Saturday, April 20, 2024
Trang chủBiển nóngĐài Loan kiên cường trước Bắc Kinh luôn gây hấn

Đài Loan kiên cường trước Bắc Kinh luôn gây hấn

Tuần qua, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã làm nức lòng những người yêu độc lập tự do trên thế giới khi đã có những phát biểu mạnh mẽ chống lại sự chèn ép của Trung Quốc đối với đất nước của bà.

Hôm thứ Hai 1/4, đáp lại việc Trung Quốc cho chiến cơ bay qua đường trung tuyến ở Eo biển Đài Loan, bà Thái tuyên bố: “Với tư cách là tổng thống, tôi sẽ chiến đấu cùng với mỗi chiến binh cho đến cuối cùng. Chúng tôi sẽ không để mất một tấc đất lãnh thổ nào của quốc gia”.

Thông qua bài đăng trên Facebook được công bố vào trưa ngày 1/4 có cả chữ ký của tổng thống, bà Thái Anh Văn đã ra lệnh cho quân đội tiến hành trục xuất mạnh mẽ và ngay lập tức chống lại bất kỳ máy bay nào cố tình vượt qua ranh giới giữa Đài Loan và Trung Quốc, theo Taiwan News. “Tôi đã ra lệnh cho quân đội tiến hành trục xuất mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích nào bằng cách xâm phạm đường trung tuyến [vào phía Đài Loan]”.

Nữ Tổng thống mạnh mẽ

Từ khi còn là ứng viên Tổng thống, bà Thái đã tỏ rõ thái độ dứt khoát trong việc bảo vệ chủ quyền cho hòn đảo. Trong vòng bầu cử tổng thống năm 2012, bà Thái tuyên bố không đồng ý với Đồng thuận năm 1992 là cơ sở cho các cuộc đàm phán giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục, rằng một sự đồng thuận như vậy chỉ phục vụ cho “Nguyên tắc Một Trung Quốc” và “không có sự đồng thuận nào như vậy tồn tại” bởi vì phần lớn công chúng Đài Loan không nhất thiết phải đồng ý với sự đồng thuận này. Bà tin rằng các cuộc tham vấn rộng rãi nên được tổ chức ở tất cả các cấp trong xã hội Đài Loan để quyết định cơ sở nhằm tiến hành đàm phán với Bắc Kinh, được mệnh danh là “sự đồng thuận của Đài Loan”.

Thai Anh VanTổng thống Thái Anh Văn phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc cho chiến cơ vượt qua ranh giới ở Eo biển Đài Loan hôm 31/3/2019. (Ảnh: VP Tổng thống)

Trong vòng bầu cử năm 2016, bà Thái đã gây chú ý hơn khi lấy phương châm “duy trì hiện trạng” trở thành tâm điểm chính sách của đảng. Bà tuyên bố sẽ làm việc trong khuôn khổ thẩm quyền của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ngoài việc duy trì tiến bộ trong các mối quan hệ xuyên eo biển của các chính phủ trước đó, trong khi vẫn bảo tồn “tự do và dân chủ” cho cư dân Đài Loan.

Bà Thái tin vào tầm quan trọng của các liên kết kinh tế và thương mại với Trung Quốc đại lục, nhưng đã công khai lên tiếng chống lại Hiệp định khung hợp tác kinh tế (ECFA), một hiệp định thương mại ưu đãi làm tăng liên kết kinh tế giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Bà thường hỗ trợ đa dạng hóa các đối tác kinh tế của Đài Loan.

Trước cái chết của người được trao giải Nobel Hòa bình Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, người đã chết vì suy nội tạng khi bị chính quyền Bắc Kinh giam giữ, bà Thái đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc “thể hiện sự tự tin tham gia cải cách chính trị để người Trung Quốc có thể hưởng các quyền Chúa ban cho con người như tự do và dân chủ”.

Đáng chú ý, trong một bài phát biểu vào tháng 1/2019, bà Thái tuyên bố rằng Đài Loan không công nhận Đồng thuận năm 1992 và không chấp nhận cơ chế “một quốc gia, hai chế độ”.

Không chỉ mạnh mẽ chống lại những uy hiếp từ Bắc Kinh đối với chủ quyền của đảo quốc, Tổng thống Đài Loan còn kêu gọi cả thế giới chung tay  kiềm chế Trung Quốc. “Chúng ta cần hợp tác để tái khẳng định các giá trị dân chủ và tự do nhằm kiềm chế Trung Quốc, giảm thiểu bành trướng ảnh hưởng bá chủ của Đại lục”, bà Thái nói với AFP hôm 25/6/2018. “Đây không chỉ là thách thức của riêng Đài Loan, mà là thách thức của cả khu vực và thế giới nói chung, bởi vì hôm nay là Đài Loan, nhưng ngày mai có thể là bất kỳ quốc gia nào khác phải đối mặt với bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh”.

