Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCơ chế tham vấn song phương TQ và Philippines ở Biển Đông...

Cơ chế tham vấn song phương TQ và Philippines ở Biển Đông có thực sự hiệu quả?

Từ năm 2015 đến nay, Trung Quốc và Philippines đã tiến hành tổng cộng 4 lần nhóm họp về cơ chế tham vấn song phương. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa hai nước vẫn chưa có bất kỳ kết quả tích cực nào, thậm chí còn ngày càng nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc vẫn liên tục có hoạt động leo thang ở Biển Đông và vùng biển của Philippines.

Các cuộc tham vấn song phương giữa TQ và Philippines ở Biển Đông. Nguồn: Tân hoa xã

Tại cuộc tham vấn lần thứ nhất ở Quý Châu (Trung Quốc) vào tháng 5/2015, hai bên loan báo đã đánh giá, trao đổi quan điểm liên quan vấn đề Biển Đông, bàn bạc về khả năng hợp tác hàng hải và việc thiết lập các nhóm công tác kỹ thuật liên quan, nhất trí các vòng tham vấn tiếp theo sẽ diễn ra luân phiên ở Trung Quốc và Philippines, trong khoảng thời gian 6 tháng một lần. Tuy nhiên, hai nước chưa đạt được thỏa thuận nào.

Đến cuộc tham vấn thứ hai ở Manila (Philippines) vào tháng 2/2018, hai bên cũng chỉ trao đổi các sáng kiến chung chung liên quan vấn đề Biển Đông và đạt được thỏa thuận mang tính hình thức về việc triệu tập các nhóm công tác kỹ thuật trong những lĩnh vực như ngư nghiệp, dầu khí, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển và an ninh chính trị.

Tại cuộc tham vấn thứ ba ở Trung Quốc vào tháng 10/2018, do Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu và Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique A. Manalo là đồng chủ tọa, hai bên đã trao đổi về tình hình hiện nay và các mối lo ngại ở Biển Đông cũng như thảo luận về vấn đề hợp tác biển, trong đó có khai thác chung dầu, khí. Lần tham vấn này cũng chỉ mang tính chất trao đổi quan điểm và thăm dò khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực như ngư nghiệp, dầu khí, bảo vệ môi trường và tăng cường lòng tin chính trị giữa hai nước. Về bản chất, việc Trung Quốc tìm cách thúc đẩy tham vấn với Philippines cũng chỉ là động thái để đánh lạc hướng dư luận về hành động quân sự hóa của nước này ở Biển Đông, phân rẽ nội bộ ASEAN và ngăn cản sự can thiệp của Mỹ, đồng minh. Còn đối với Philippines, tham vấn song phương thực chất là để tìm kiếm quan hệ, lợi ích từ Trung Quốc.

Còn tại cuộc tham vấn song phương lần thứ 4 hôm 03/4 vừa qua, hai bên cũng chỉ dừng lại ở việc trao đổi về tình hình hiện nay và các mối lo ngại ở Biển Đông cũng như thảo luận về vấn đề hợp tác biển. Đây là dịp để Trung Quốc thông tin về việc hai bên đã nhất trí duy trì sự tự kiềm chế và không có hành động làm phức tạp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin. Những ngôn từ chung chung hình thức được hai bên loan báo như “khẳng định tầm quan trọng của BCM là nền tảng cho thúc đẩy đối thoại chặt chẽ thường xuyên giữa hai nước”, “tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, xử lý đúng đắn sự khác biệt, ngăn chặn và kiểm soát các sự cố trên biển, liên tục tăng cường đối thoại và hợp tác chung”. Sau cuộc họp một ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thông qua cơ chế tham vấn song phương, hai bên đã tìm hiểu các biện pháp để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, xử lý đúng đắn sự khác biệt, phòng ngừa và kiểm soát tai nạn trên biển, thúc đẩy hợp tác thực dụng trên biển và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển ổn định của quan hệ song phương; cho rằng rằng sự khác biệt có liên quan giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông sẽ không ảnh hưởng đến hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực khác. Các tranh chấp và sự khác biệt sẽ được giải quyết một cách hòa bình bởi các nước thân thiện liên quan trực tiếp thông qua các cuộc tham vấn và đàm phán thân thiện.

Tóm lại, qua bốn lần tham vấn, song cả Trung Quốc và Philippines hiện vẫn chưa cho thấy những tiến triển tích cực thực sự, phù hợp với xu hướng của khu vực trong việc xây dựng một môi trường hợp tác hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Điều này cũng dễ hiểu vì điểm mấu chốt của hợp tác và ổn định chính là việc Trung Quốc phải chấm dứt hành động ở Biển Đông và thiện chí trong hợp tác và thể hiện trách nhiệm chung cùng các nước trong giải quyết các tranh chấp hiện nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới