Thursday, April 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThượng đỉnh Nga-Triều: Putin giúp tạo lá chắn vô hình

Thượng đỉnh Nga-Triều: Putin giúp tạo lá chắn vô hình

Triều Tiên được Nga xoá nợ tới 10 tỷ USD, song Moscow không lấy đó làm lợi điểm để đưa Bình Nhưỡng vào vòng xoáy ngoại giao nước lớn…

Thượng đỉnh Nga-Triều đã được xác định

Ngày 15/4, trả lời báo giới về cuộc gặp đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay “việc chuẩn bị cho cuộc gặp đang được tiến hành”, theo TASS.

Tuy nhiên, theo ông Peskov thì chưa có quyết định cuối cùng nào về thời gian và địa điểm của cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Triều lần này. Vì vậy “chúng tôi không thể cung cấp bất kỳ thông tin cụ thể ở thời điểm hiện tại”.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết Moscow và Bình Nhưỡng đã trao đổi về cuộc gặp lịch sử này một thời gian dài và đến nay thì hai bên đã có thể thống nhất về việc tổ chức sự kiện, vấn đề còn lại chỉ là ấn định về thời gian và địa điểm.

Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin từ Moscow cho hay, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể tới Nga vào tuần tới và Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Triều có khả năng sẽ được tổ chức tại thành phố Vladivostok.

Trong bối cảnh mặt trận ngoại giao giữa Washington và Bình Nhưỡng tiếp tục im ắng sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triền lần 2 tại Hà Nội, Triều Tiên dường như đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao với Nga.

Điều đó thể hiện qua hàng loạt sự kiện “ngoại giao con thoi” giữa Nga và Triều Tiên. Trong tháng 3 đã có 3 nhà ngoại giao cấp cao Triều Tiên tới Nga, trong đó có ông Kim Chang-son, người được xem như Chánh văn phòng của Chủ tịch Kim Jong-un.

Kết quả là Moscow và Bình Những đã ký kết thoả thuận về một kế hoạch trao đổi đầy tham vọng cho giai đoạn 2019-2020, với việc thúc đẩy các cuộc trao đổi và tiếp xúc về chính trị, kinh tế và nhân đạo.

 Rồi ngay ngày 1/4, Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev bất ngờ có chuyến thăm Triều Tiên. Dù chương trình nghị sự được giữ kín, nhưng theo giới truyền thông thì đó dường như là bước tiền trạm cuối cùng cho Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Triều.

Hiện nay cả Nga và Triều Tiên đều đối mặt với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, vì vậy tăng cường đối thoại được cho là sẽ mở ra các cơ hội hợp tác kinh tế cho hai quốc gia trong bối cảnh đặc biệt này.

Hãng thông tấn KCNA bình luận: “Nga là láng giềng của Triều Tiên và hai nước có quan hệ hữu nghị lâu đời. Mối quan càng sâu sắc hơn khi Nga và Triều Tiên đều có mục tiêu chung phản đối sự can thiệp và sức ép bên ngoài để bảo vệ chủ quyền”.

Trong khi đó, ông Vipin Narang, chuyên gia tại Viện Công nghệ Massachusetts thì cho rằng, Triều Tiên hướng về Nga trong thời điểm hiện nay còn là một cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Thuong dinh Nga-Trieu: Putin giup tao la chan vo hinh
Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 thất bại không phải là động lực cho Thượng đỉnh Nga-Triều

Vì vậy “Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Triều sẽ giúp Bình Nhưỡng có được lá bài để đánh cược với Bắc Kinh trong trường hợp quan hệ Trung-Triều xấu đi”, ông Vipin Narang nhấn mạnh.

Như vậy, Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Triều lần đầu tiên chắc chắn sẽ diễn ra, và kỳ vọng của Moscow và Bình Nhưỡng trong sự kiện lịch sử này cũng rất lớn. Do đó nó rất được quan tâm của cộng đồng quốc tế. 

Kim Jong-un đã tin Putin?

Dù Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Triều đã được xác định, song cả công luận và dư luận lại rất hoài nghi về thành công của sự kiện đặc biệt này, nhất niềm tin Bình Nhưỡng dành cho Moscow, khi mà có nhiều rào cản cho việc xác lập niềm tin ấy. 

Nhiều chuyên gia nhắc lại ngày 12/9/2017, Nga đã ủng hộ Mỹ, giúp cho Hội đồng Bảo an có thể thông qua Nghị quyết 2735 về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên một cách khắc nghiệt nhất, với tỷ lệ tuyệt đối ủng hộ.

Ngày 15/10/2017, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh về áp dụng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên theo tinh thần Nghị quyết 2375, đưa ra một số điều khoản liên quan thương mại, kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật của Triều Tiên.

Cùng với đó là danh mục nguyên vật liệu, công nghệ và sản phẩm bị cấm xuất khẩu sang Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng không được sử dụng bất cứ tài sản nào ở Nga, trừ các cơ sở ngoại giao.

Ngoài ra, những tàu thuyền liên quan tới chương trình hạt nhân Triều Tiên sẽ bị tước đăng ký tại Nga và cấm vào các cảng Nga, trừ trường hợp khẩn cấp. Ngay sau đó tất cả tàu thuyền gắn cờ Triều Tiên ở cảng Vladivostok đã phải rời đi, theo Reuters.

Thực tế đó khiến dư luận nhìn nhận rằng có vẻ như cuối cùng Moscow đã chọn lối hành xử “cạn tàu ráo máng”, khi đứng về phía Washington để quyết hạ “nốc ao” Bình Nhưỡng.

Thuong dinh Nga-Trieu: Putin giup tao la chan vo hinh
Putin không lấy ơn để đưa Bình Nhưỡng vào vòng xoáy ngoại giao nước lớn

Trong khi việc giải quyết vấn đề hạt nhân, Triều Tiên vẫn chưa thể quên bài học quý của Ukraine, mà được cho là nguyên nhân quan trọng khiến kiến Bình Nhưỡng cảnh giác với Moscow, ngay cả khi người Nga có thiện ý.

Năm 1994, Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân, đổi lại Nga và các cường quốc hạt nhân ký Thỏa thuận Budapest với Kiev, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và biên giới của Ukraine, kiềm chế sức mạnh, không dùng vũ lực can thiệp vào nội trị nước này.

Tuy nhiên, năm 2014, Tổng thống Putin đã thực hiện tái sát nhập bán đảo Crimea vào Nga. Dù việc này đáp ứng ý nguyện của người dân Crimea, nhưng không thể phủ nhận Moscow đã lãng quên Thỏa thuận Budapest.

Tiếp theo là việc Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Thoả thuận hạt nhân Iran, mà Nga phải bó tay, càng khiến Bình Nhưỡng thất vọng. Trong khi giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên lại đang theo cơ chế đa phương, mà Nga là một bên của cơ chế ấy.

Từ thực tế đó cho thấy nền tảng cho việc xác lập niềm tin của Bình Nhưỡng đối với Moscow dường như không bền vững. Phải chăng Bình Nhưỡng hướng về Moscow chỉ vì Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 chưa thành công?

Giới phân tích cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Triều được tổ chức là dựa trên niềm tin, chính những ứng xử của Nga đã tạo nền tảng cho điều đó. Và khi đến thăm Nga là Kim Jong-un đã tin Putin. Tại sao vậy?

Có thể thấy, ủng hộ Mỹ trong việc thông qua Nghị quyết 2735, Nga đã giúp tạo ra  lá chắn vô hình cho Triều Tiên.

Bởi sau khi Kim Jong-un cho thử bom H lần thứ 2, khiến cho giải pháp ngoại giao cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên bị bỏ qua một bên.

Tuy nhiên, Nga đã chọn giúp Washington trừng phạt Bình Nhưỡng về kinh tế. Điều này một mặt ngăn Washington có thể hành động nóng, một mặt đảm bảo ưu tiên giải pháp ngoại giao và chính trị cho vấn đề Triều Tiên.

Thuong dinh Nga-Trieu : Kim Jong-un da tin Putin?
Ủng hộ Mỹ siết trừng phạt Triều Tiên, Nga đã tạo ra rào chắn vô hình cho Triều Tiên
 

Ngày 16/9/2017, chính Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia khẳnh định rằng các giải pháp chính trị và ngoại giao là “cơ sở cho việc Nga ủng hộ tăng trừng phạt Triều Tiên”.

Vì vậy việc Nga siết trừng phạt Triều Tiên, tuân thủ Nghị quyết 2375 là nhằm buộc Mỹ phải nhanh chóng thực hiện trách nhiệm, hoặc Nga có thể chủ động kích hoạt giải pháp ngoại giao với Triều Tiên mà Mỹ phải ủng hộ.

Thực tế cho thấy Washington đã phải chủ động kích hoạt kênh ngoại giao với Bình Nhưỡng và kết quả là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 – Singapore 2018 và Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 – Hà Nội 2019 – đã diễn ra.

Khi các Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều được tổ chức thì vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đã được ưu tiên giải quyết theo cơ chế song phương, cơ chế đa phương lúc này chỉ như chất xúc tác mà thôi. Vì vậy bài học Ukraine không có ý nghĩa.

Như thế Moscow đã đáng tin chưa? Chưa hẳn, vì với Bình Nhưỡng, đó hoàn toàn có thể là chính sách ngoại giao nước lớn của Moscow, qua đó Tổng thống Putin lấy lại vị thế của nước Nga trong ván cờ Triều Tiên, nhằm cạnh tranh với Trung-Mỹ.

Vậy còn cơ sở nào để Kim Jong-un tin được Putin? Có lẽ chỉ những hành động mà chính quyền Nga dưới thới Tổng thống Putin thực hiện, giúp đối tác nhưng không đưa đối tác vào vòng xoáy ngoại giao nước lớn. Và đó là vấn đề xóa nợ.

Nước Nga kế thừa nghĩa vụ và quyền lợi của Liên Xô, trong đó nghĩa vụ là trả nợ và quyền lợi là đòi nợ. Về trả nợ, Liên bang Nga đã thực hiện nghiêm chỉnh, tuy nhiên với việc đòi nợ thì chính quyền Tổng thống Putin chọn xoá nợ cho rất nhiều con nợ.

Trong số những con nợ thời Liên Xô được chính quyền Putin xoá nợ, Triều Tiên đã được xoá 10 tỷ USD – gấp hơn 5 lần giá trị xuất khẩu của Triều Tiên năm 2017. Song đến nay chưa thấy Moscow dựa vào đó để tạo ảnh hưởng với Bình Nhưỡng.

Thuong dinh Nga-Trieu : Kim Jong-un da tin Putin?
Bị Mỹ-phương Tây siết cấm vận, nhưng chinh quyền Putin vẫn cư xử rất nhân văn với các thực thể phải “hàm ơn” Nga

Trong bối cảnh hiện nay, khi Nga bị Mỹ-phương Tây siết cấm vận, nhưng Moscow vẫn không buộc Bình Nhưỡng phải “trả ơn”, rồi lấy đó làm lợi điểm để đưa Triều Tiên vào vòng xoáy ngoại giao nước lớn, là cách ứng xử rất nhân văn. 

Giới phân tích cho rằng chính điều này khiến Kim Jong-un tin Putin và là nền tảng cơ sở cho Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Triều lần đầu tiên, chứ không hẳn là xuất phát từ kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2.

RELATED ARTICLES

Tin mới