Đài Loan và Trung Quốc có gì khác?

Nhiều người đặt vấn đề: Người Trung Quốc và người Đài Loan đều cùng một gốc, là “anh em”, tại sao không thể về chung một nhà?

Thực ra, Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) và Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) hiện nay có những khác biệt rất lớn về chính trị, tư tưởng, văn hóa và kinh tế-xã hội.

Đài LoanSự tự do dân chủ trong bầu cử tại Đài Loan. (Ảnh: Blogspot.com)

Đầu tiên, về chính trị, Trung Quốc theo chế độ xã hội chủ nghĩa, nơi chỉ có một đảng được cầm quyền là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong khi đó, Đài Loan theo chế độ dân chủ, đa nguyên đa đảng.

Về tư tưởng, ĐCSTQ tuyên truyền thuyết vô thần, và chống lại hầu như tất cả các tôn giáo/tín ngướng, từ Thiên Chúa giáo La Mã (Công giáo) cho đến Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Tân Cương. Các tín đồ Công giáo ở Trung Quốc bị ép theo hệ thống Công giáo Yêu nước, nơi các giáo sĩ do Bắc Kinh tấn phong; những người không theo Công giáo Yêu nước thì phải hoạt động ngầm.

Với Phật giáo Tây Tạng, Bắc Kinh đã tiến hành rất nhiều đàn áp với người Tây Tạng, đốt chùa và các cơ sở Phật giáo, thậm chí gần đây tuyên bố Đạt Lai Lạc Ma tái sinh cũng phải theo luật của Bắc Kinh!

Với Hồi giáo Tân Cương, Bắc Kinh gần đây bị LHQ tố cáo đã tiến hành giam giữ cả triệu người Tân Cương trong các trại tập trung, và ép họ phải học tập những tuyên truyền của ĐCSTQ. Tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc dường như là một điều không tưởng.

Tất cả các tôn giáo nêu trên đều được tôn trọng và tự do hoạt động ở Đài Loan. Nhưng nổi bật nhất là sự đối lập giữa Đài Loan và Trung Quốc về chính sách dành cho Pháp Luân Công – một môn khí công tu luyện cổ xưa chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

ĐCSTQ với chủ nghĩa vô Thần đã tiến hành cuộc đàn áp dã man đối với những người tập môn khí công này ở đại lục. Thậm chí, tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công – một tội ác chống lại loài người và bị thế giới lên án, cũng có sự tiếp tay của chính quyền Trung Quốc.

Trái lại, Pháp Luân Công được chính quyền Đài Loan công khai ủng hộ và đã phát triển mạnh mẽ ở đây. Nhiều trường học ở Đài Loan thậm chí còn cử các giáo viên tham gia khóa học Pháp Luân Công miễn phí trong dịp nghỉ hè. Các học viên Pháp Luân Công cũng được mời đến dạy cho các tù nhân luyện tập.

Pháp Luân CôngNét an yên trên khuôn mặt cậu học trò khi đang tập Pháp Luân Công ở một trường tiểu học tại Đài Loan (Ảnh: Minhhui.org)

Sự phổ biến của Pháp Luân Công ở Đài Loan được thể hiện qua những lời khen ngợi của quan chức chính phủ thuộc tất cả các đảng phái. Cựu Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu, từng phát biểu rằng những nguyên tắc đạo đức và bài giảng của Pháp Luân Công đã “giúp hàng triệu người khỏe mạnh và nâng cao đạo đức”.

Về văn hóa, Người Trung Quốc và Đài Loan đều là con cháu của Tam Hoàng Ngũ Đế, đều trải qua 5.000 năm văn hóa Thần truyền. Thế nhưng Trung Quốc – đất nước được mệnh danh có bề dày lịch sử trải hàng nghìn năm, dường như lại đang đánh mất những nét tinh hoa trong văn hóa mà cha ông truyền lại. Trái lại, Đài Loan mới chính là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa Thần truyền một cách vẹn nguyên nhất.

Truyền thống này có lẽ bắt nguồn từ một câu nói của cố lãnh đạo Tưởng Giới Thạch: “Đất nước bị diệt vong rồi còn có thể phục hưng, văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả sẽ bị hủy diệt”.

Trong khi đó, vào những năm 60 thế kỷ trước, Trung Quốc chìm trong khói lửa tang thương của các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là “Đại Cách mạng văn hóa”. Nhà cầm quyền ra lệnh hủy diệt nhiều di sản văn hóa, đào xới, phá hủy tận gốc rễ tinh thần văn hóa Thần truyền 5.000 năm.

Về kinh tế, với GDP bình quân gấp 2,8 lần Trung Quốc, Đài Loan là một trong những nơi sạch sẽ và đáng sống nhất thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc – nền kinh tế thứ 2 thế giới, hiện đối mặt với hàng loạt các vấn đề xã hội nghiêm trọng.

Media player poster frame
 

Đài Loan khác gì Trung Quốc

  Mỹ đang thay đổi chính sách với Đài Loan?

Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) sẽ chuyển sang địa điểm mới vào ngày 6/5 tới, đây được xem là biểu tượng cụ thể nhất cho những chuyển biến trong chính sách của Mỹ với hòn đảo tự trị.

Gần 500 người bao gồm cả nhân viên quân sự sẽ chuyển đến khu phức hợp trị giá 255 triệu USD tọa lạc tại quận Nội Hồ (thành phố Đài Bắc). Trụ sở AIT mới mất 9 năm xây dựng, có văn phòng 5 tầng cùng một số tòa nhà khác. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách văn hóa – giáo dục Marie Royce gọi đây là biểu tượng cho mối quan hệ “mạnh mẽ, sống động” giữa hai bên trong thế kỷ 21.

AITTrụ sở mới của Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT). (Ảnh: SCMP)

AIT được thành lập năm 1979 sau khi Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và công nhận chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ, đơn vị này được giao nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích Mỹ tại Đài Loan. Giám đốc AIT đều hưởng đặc quyền ngoại giao.

Trung Quốc luôn xem Đài Loan như phần lãnh thổ không thể tách rời. Vì vậy mà AIT 40 năm nay luôn hoạt động âm thầm nhằm tránh khiêu khích.

Tuy nhiên cơ quan đại diện cho lợi ích Mỹ ngày càng nổi danh kể từ lúc ông Donald Trump làm Tổng thống. Tân Giám đốc AIT Brent Christensen vừa giữ chức từ năm ngoái cứng rắn hơn những người tiền nhiệm.

Ông không ngại lên tiếng ủng hộ Đài Loan và chỉ trích Trung Quốc, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Đạo luật quan hệ Đài Loan – văn bản giúp xác định mối quan hệ với hòn đảo tự trị – có hiệu lực. Christensen tháng trước còn trở thành Giám đốc AIT đầu tiên họp báo chung cùng cơ quan phòng vệ Đài Loan để thông báo khởi động cơ chế đối thoại mới.

Đáng chú ý hơn, AIT ngày 3/4/2019 đã xác nhận quân nhân Mỹ (gồm sĩ quan lục quân, hải quân, không quân, thủy quân lục chiến) có sự hiện diện tại AIT kể từ năm 2005 và sẽ tiếp tục có mặt. Dù đây là “bí mật” ai cũng biết, nhưng AIT trước nay chẳng hề khẳng định mà chỉ nói rằng có một số ít nhân viên Mỹ phối hợp cùng lực lượng an ninh Đài Loan.

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại – quốc phòng cơ quan lập pháp Đài Loan Vương Định Vũ thậm chí tuyên bố Mỹ đang dần “bình thường hóa” quan hệ với Đài Loan, giống như phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Ngoại trưởng Pompeo trước Hạ viện Mỹ hôm 27/3 cho biết chính quyền Trump có cái nhìn toàn diện hơn các chính quyền trước về mối nguy từ Trung Quốc cũng như về nỗ lực giúp Đài Loan giữ lại số đồng minh ngoại giao ít ỏi. Ông cam kết tận dụng Đạo luật Đi lại Đài Loan (TTA) nâng tầm quan hệ.

TTA được thông qua năm ngoái, cho phép quan chức mọi cấp của Mỹ và Đài Loan tiến hành những chuyến thăm lẫn nhau.

Trước đó, nghị sĩ Steve Chabot kêu gọi chính quyền Trump thách thức nguyên tắc “một Trung Quốc”. Hạ viện Mỹ đầu tuần vừa giới thiệu nghị quyết tái khẳng định cam kết của nước này với Đạo luật quan hệ Đài Loan.

Sự ủng hộ của Hoa Kỳ, cộng với thái độ cương quyết của Tổng thống Thái Anh Văn, khiến giới quan sát hy vọng Đài Loan sẽ gìn giữ được sự độc lập và khác biệt của mình trước những đe dọa liên tục Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới