanh Đảo cho biết đây là vụ bắt giữ những bản đồ “có vấn đề” lớn nhất trong thời gian gần đây, hứa sẽ theo dõi chặt chẽ hơn quá trình sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu bản đồ. Các bản đồ được sản xuất bởi một công ty giấu tên ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Không rõ chúng dự kiến được chuyển đến những quốc gia nào nhưng ảnh cho thấy bản đồ được in bằng tiếng Anh.

Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của Bắc Kinh và thực thi chính sách “Một nhà nước hai chế độ” đối với vùng lãnh thổ này. Để ngăn chặn và kiểm soát Đài Loan tuyên bố độc lập, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị để ngăn cản Đài Loan.

Phát biểu tại buổi kỷ niệm 40 năm ban hành Văn kiện “Thư gửi đồng bào Đài Loan”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (2/1) điểm lại lịch sử 70 năm chia cắt hai bờ eo biển Đài Loan, khẳng định nhiệm vụ lịch sử không thay đổi giải quyết vấn đề Đài Loan và thống nhất đất nước của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Theo đó, trải qua 70 năm chia tách, mối quan hệ xa cách ban đầu giữa Trung Quốc Đại lục và Đài loan đã thu hẹp lại dựa trên nguyện vọng chung của người dân hai bờ và Đài Loan có đóng góp lớn cho công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Trung Quốc và Đài Loan đã đạt được “Nhận thức chung 1992” dựa trên nguyên tắc “Một Trung Quốc” và các trao đổi chính trị giữa hai bờ đã đạt tầm cao mới. Ông Tập Cận Bình cũng đưa ra đề xuất dựa trên nền tảng chính trị chung là kiên trì “Nhận thức chung 1992”, phản đối “Đài Loan độc lập”, các chính đảng, các tầng lớp ở hai bờ eo biển hãy đề cử những nhân vật đại diện để triển khai hiệp thương dân chủ sâu rộng về tương lai dân tộc và quan hệ hai bờ và để đạt được những sắp xếp mang tính chế độ trong thúc đẩy quan hệ hai bờ phát triển hòa bình.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố không ai có thể thay đổi thực tế rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc và người dân ở hai bờ eo biển Đài Loan nên hướng tới “sự thống nhất”, nhấn mạnh Trung Quốc tôn trọng tự do pháp lý và tôn giáo của người dân Đài Loan trong khuôn khổ “một quốc gia, hai chế độ”, đồng thời khẳng định chế độ khác biệt không phải là rào cản cho việc thống nhất, thậm chí chúng cũng không phải là cái cớ cho sự ly khai. Tài sản riêng, tín ngưỡng tôn giáo, quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào Đài Loan sẽ vẫn được bảo đảm đầy đủ khi thống nhất với Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình cũng khẳng định Bắc Kinh luôn duy trì quyết tâm thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống lại các lực lượng nước ngoài can thiệp vào nỗ lực thống nhất Đài Loan bằng hòa bình cũng như những hoạt động ly khai đòi độc lập của Đài Bắc; nhấn mạnh vấn đề Đài Loan có liên quan lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và việc thống nhất “không làm tổn hại lợi ích hợp pháp của nước nào, bao gồm lợi ích kinh tế của họ tại Đài Loan”. Đáng chú ý, ông Tập Cận Bình cũng không quên đưa ra tuyên bố cảnh cáo Trung Quốc không cam kết từ bỏ sử dụng vũ lực, Bắc Kinh bảo lưu phương án áp dụng tất cả biện pháp cần thiết nhằm vào thế lực bên ngoài can thiệp và số ít phần tử ly khai “Đài Loan độc lập” cùng hoạt động ly khai. Theo ông Tập Cận Bình, việc Đài Loan trở về với Trung Quốc theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, tương tự Hồng Công và Macau, là phương án tốt nhất để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân hòn đảo này; đồng thời đưa ra 5 giải pháp để thực hiện mục tiêu thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan, bao gồm: Chung tay thúc đẩy phục hưng dân tộc và thực hiện mục tiêu thống nhất hòa bình; Tìm kiếm phương án “một đất nước, hai chế độ” cho Đài Loan; Kiên trì nguyên tắc “Một nước Trung Quốc”, bảo vệ tương lai thống nhất hòa bình với Đài Loan; Đi sâu phát triển kết nối giữa hai bờ eo biển Đài Loan để củng cố nền tảng cho thống nhất hòa bình; Nỗ lực đạt tới sự hòa hợp về tâm hồn giữa nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan để tăng cường nhận thức chung cho thống nhất hòa bình.

Trên thực tế, Đài Loan là một nền dân chủ tự trị và trên thực tế đã hoạt động như một quốc gia độc lập kể từ năm 1950, khi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc bị lực lượng cộng sản đánh đuổi ở Đại lục và chạy sang hòn đảo này.

Chính phủ Đài Loan trong quá khứ từng coi mình là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, cũng như những lãnh thổ cũ của họ. Lập trường này đã bắt đầu bị quên lãng từ đầu thập niên 1990, chuyển sang thành không tranh chấp về vị thế hợp pháp với việc Trung Quốc cai quản đại lục, dù những tuyên bố chủ quyền của Đài Loan vẫn chưa được rút lại thông qua việc sửa đổi Hiến pháp. Giải pháp chính trị được chấp nhận bởi nhiều nhóm hiện nay là giữ nguyên trạng: có nghĩa là, không chính thức coi Đài Loan là một quốc gia và ở mức tối thiểu chính thức tuyên bố không ủng hộ chính phủ nước này tuyên bố độc lập. Tuyên bố độc lập một cách chính thức là cái gì thì hiện vẫn chưa rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn trước thực tế rằng Trung Quốc chưa bao giờ kiểm soát được Đài Loan từ khi nó được thành lập và sự thực là chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đang kiểm soát Đài Loan, tự coi mình là quốc gia có chủ quyền một cách hợp pháp.

RELATED ARTICLES

Tin mới