Saturday, April 20, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNhà báo Anh phơi bày ‘ác mộng’ ghép tạng của TQ trên...

Nhà báo Anh phơi bày ‘ác mộng’ ghép tạng của TQ trên báo Mỹ

Trung Quốc bị cáo buộc buôn bán nội tạng ‘kinh hoàng’. Mặc dù thật khó để chứng minh được điều đó bởi thân thể nạn nhân đều bị phi tang, trong khi nhân chứng duy nhất là các bác sĩ, cảnh sát và cai ngục có liên quan, nhưng vẫn có bằng chứng để đưa ra sự  kết tội đó.

Đó là nhận định đăng ngày 5/2/2019 trên Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal) có trụ sở tại Mỹ, tác giả là ông Benedict Rogers, nhà báo kiêm nhà hoạt động nhân quyền người Anh, hiện là Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, cố vấn cho Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép tạng ở Trung Quốc.

Bài phân tích có tựa đề “Ác mộng thu hoạch nội tạng người ở Trung Quốc”, được đăng trên Wall Street Journal ngày 5/2/2019, tác giả là ông Benedict Rogers, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, cố vấn cho Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép tạng ở Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình)

Ông Rogers cho hay cáo buộc trên liên quan đến việc có rất nhiều tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các Phật tử Tây Tạng và những người theo đạo Cơ đốc tại gia, đã buộc phải kiểm tra sức khỏe, và bị mổ cướp nội tạng. Số nội tạng này đã được sử dụng trong các thương vụ cấy ghép nội tạng khổng lồ.

Được biết, bệnh nhân ở Trung Quốc, bao gồm cả người nước ngoài, được hứa hẹn cấy ghép nội tạng chỉ trong vòng vài ngày. Cựu quốc vụ khanh Canada David Kilgour, luật sư David Matas, nhà báo Mỹ Ethan Gutmann và một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác nhận điều này bằng cách đưa một số người vào bệnh viện Trung Quốc, giả làm bệnh nhân.

Các học viên Pháp Luân Công tại Pháp thỉnh nguyện trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris ngày 20/7/2010 nhằm kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp đẫm máu đối với các học viên ở đại lục. Trái ngược với Pháp và hơn 100 quốc gia, Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay (Ảnh: Minh Huệ)

Bác sĩ Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc và là chủ tịch Ủy ban cấy ghép nội tạng, đã yêu cầu 2 lá gan dự phòng cho ca ghép gan trong năm 2005, và đã có được chúng ngay sáng hôm sau đó. Trong khi ở hầu hết các nước phương Tây tiên tiến nhất, bệnh nhân phải chờ đợi hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm, để được cấy ghép.

Vào năm 2016, các ông Kilgour, Matas và Gutmann xuất bản một báo cáo, mang tên: “Thu hoạch Đẫm máu/ Đại thảm sát: Bản cập nhật”, dựa trên nghiên cứu trong vòng 10 năm, bắt đầu từ năm 2006. Theo bản báo cáo cập nhật này, ước tính có khoảng từ 60.000 đến 100.000 nội tạng, được cấy ghép mỗi năm ở các bệnh viện của Trung Quốc.

Nhà báo điều tra Ethan Gutmann, tác giả cuốn The Slaughter (tạm dịch: Đại thảm sát) viết về tình trạng mổ cướp nội tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn (Ảnh: Lisa Fan/Epoch Times)

Vậy nội tạng đó đến từ đâu? Trung Quốc tuyên bố họ có hệ thống hiến tạng tự nguyện lớn nhất châu Á và đã ngừng sử dụng nội tạng của các tù nhân vào năm 2015. Nhưng trên thực tế nước này không có truyền thống hiến tạng tự nguyện, ông Rogers lưu ý.

Năm 2010, con số chính thức hiến tạng tự nguyện của Trung Quốc là 34 người. Năm 2018, Trung Quốc vẫn chỉ có khoảng 6.000 người hiến tạng chính thức, và được cho là đã hiến tặng hơn 18.000 nội tạng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Báo cáo ‘Thu hoạch Đẫm máu’ ước tính “số ca cấy ghép ở một số ít bệnh viện” dễ dàng vượt quá con số này.  Chỉ riêng Bệnh viện Trung tâm Thứ nhất Thiên Tân đã thực hiện hơn 6.000 ca cấy ghép mỗi năm, trong khi ở Trung Quốc có tổng cộng 712 bệnh viện tiến hành các ca ghép gan và thận. Bác sĩ Hoàng khẳng định Trung Quốc sẽ tiến hành cấy ghép nội tạng nhiều nhất thế giới vào năm 2020, vượt xa con số 40.000 mỗi năm của Mỹ.

Media player poster frame
 
Trung Quốc: còn không cơn ác mộng mổ cướp tạng tù nhân?
 Các con số thống kê của Trung Quốc là không hợp lý. Để cung cấp nội tạng phù hợp và khỏe mạnh trong vòng chỉ vài ngày cho các bệnh nhân ở hàng trăm bệnh viện, với nguồn cung cấp nội tạng chỉ từ vài nghìn người hiến tặng tự nguyện mỗi năm thì không thể đủ. Chắc chắn phải có một nguồn nội tạng không tự nguyện, mới có thể đáp ứng được nhu cầu ghép tạng cao như vậy. Số nội tạng từ tử tù cũng không đủ. Mặc dù số người bị hành quyết ở Trung Quốc nhiều hơn tổng số người bị xử tử ở tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại, nhưng vẫn chỉ khoảng vài nghìn tử tù mỗi năm. 

Bên cạnh đó, luật pháp Trung Quốc quy định các tù nhân bị kết án tử hình, phải bị hành quyết trong vòng 7 ngày, không đủ thời gian để có thể sẵn sàng các bước ghép tạng theo yêu cầu, như trong thực tiễn ở Trung Quốc, ông Rogers nhận xét.

Ông Benedict Rogers, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ Anh, chia sẻ bài viết mới của ông về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức tại Trung Quốc, đăng trên The Spectator. Bài viết có tựa đề: “Thế giới không thể làm ngơ những lời buộc tội rằng Trung Quốc thu hoạch nội tạng nội tạng cưỡng bức” ( The world can’t ignore the accusations that China has forcibly harvested organs)

Điều đó đã khiến các nhà điều tra kết luận rằng các tù nhân lương tâm là nguồn cung cấp chính cho  hầu hết số nội tạng ‘bí ẩn’. Chứng cứ là rất đa dạng, trong đó các cựu tù nhân lương tâm đã nhiều lần làm chứng rằng họ bị buộc phải xét nghiệm máu và khám sức khỏe bất thường khi ở trong tù. Kết quả xét nghiệm sau đó được đưa vào cơ sở dữ liệu nguồn cung cấp nội tạng sống, phục vụ cho việc cấy ghép theo yêu cầu. Khi một bệnh nhân cần một nội tạng nào đó, thì một tù nhân lương tâm có trong danh sách, sẽ bị mổ cướp nội tạng.

Pháp Luân Công, một môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc, theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp từ năm 1999. Trong năm 2006, trong vai những người tìm mua nội tạng, các nhà nghiên cứu nói tiếng Trung Quốc đã hỏi liệu họ có thể có được nội tạng của các học viên Pháp Luân Công để cấy ghép? Các bệnh viện Trung Quốc đều xác nhận họ có sẵn nội tạng theo yêu cầu.

Media player poster frame
 

Bác sỹ Trung Quốc trở thành những kẻ giết người như thế nào?

 
 

Bác sĩ Enver Tohti, nguyên bác sĩ phẫu thuật từ Tân Cương, người đã làm chứng tại các nghị viện của Anh, Ailen và châu Âu, về việc cưỡng bức lấy nội tạng từ một tù nhân vào năm 1999, nhớ lại: “Chúng tôi đã được yêu cầu đợi phía sau một ngọn đồi, và đi vào cánh đồng ngay khi chúng tôi nghe thấy tiếng súng. Một lúc sau, có tiếng súng nổ. Không phải một, mà là nhiều tiếng súng nổ. Chúng tôi lao vào cánh đồng. Một viên sĩ quan cảnh sát vũ trang đã tiếp cận chúng tôi và chỉ cho nơi tôi phải đi. Anh ta dẫn chúng tôi lại gần, rồi chỉ vào một cơ thể, nói: ‘Đây là người cần xử lý’. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật trưởng của chúng tôi từ đâu đó xuất hiện và bảo tôi cắt gan và 2 quả thận”.

Theo lời bác sĩ Tohti, ông đã nghe theo lệnh, cắt gan và thận trong khi trái tim người đàn ông vẫn đang đập.

Media player poster frame
 

Lời thú tội của bác sỹ Trung Quốc mổ cướp nội tạng

 Các chuyên gia trên khắp thế giới đã làm chứng cho tội ác này của Trung Quốc. Israel, Đài Loan và Tây Ban Nha đã cấm người dân du lịch đến Trung Quốc để cấy ghép tạng.  Các báo cáo viên Liên Hợp Quốc đã yêu cầu Bắc Kinh giải thích về  nguồn nội tạng ở Trung Quốc, nhưng đã không nhận được phản hồi nào từ nước này.

Tòa án Độc lập về nạn mổ cướp nội tạng từ tù nhân Lương tâm ở Trung Quốc, đã xem xét vấn đề. Ông Geoffrey Nice, người đã truy tố cựu Tổng thống Nam Tư cũ Slobodan Milošević, đứng đầu bồi thẩm đoàn, bao gồm các luật gia và các chuyên gia. Tại phiên tòa, có 30 nhân chứng, bao gồm những người tị nạn trốn thoát khỏi cuộc đàn áp sau khi bị giam giữ ở Trung Quốc. 12 học viên Pháp Luân Công đã đưa ra lời khai trong phiên xét xử, mô tả chi tiết những hình thức tra tấn mà họ phải chịu đựng ở Trung Quốc, kể cả bức thực, bỏ đói, sốc điện và đánh đập. Hôm 10/12/2018, sau 3 ngày xét xử công khai, tòa đã đưa ra một phán quyết tạm thời, trong đó có đoạn: “chắc chắn đều nhất trí, không có gì phải nghi ngờ, rằng nạn mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài, liên quan đến một số lượng rất lớn các nạn nhân… do các tổ chức nhà nước hoặc tổ chức do nhà nước cấp phép, hoặc cá nhân thực hiện”.

Phán quyết tạm thời này được đưa ra với hy vọng rằng nó có thể “cứu những người vô tội khỏi bị tổn hại. Nếu Trung Quốc có phản ứng, tôi sẽ lắng nghe họ”, ông Rogers khẳng định.

RELATED ARTICLES

Tin mới