Saturday, April 20, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiện5 nước thành viên phản đối chuyến thăm EU của TQ

5 nước thành viên phản đối chuyến thăm EU của TQ

Thứ Hai tới (8/4), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tới thăm châu Âu để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Liên minh châu Âu (EU). Theo truyền thông Hồng Kông, chuyến đi của ông Lý Khắc Cường không nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên EU như Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển và Hà Lan.

Trước đó, truyền thông Anh đưa tin, trong một tuyên bố dự thảo EU đã yêu cầu Trung Quốc mở cửa thị trường trong một thời gian giới hạn.

Vào thứ Ba tuần sau (ngày 9/4), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ có cuộc họp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch hội đồng châu Âu Donald Tusk, và dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố chung. Tuy nhiên, tuyên bố chung khả năng sẽ có trở ngại, vì các nước thành viên EU trước đó đã chất vấn chính quyền Trung Quốc về hành vi hạn chế các công ty châu Âu thâm nhập thị trường Trung Quốc, theo SCMP.

Reuters ngày 20/3 đưa tin, EU đã ban hành một tài liệu cho tất cả các quốc gia thành viên, yêu cầu tất cả các nước phối hợp, hình thành lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh. 

Tại hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc năm nay, EU dự kiến sẽ yêu cầu chính quyền Trung Quốc mở cửa thị trường trong khoảng thời gian giới hạn, để EU không còn là vật hy sinh và người bị hại vì bị ĐCSTQ phân biệt đối xử với các doanh nghiệp Trung Quốc, theo Reuters.

Reuters đã nhận được một tuyên bố chung do EU soạn thảo, trong đó EU – Trung Quốc trước mùa hè năm nay, phải “đạt được sự đồng thuận về hàng loạt yêu cầu ưu tiên xoá bỏ rào cản tiếp cận thị trường và yêu cầu mà các doanh nghiệp phải đối mặt,” và, “ít nhất trước khi hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc tiếp theo vào năm 2020 – thời hạn cuối cùng giải quyết nhanh chóng các rào cản còn lại”.

Theo phân tích của các nhà quan sát, tuyên bố chung đã bị mắc kẹt, hoặc ĐCSTQ đã từ chối yêu cầu của EU.

SCMP cho biết sau Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc năm ngoái, Đặc phái viên Bắc Kinh đã tham khảo ý kiến EU trong vài tháng, với hy vọng tại hội nghị thượng đỉnh năm nay sẽ đạt được tuyên bố chung, và Bắc Kinh luôn từ chối đề cập trong bất kỳ tuyên bố nào có liên quan đến việc thiết lập một “cơ chế quy định trật tự quốc tế”.

Ngoài ra, các nước thành viên EU không hài lòng với “Luật đầu tư nước ngoài” mà ĐCSTQ vừa thông qua trong năm nay.

Nguồn tin nói rằng EU hy vọng, đối với các công ty châu Âu đến Trung Quốc đầu tư sẽ nhận được một chính sách “nới lỏng” hơn, nhưng luật mới này không giải quyết các mối quan tâm chủ yếu của EU, đặc biệt, ĐCSTQ còn ban hành một danh sách dài các ngành công nghiệp bị cấm đầu tư ở Trung Quốc.

Chính phủ Bắc Kinh đã đối xử “thiên vị” đối với các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước, điều này gây khó khăn cho các công ty châu Âu đang và sắp hoạt động tại Trung Quốc.

Theo NTD, ĐCSTQ đã khẩn trương thông qua “Luật Đầu tư nước ngoài”, vốn bị cáo buộc chỉ giải quyết vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc và trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ mà Hoa Kỳ tập trung trong đàm phán thương mại, tuy nhiên để đối phó với áp lực quốc tế, ĐCSTQ đã ban hành một số luật liên quan, nhưng nó chưa bao giờ được thực thi.

Khi chính phủ Hoa Kỳ phát động một cuộc phản công toàn diện đối với tham vọng bành trướng và “xâm lược kinh tế” của ĐCSTQ, một cuộc chiến tranh lạnh mới đã bắt đầu. EU sẽ sát cánh cùng Hoa Kỳ, đặt định nghĩa mới cho Trung Quốc là “đối thủ toàn diện”.

Tờ Mainichi Shimbun Nhật Bản báo cáo, trong cuộc hội đàm bốn bên giữa Trung Quốc, Pháp, Đức và EU tổ chức tại Pháp vào ngày 26/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron yêu cầu ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc “tôn trọng sự đoàn kết của EU”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi Bắc Kinh thay đổi tình trạng bất bình đẳng thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu.

Bloomberg cũng đưa tin, ở Đức ông Jean-Claude Juncker cũng chỉ trích mạnh mẽ sự bất công thương mại của Bắc Kinh và kế hoạch “Vành đai và Con đường” vào ngày 1/4.

Ông Vương Siêu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố vào ngày 3/4, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đến thăm châu Âu từ ngày 8 đến 12/4 và tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc tại trụ sở EU ở Brussels vào ngày 9/4, vào ngày 12/4, ông Lý sẽ thăm chính thức Croatia và tham dự cuộc họp các nhà lãnh đạo “16 + 1” lần thứ 8 giữa Trung Quốc và các nước khu vực Đông và Trung Âu.

RELATED ARTICLES

Tin mới