Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTruyền thông, học giả quốc tế: Việc tàu TQ đâm chìm tàu...

Truyền thông, học giả quốc tế: Việc tàu TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông cần phải coi là hành vi tội phạm có tổ chức

Việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trong hôm 6/3 trong khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị dư luận quốc tế, khu vực lên án mạnh mẽ. Trong đó, có ý kiến cho rằng cần phải coi hành vi của Trung Quốc là hành vi tội phạm có tổ chức.

Báo chí quốc tế, khu vực đưa tin về vụ việc. (Ảnh chụp từ các trang mạng)

Các trang báo lớn hàng đầu thế giới như News.com.au, Express.co.uk, Navy Times, Japan Times, Business Insider… đồng loạt đưa tin về việc tàu cá thuộc tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam mang số hiệu QNg 90819 cùng 5 thuyền viên trên đó đã bị một tàu Trung Quốc mang số hiệu 44101 đâm chìm, khi đang hoạt động trong khu vực đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhiều ý kiến bình luận rằng đây là hành động đáng lên án của Trung Quốc, tình trạng đã diễn ra thường xuyên ở Biển Đông, song do sự đe nạt của Trung Quốc mà rất ít khi báo chí đề cập đến. Chuyên gia Greg Poling, một thành viên của Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ đã đưa đậm thông tin về vụ việc trên trên Twitter cá nhân của ông. Ông cho biết “các nước láng giềng của Trung Quốc đã trở nên bất lực trước tình trạng bạo lực và đe dọa ở cường độ thấp, liên tục đến mức đủ đảm bảo hầu như không được nhắc đến trên báo chí khu vực”. Các bài báo cũng nhắc lại việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông một cách phi lý trong suốt những năm qua và có nhiều hành động quân sự hóa, bạo lực bất chấp luật pháp quốc tế.

Tiến sĩ Constantinos Yiallourides, Chuyên gia Luật quốc tế về tranh chấp lãnh thổ tại Viện Luật quốc tế và so sánh của Anh (BIICL) cho rằng Trung Quốc có thể được coi là đang “đe dọa sử dụng và sử dụng vũ lực” ở Biển Đông.Theo Tiến sỹ Constantinos Yiallourides, trước hết phải đánh giá các hành động của Trung Quốc ở Trường Sa như xua đuổi, đâm va tàu cá các nước là việc “sử dụng vũ lực” và theo luật pháp quốc tế sẽ mở ra khả năng đáp ứng bằng hành động tự vệ. Tuy nhiên, tự vệ chỉ có thể coi là chính đáng nếu đối mặt với một cuộc tấn công vũ trang (theo Điều 51, Hiến chương Liên hợp quốc). Ông cho rằng việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc nhiều khi chỉ là tương đối nhỏ để có thể coi là tấn công vũ trang theo nghĩa pháp luật, tuy nhiên nó lại là một phần của các hành động vũ trang tiệm tiến, mà khi cộng dồn lại sẽ trở thành một sự chuyển đổi mang tính chiến lược trên lãnh thổ, có lợi cho Trung Quốc. Như vậy, cho dù mỗi lần triển khai lực lượng đơn lẻ không đủ nghiêm trọng để coi là tấn công vũ trang, nhưng nhìn một cách tổng thể, các hành động của Trung Quốc có thể nằm trong phạm vi điều chỉnh của Điều 51, Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoài ra, các quốc gia khác ngoài các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan) cũng có thể áp đặt, thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc theo Điểm 2 của Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó quy đinh “Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý” và Điểm 4 quy định “Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.

Tàu cá Việt Nam thường xuyên bị tàu Trung Quốc xuôi đuổi và tấn công khi đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, đã có gần hai chục vụ tàu cá Việt Nam khi hoạt động trong vùng ngư trường truyền thống trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc từ ngăn cản, xuổi đuổi đên đâm va và nhiều tàu trong số đó đã bị chìm, khiến mạng sống của ngư dân bị đe dọa.

Trong dư luận đang hết sức bất bình, thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc và truyền thông nước này lại ra thông báo hoàn toàn trái ngược với sự thật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 8/3 cho rằng Trung Quốc đã phát hiện tín hiệu báo động từ tàu cá Việt Nam và phái một tàu đến hỗ trợ, giải thích rằng khi đến nơi, tàu Trung Quốc đã phát hiện ra một tàu đã bị chìm. Thay vì cung cấp hỗ trợ, tàu Trung Quốc đã liên lạc với Trung tâm Tìm kiếm và Cứu nạn Hàng hải Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo,Tân hoa xã, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng… cho biết 5 ngư dân Việt Nam đã được giải cứu, song không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về người đã giải cứu họ. Trước đó, trong phát biểu họp báo thường kỳ hôm 03/01/2019, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng ngang nhiên cho rằng việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông thời gian qua là “hành động chấp pháp bình thường”.

RELATED ARTICLES

Tin mới