Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNghị sỹ Đức kêu gọi châu Âu lên án chính quyền TQ...

Nghị sỹ Đức kêu gọi châu Âu lên án chính quyền TQ về tự do tín ngưỡng

Khi Trung Quốc tiếp tục coi thường quyền tự do tín ngưỡng mà quốc tế bảo vệ, thì sự im lặng của Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề này là không ổn, theo ông Thomas Mann, nghị sỹ Đức tại Nghị viện châu Âu, đăng ngày 8/4/2019 trên The Parliament Magazine, tạp chí chuyên đưa tin về Nghị viện châu Âu.

“Trong suốt một năm qua, Trung Quốc đã trải qua sự suy giảm đáng kể về khía cạnh công nhận và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng vốn được quốc tế bảo vệ”, ông Mann viết. “Có nhiều báo cáo về việc hàng triệu công dân Trung Quốc bị cầm tù, bị đuổi khỏi nhà, bị tấn công và thậm chí bị giết hại vì các hoạt động tín ngưỡng của họ.”

Nghị sỹ Mann khẳng định “Im lặng không phải là vàng” trong vấn đề tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc.

Tạp chí The Parliament Magazine đăng bài bình luận về tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc của ông Thomas Mann, nghị sỹ Đức thuộc Nghị viện châu Âu (Ảnh chụp màn hình)

Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng hàng loạt các chiến thuật đàn áp trực tiếp vượt trên các nguyên tắc đạo đức và pháp lý quốc tế, Nghị sỹ Thomas Mann cho biết.

Một số ví dụ về các chiến thuật này có thể được tìm thấy trong việc hợp pháp hóa những “trại cải tạo” dùng để chuyển hóa những người có đức tin, như các tín đồ Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, ép buộc họ ký vào các đơn tuyên bố từ bỏ đức tin của mình.

Ông Mann cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn ra lệnh lục soát nhà dân, tịch thu các sách có nội dung tín ngưỡng hoặc đồ vật tôn giáo, sau đó đem đi tiêu huỷ.

“Các chính sách chỉnh đốn hoạt động tín ngưỡng của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến tín ngưỡng tất cả các nhóm thiểu số có đức tin”, ông Mann khẳng định. Ông cho biết: “Tuy nhiên, phần tồi tệ nhất của mệnh lệnh này là nhắm vào khoảng một triệu người dân tộc Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công hiện đang bị giam giữ trong cái gọi là trại cải tạo giáo dục.”

Với nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn và các bài công pháp thuộc trường phái Phật gia, Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp trở thành mục tiêu đàn áp của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1999 đến nay.

Các học viên Pháp Luân Công tại Đức ngồi thiền bên cạnh một quầy thông tin, được dựng đối diện Nhà thờ Cologne, bang North Rhine-Westphalia, từ ngày 25-27/8/2017 để công bố thông tin về cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với các học viên ở đại lục (Ảnh: Minh Huệ)

Các nhóm người theo Cơ Đốc giáo cũng bị ảnh hưởng, nghị sỹ Mann viết trên tạp chí về Nghị viện châu Âu: “Các nhà thờ bị đóng cửa và các mục sư bị bắt giam, tra tấn; lễ Giáng sinh năm vừa qua (2018) được tổ chức dưới sự giám sát gắt gao”.

Với quan điểm vô thần, ĐCSTQ coi đức tin của người dân là một mối đe dọa đối với sự cầm quyền của Đảng. Để kiểm soát tín ngưỡng của người dân, ĐCSTQ tự quy định các hoạt động tôn giáo thành hai loại riêng biệt, “hợp pháp” và “bất hợp pháp”.

ĐCSTQ liên tục công khai phá huỷ những nơi tín ngưỡng công cộng của người dân và các bức tượng Phật Đạo Thần, hơn nữa họ còn bắt giam tra tấn hòng chuyển hoá, ép buộc những người có tín ngưỡng từ bỏ đức tin của mình. (Ảnh: ET ghép ảnh).

ĐCSTQ cũng lựa chọn người đứng đầu các nhóm tôn giáo, một số người thậm chí còn là đảng viên. Đối với các nhóm mà Đảng không thể kiểm soát thông qua người đứng đầu, ĐCSTQ tuyên bố đó là bất hợp pháp và thuộc đối tượng đàn áp. Một ví dụ điển hình là Pháp Luân Công, môn khí công mà bất kỳ ai cũng có thể theo tập, không cần ghi danh, không có người đứng đầu.  

Vì ĐCSTQ không thể kiểm soát Pháp Luân Công thông qua người đứng đầu, họ chỉ có cách đàn áp, theo luật sư nhân quyền Canada David Matas, người được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2010 nhờ những cống hiến trong việc phơi bày nạn mổ cướp nội tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

“Nếu tìm hiểu điều gì đang diễn ra với các nhà thờ Công giáo ở Trung Quốc, bạn sẽ thấy ĐCSTQ bổ nhiệm giám mục; với Phật giáo, Đảng chọn ra Ban Thiền Lạt Ma; với Hồi giáo, Đảng cử cả lãnh tụ Hồi giáo”, luật sư Matas phát biểu tại Hội nghị Bàn tròn (Roundtable) năm 2017.

“Nhưng họ không thể làm thế với Pháp Luân Công, và vì họ không thể kiểm soát bằng cách bổ nhiệm người đứng đầu Pháp Luân Công nên họ chỉ còn cách đàn áp. Điều này phần nào lý giải vì sao có cuộc bức hại, nhưng nó cũng cho thấy sức mạnh của pháp môn này, vì Pháp Luân Công không thể bị hủy hoại bằng cách bổ nhiệm người đứng đầu do Đảng chỉ định, bởi vì Pháp Luân Công không có người đứng đầu.”

Media player poster frame
 

Giải mã thất bại của Trung Quốc khi che giấu sự thật về Pháp Luân Công

 Trong những tháng gần đây, Nghị viện châu Âu đã tổ chức một số sự kiện để lắng nghe những lời chứng thực từ những người đã trốn thoát khỏi các trại cải tạo giáo dục từ Trung Quốc, theo nghị sỹ Mann.

Hôm 6/4/2019 ở Washington, hàng trăm người đã tập trung để phản đối Trung Quốc lạm dụng nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ có hành động ngăn chặn vi phạm của Bắc Kinh. (Ảnh: chụp màn hình từ video của Anadolu Agency).

Nghị sỹ Mann cho rằng: “Những sự kiện như vậy nên được khuyến khích; chúng gửi đi một thông điệp rằng, EU tin vào các nguyên tắc nhân quyền và coi trọng quyền tự do ngôn luận; EU không tha thứ cho các hành động của ĐCSTQ.”

Ông Mann nhận định người dân mọi tầng lớp ở châu Âu cần lên tiếng và nâng cao nhận thức về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. 

Nghị sỹ Mann cũng bày tỏ mối quan ngại về việc EU vẫn tiếp tục đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề đầu tư và thương mại trong khi làm ngơ trước các báo cáo về vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh, điều đó đồng nghĩa với việc cộng đồng quốc tế không tôn trọng các giá trị của chính họ.

“EU và phần còn lại của thế giới cần phải bày tỏ thái độ về các báo cáo này”, ông Mann khẳng định.

Lời kêu gọi của vị nghị sỹ người Đức là một trong nhiều động thái diễn ra trên thế giới gần đây, nhằm gia tăng áp lực yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt đàn áp đức tin. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thấy chính quyền của ông sẽ tiếp tục thực thi chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc về vấn đề tự do tín ngưỡng, phù hợp với nguyện vọng của các nhà lập pháp Hoa Kỳ trong những năm qua.

RELATED ARTICLES

Tin mới