Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCác công ty dầu khí trong chính sách bành trướng ảnh hưởng,...

Các công ty dầu khí trong chính sách bành trướng ảnh hưởng, kiểm soát Biển Đông của TQ

Từ lâu giới chức Trung Quốc đã xác định “phát triển dầu và khí ở Biển Đông không chỉ là lợi ích kinh doanh mà còn hỗ trợ bảo vệ chủ quyền biển và lợi ích quốc gia” của nước này ở Biển Đông. Các giàn khoan dầu khí được coi là “chủ quyền di động” và “vũ khí chiến lược” của TQ. Vì vậy, những công ty dầu khí như Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho chính sách bành trướng ảnh hưởng, kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc.

CNOOC là chủ thể quan trọng trong chính sách Biển Đông của TQ

Theo các nghiên cứu, từ rất sớm Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã muốn mở rộng hoạt động thương mại ở Biển Đông nhằm tiếp cận các nguồn dự trữ năng lượng lớn ở khu vực. Vào năm 1992, Công ty Crestone của Mỹ ký hợp đồng với CNOOC phát triển lô Vạn An Bắc 21, gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Nhưng do bị dư luận các nước chỉ trích nên dự án đã bị hoãn. Đến năm 2005, Trung Quốc chỉ đạo CNOOC hợp tác với 2 công ty nhà nước của Philippines và Việt Nam là Công ty Dầu khí quốc gia Philippines và PetroVietnam thực hiện khảo sát địa chấn chung ở các vùng biển tranh chấp gần Trường Sa. Tuy nhiên, năm 2008, Dự án Khảo sát Địa chấn Biển Chung Trung Quốc – Philippines – Việt Nam (JMSU) hết hiệu lực do thiếu lòng tin, quan ngại về mặt chiến lược và những cáo buộc tham nhũng ởPhilippines.

Các học giả Trung Quốc chỉ trích CNOOC vì không phát triển nguồn tài nguyên ở Biển Đông, trong khi Việt Nam và các quốc gia khác đều thu lợi từ hoạt động khai thác nguồn tài nguyên năng lượng ở Biển Đông. Năm 2008, CNOOC tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 32 tỉ USD phát triển tài nguyên năng lượng ở Biển Đông. Nguyên quan chức CNOOC thậm chí đề xuất các công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc nên hợp tác, thậm chí góp cổ phần với các công ty nước ngoài ở Biển Đông. Do rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh, nhà nước cần hỗ trợ tài chính và mở rộng các dự án khai thác tài nguyêncủacáccông ty dầu khíởBiểnĐông.Năm2008,trongthờigiandiễnraĐạihội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC), Song Enlai, nguyên quản lý cao cấp CNOOC, kêu gọi chính phủ xác định rõ chính sách và tài chính phát triển tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông để “bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc”. Tổng biên tập Wang Peiyun tờ “Tin tức CNOOC”cũng khuyến nghị phát triển cần khai thác nguồn tài nguyên để bảo vệ lãnh thổ biển ở Biển Đông. Ngay cả các chuyên gia từ các công ty dầu khí và thành viên NPC cũng ủng hộ nhà nước cần hỗ trợ phát triển hydrocarbon ở BiểnĐông.

Dù CNOOC phải đối mặt với áp lực trong nước và ngoài nước khi bắt đầu hoạt động ở Biển Đông, song lý do kinh tế là lời giải thích hợp lý hơn về việc tại sao công ty này lại bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khu vực này. Thứ nhất, tăng trưởng nhanh về kinh tế của Trung Quốc trong những thập kỷ qua thúc đẩy nhu cầu nguồn tài nguyên dầu, khí vốn đang phụ thuộc nguồn nhập khẩu từ bên ngoài. Nhu cầu lớn về nguồn tài nguyên đã thúc đẩy các công ty dầu khí quốc gia liên doanh với bên ngoài hoặc khai thác các khu vực đang được phát triển ở Trung Quốc. Năm 2009, nhập khẩu dầu khí Trung Quốc đáp ứng 51,3% nhu cầu trong nước. Đây là lần đầu tiên lượng nhập khẩu dầu Trung Quốc chiếm hơn 50% lượng dầu tiêu thụ. Dầu thô nhập khẩu Trung Quốc chủ yếu từ Trung Đông và Đông Phi và phải đi qua eo biển hẹp Malacca nằm giữa Indonesia và Malaysia. Nhiều nhà phân tích an ninh Trung Quốc coi eo biển này là tuyến đường dễ bị tổn thương về mặt chiến lược, đặc biệt trong trường hợp xảy ra xung đột Trung – Mỹ. Với gần 3/4 lượng dầu nhập khẩu Trung Quốc đi qua eo biển này, cái gọi là “Thế Lưỡng nan Malacca” ngay từ đầu đã ảnh hưởng đến toan tính an ninh năng lượng của TrungQuốc. Thứ hai, khi hoạt động kinh doanh chủ yếu ở các khu vực xa bờ, CNOOC sẽ phải đối diện với cạnh tranh từ 2 công ty dầu khí quốc gia khác là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Công ty Hóa dầu Trung Quốc (công ty mẹ của Sinopec). Đúng như tên gọi, hoạt động của CNOOC tập trung ở các mỏ dầu xa bờ như Liêu Đông, Bột Hải và Bắc Hải. Ban đầu CNOOC còn lưỡng lự mở rộng hoạt động ở Biển Đông, công ty này chỉ thay đổi quan điểm khi năm 2004, CNPC được chính phủ chấp thuận khai thác các lô ở Biển Đông và sau đó Sinopec cũng được chính phủ cấp phép khai thác tại khu vực này (trong cùng năm). Ngoài cạnh tranh trong nước, CNOOC còn phải đối diện với khó khăn ở Hoa Đông, khu vực Nhật Bản và Trung Quốc đều tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lo lắng về vấn đề cạnh tranh và hy vọng mở rộng thị trưởng, dưới danh nghĩa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, các giám đốc điều hành đã vận động hành lang để chính phủ hỗtrợ. Trong khi đó, CNOOC quyết định hợp tác với các đối tác khác phát triển công nghệ khoan nước sâu. Năm 2006, CNOOC đã cử cán bộ tới Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đóng tàu Ngoại Cao Kiều Thượng Hải để nghiên cứu khả năng phát triển giàn khoan nước sâu. Năm 2006, sau những cuộc thảo luận và tham vấn với Công ty đóng tàu Trung Quốc, Bộ Đất đai và Tài nguyên, Học viện Khoa học Trung Quốc đầu tư gần 1 tỉ USD xây dựng giàn khoan Hải Dương-981. Phát triển dàn khoan Hải Dương-981 được các cơ quan chính phủ ủng hộ, như Ủy ban Cải cách Phát triển Quốc gia (NDRC), Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự án sớm thu hút được chú ý của giới lãnh đạo cấp cao. Năm 2010, CNOOC tuyên bố sẽ đầu tư 200 tỉ nhân dân tệ (30,75 tỉ USD) trong 20 năm tiếp theo để phát triển thêm mỏ dầu “Đại Khánh”, là mỏ dầu lớn nhất của Trung Quốc. Ngoài ra, đáp ứng đề nghị của CNOOC, chính quyền Hải Nam cam kết cung cấp tàu chấp pháp hỗ trợ công ty bảo vệ các dự án xabờ.

