Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiGiao dịch đẩy nhiều nước châu Phi vào bẫy nợ TQ

Giao dịch đẩy nhiều nước châu Phi vào bẫy nợ TQ

Trung Quốc đang đề xuất tiếp quản sân bay quốc tế Kenneth Kaunda nếu Chính phủ Zambia không trả được khoản nợ nước ngoài khổng lồ đúng hạn.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn ở Zambia và nhiều nước châu phi khác thông qua các khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) “vô điều kiện” nhưng hầu hết các dự án đấu thầu công khai ở các nước này đều được trao cho các nhà thầu Trung Quốc.

Trên khắp đất nước Zambia, các công ty Trung Quốc xây dựng sân bay, đường sá, nhà máy… mà chi phí phần lớn đều dựa vào vốn vay từ Trung Quốc.

Trung Quốc đang cung cấp các giao dịch hấp dẫn cho châu Phi, cả trong giao dịch tiền mặt và giao dịch thương mại đã lỗi thời hoặc khá hạn chế. Theo giới quan sát, chúng đều có vẻ rất có triển vọng nhưng thực ra lại rất nguy hiểm.

Chính phủ Zambia đã ký hợp đồng với người Trung Quốc khi không suy nghĩ gì và cố tình che đậy nhiều chi tiết nhưng tất cả mọi việc chỉ khiến sự hợp tác này biến thành chủ nghĩa thực dân thời hiện đại.

Theo đó, Trung Quốc hiện đang đề xuất tiếp quản sân bay quốc tế Kenneth Kaunda nếu Chính phủ Zambia không trả được khoản nợ nước ngoài khổng lồ đúng hạn.

Vấn đề ở đây là liệu nền kinh tế Zambia có còn đủ sức để trả khoản nợ đó hay không. Đây chính là chiến lược điển hình Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang sở hữu 60% cổ phần của tập đoàn truyền hình quốc gia Zambia, điều đó có nghĩa là, người Trung Quốc có quyền quyết định những gì được hay không được công chiếu trên các kênh truyền hình quốc gia.

Ghana cũng đang nối bước Zambia vì các nhà lãnh đạo của nước này đã bắt đầu ký kết hợp đồng với Trung Quốc.

Cụ thể, công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc, STARTIME đang dần có được vị trí trong các tổ chức lớn, các công ty khai thác lớn nhất của Ghana cũng sẽ sớm bị thâu tóm bởi một công ty Trung Quốc và nhiều công ty khác.

Tương tự, Kenya cũng vay nợ Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng dường như khó lòng hoàn trả. Truyền thông châu Phi từng nhiều lần bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể sẽ giành quyền kiểm soát những công trình trên đất Kenya.

Một trong số những tài sản mà Kenya có thể phải bàn giao là cảng Mombasa, cảng được đánh giá là lớn và tiềm năng nhất quốc gia châu Phi. Ngoài ra, danh sách này còn có cả công trình đường sắt và nhà kho container ở Nairobi.

Tháng 11/2018, hãng tài chính Moody’s của Mỹ đã cảnh báo rằng Kenya có khả năng cao sẽ bị mất quyền kiểm soát những công trình chiến lược vì nợ nần Trung Quốc.

Chính sách “ngoại giao bẫy nợ” được Trung Quốc thực hiện trên khắp thế giới. Trung Quốc phóng tay cho nhiều quốc gia không giàu có, nhưng có vị trí chiến lược, vay tiền.

Maldives được coi là quốc gia có nhiều nguy cơ nhất với những dự án sân bay và cảng biển mới, được Trung Quốc cho vay 1,25 tỷ USD. Điều này dẫn tới nợ công của Maldives leo lên mức 75% GDP của quốc gia này, trong đó 70% là nợ Trung Quốc. Năm 2017, IMF cảnh báo rằng “nợ lớn” dẫn đến nguy cơ cao với “sức khỏe” của nền kinh tế Maldives.

Cuối năm 2017, Sri Lanka đã phải gán nợ cảng Hambanbota, một trong những tuyến vận tải đông – tây nhộn nhịp nhất thế giới, trong thời hạn 99 năm cho một công ty Trung Quốc vì không thể thanh toán khoản nợ 1,4 tỷ USD để xây cảng này.

RELATED ARTICLES

Tin mới