Thursday, April 25, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaKhác biệt trong di ngôn lúc lâm chung của Tôn Trung Sơn,...

Khác biệt trong di ngôn lúc lâm chung của Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông

Trong lúc hấp hối, ông Tôn Trung Sơn thì thào: “Hòa bình … phấn đấu … cứu Trung Quốc”; di ngôn cuối cùng của ông Tưởng Giới Thạch: “Phản công Đại lục … giải cứu đồng bào … cứu Trung Quốc”; lời cuối cùng của ông Mao Trạch Đông: “Tôi rất khó chịu, hãy gọi bác sĩ đến”.

Tiếng hô nhỏ của Tôn Trung Sơn lúc lâm chung: “Hòa bình … phấn đấu … cứu Trung Quốc”

Ngày 11/3/1925,  khi ông Tôn Trung Sơn sắp trút hơi thở cuối cùng. Lúc đó, bà Tống Khánh Linh đỡ cánh tay run rẩy của ông Tôn Trung Sơn để ký tên vào “Di chúc chính trị” và “Di chúc gia sự”. Trong cùng ngày này, ông còn ký một bản di chúc gửi Liên Xô.

“Di chúc chính trị” của ông viết rằng: “Sau khi dốc hết sức cho cách mạng quốc dân, trải qua 40 năm, mục đích là để cứu sự tự do bình đẳng của Trung Quốc. Tích lũy 40 năm kinh nghiệm, hiểu rõ rằng đạt được mục đích này, cần phải kêu gọi dân chúng liên hợp cùng thế giới đối đãi bình đẳng với dân tộc ta, cùng phấn đấu …”

Trong lúc hấp hối, ông Tôn Trung Sơn dùng tiếng nói nhỏ bé thoi thóp để nói: “Hòa bình … phấn đấu … cứu Trung Quốc”. Đến 9h30 ngày 12/3, tiên sinh Tôn Trung Sơn đã tạ thế, hưởng thọ 58 tuổi.

Sáng ngày 19/3/1925, tại Lễ đường của Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh, bà Tống Khánh Linh và ông Tôn Khoa đã chiểu theo nghi thức Cơ đốc giáo tổ chức tang lễ gia đình cho ông Tôn Trung Sơn. Năm 19 tuổi, ông Tôn Trung Sơn được rửa tội và trở thành tín đồ Cơ đốc giáo. Trước lúc lâm chung, ông đã biểu thị rõ rằng, ông hy vọng mọi người biết ông qua đời như một người Cơ đốc giáo.

 Tang lễ do Linh mục kiêm Viện trưởng Bệnh viện Thần học thuộc Đại học Yên Kinh Lưu Diên Phương chủ trì. Sau tang lễ, linh cữu của ông được đưa đến Đại điện Đàn Xã Tắc trong Công viên Trung ương (Bắc Kinh).

Di ngôn cuối cùng của ông Tưởng Giới Thạch: “Phản công Đại lục … giải cứu đồng bào … cứu Trung Quốc …”

Ông Tưởng Giới Thạch sau khi rơi vào trạng thái bán hôn mê tại “Nhà khách Trung Hưng”, bác sĩ đi theo ông phát hiện miệng ông lẩm nhẩm gì đó, âm thanh nghe rất yếu ớt, nhưng do khẩu âm vùng Ninh Ba của ông không dễ hiểu, nên bác sĩ đã mời phó trực ban tên là Ông Nguyên đến.

Ông Nguyên ghé sát tai vào miệng ông Tưởng Giới Thạch, nghe kỹ khoảng một hai phút rồi nói với bác sĩ, Tổng thống nói: “Phản công Đại lục … giải cứu đồng bào … phản công Đại lục … giải cứu Trung Quốc … phản công Đại lục … giải cứu Trung Quốc …”

Phải chăng ông Tưởng Giới Thạch đã ý thức được sự sống còn của mình, nên đã nhắc đi nhắc lại câu nói yếu ớt đó để trao giao di ngôn cuối cùng?

Lời cuối cùng của ông Mao Trạch Đông: “Tôi rất khó chịu, hãy gọi bác sĩ đến”

7 giờ 10 phút sáng ngày 9/9/1976, ông Mao Trạch Đông bỗng nhiên thở gấp. Khi tính mệnh của ông sắp kết thúc, ông đã yêu cầu y tá bên cạnh mình là Mạnh Khánh Vân đọc “Hận phú”, “Biệt phú”, “Khô thụ phú” để chìm đắm trong bi tình “Cành khô phân tán khắp cây này, nhìn không thấy chút sinh khí nào; … Nhưng vì sao cây quế lại chết khô, ngô đồng cũng tàn lụi? … Cây liễu trồng năm xưa, um tùm khả ái; giờ đây nhìn chúng khô héo tàn lụi, không khỏi khiến người ta đau thương. Trong thời gian ngắn ngủi, đã già không nhận ra nữa, con người sao có thể chịu nổi thúc giục của tuổi tác”; và rồi Mao rơi lệ, tâm tình tỏ ra thê lương.

Mạnh Khánh Vân đi đến gần, và xoa bóp vùng đầu cho Mao. Mao cất tiếng nói rất bé nói với Mạnh Khánh Vân: “Tôi rất khó chịu, hãy gọi bác sĩ đến.”

RELATED ARTICLES

Tin mới