CNOOC được chính phủ, nhà nước TQ hậu thuẫn

Năm 2011, Quốc vụ Viện ban hành “Quyết định Điều chỉnh Quy định Khai thác Tài nguyên Dầu khí Xa bờ trong Hợp tác với Doanh nghiệp nước ngoài”. Tháng 7/2012, Quốc vụ Viện ban hành “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 về Phát triển các ngành Công nghiệp mới Chiến lược Quốc gia”, trong đó nhà nước hết sức coi trọng phát triển năng lực về công nghệ khai thác tài nguyên nước sâu đến năm 2015. Hỗ trợ chính sách của Bắc Kinh đã khích lệ CNOOC kinh doanh ở Biển Đông. Năm 2012, CNOOC thực hiện chương trình “Bước Nhảy vọt thứ Hai” về khai thác và phát triển ngành công nghiệp dầu khí trên biển, trọng tâm phát triển nguồn tài nguyên biển sâu ở Biển Đông. Bên cạnh đó, CNOOC cũng bắt đầu mời thầu các công ty nước ngoài thăm dò và khai thác các dự án tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông. Theo Tiến sĩ Jiang Chuliang, Học viện Khoa học Quân sự PLA, CNOOC đưa ra mời thầu nhạy cảm này vì đã được nhà nước bật đèn xanh. Khi năng lực ngày càng phát triển, Trung Quốc sẽ bảo vệ doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích trên biển của mình. Điều này không chỉ đơn thuần ở khía cạnh chủ quyền mà còn là cơ hội để Trung Quốc phát triển ngành nănglượng.

CNOOC lồng ghép lợi ích riêng vào lợi ích biển của quốc gia

Với tín hiệu hỗ trợ rõ ràng từ nhà nước, CNOOC bắt đầu tìm cách lồng ghép lợi ích riêng vào lợi ích biển của quốc gia. Năm 2012, CNOOC báo cáo “phát triển dầu và khí ở Biển Đông không chỉ là lợi ích kinh doanh của CNOOC mà còn hỗ trợ bảo vệ chủ quyền biển và lợi ích quốc gia”. Giám đốc Điều hành Cao cấp CNOOC Wang Yilin còn đi xa đến mức mô tả Hải Dương-981 là “chủ quyền di động” và “vũ khí chiến lược” thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dầu khí xa bờ Trung Quốc. Wang còn tái khẳng định những tuyên bố của Chủ tịch Tập phát triển Trung Quốc trở thành “cường quốc biển vĩ đại” để biện minh cho nỗ lựccủa CNOOC nhằm thúc đẩy năng lực khai thác biển sâu của Tập đoàn. Theo ngôn từ của Wang: “Biển sâu không chỉ là khu vực thay thế quan trọng về nguồn tài nguyên dầu, khí mà còn đó còn là một vị trí tuyệt vời để bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc”. Năm 2013, CNOOC tổ chức hàng loạt buổi tập huấn cho nhân sự Tập đoàn với chủ đề bảo vệ quyền trên biển, theo đó động thái chính sách mới này của công ty được tuyên truyền là bảo vệ “chủ quyền dầukhí”. Ngay sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép Hải Dương-981 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, Quốc vụ Viện Trung Quốc ban hành “Kế hoạch Hành động Chiến lược Phát triển Năng lược (2014-2020)”, trong đó kêu gọi “phát triển bền vững sản xuất dầu khí trong nước, tăng cường khai thác và phát triển dầu khí ở Biển Bột Hải, Hoa Đông, Biển Đông và các vùng duyên hải khác, đột phát công nghệ khai thác dầu khí biển sâu và trang bị năng lực sản xuất phát triển sản xuất dầu khí xa bờ”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc vụ Viện năm 2015, Phó Tổng Kỹ sư trưởng CNOOC là Zeng Hengyi đề xuất công ty đã và đang coi việc khai thác tài nguyên, bảo vệ chủ quyền và xây dựng các đảo ở Tam Sa là chương trình đồng bộ không thểthiếu. Khi lồng ghép lợi ích kinh doanh công ty với lợi ích biển đất nước và tự xây dựng hình ảnh là người bảo vệ lợi ích quốc gia Trung Quốc, có lẽ CNOOC thể hiện được năng lực và kỹ năng khéo léo hơn trong việc huy động nguồn lực gây ảnh hưởng lên chính sách nhà nước.

Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa các thực thế bồi đắp, chiếm đóng trái phép của Trung Quốc, các công ty dầu khí quốc gia nước này như CNOOC, vốn được hưởng ưu đãi từ các cấp, sẽ tiếp tục là chủ thể quan trọng trong chính sách bành trướng Biển Đông của Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới