Saturday, April 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNga - Trung chuẩn bị tập trận hải quân “Tương tác trên...

Nga – Trung chuẩn bị tập trận hải quân “Tương tác trên biển – 2019”

Trung tâm báo chí – Bộ quốc phòng Nga cho biết, Hải quân Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận hải quân “Tương tác trên biển – 2019” từ ngày 29/4 đến ngày 4/5 tại cảng Thanh Đảo và vùng lãnh hải của Trung Quốc.

Tương tác trên biển – 2019”

Nga sẽ cử tàu tuần dương tên lửa Varyag, tàu hộ tống The Perfect và tàu đổ bộ cỡ lớn “Oslabia” tham gia cuộc tập trên. Trong khi đó, Trung Quốc cũng sẽ điều nhiều tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu hỗ trợ và các phương tiện hàng không khác tham gia cuộc tập trận. Ngoài các lực lượng hoạt động trên mặt nước, tham gia tập trận sẽ còn có hàng không hải quân của Hải quân Trung Quốc và tàu ngầm diesel-điện của cả hai quân đội. Đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ do tàu đô đốc của Hạm đội Thái Bình Dương – tuần dương hạm tên lửa Varyag dẫn đầu. Theo kế hoạch, các thủy thủ Nga và Trung Quốc sẽ phối hợp điều động, tổ chức liên lạc, thực hiện các vụ bắn tên lửa và pháo vào các mục tiêu trên biển cũng như trên không, diễn tập các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Cuộc tập trận hải quân Nga-Trung được tổ chức thường niên kể từ năm 2012 tại các vùng biển khác nhau trên thế giới.

Năm 2012, 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ của Nga và Trung Quốc tham gia tập trận hải quân ở Hoàng Hải. Nga đã điều tàu khu trục Varyag có trang bị tên lửa hướng dẫn và 3 chiến hạm lớn của hải quân thuộc hạm đội Thái Bình Dương cùng với một số tàu hỗ trợ, máy bay chiến đấu, trực thăng tham gia cuộc tập trận.

Năm 2013, Hải quân Trung Quốc và Nga (5-12/7/2013) mở cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước tới nay ở vùng biển phía Nam Hoàng Hải nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước từng là đối thủ thời Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh Bắc Kinh mở rộng mạng lưới đồng minh. Tổng cộng có 18 tàu chiến, một tàu ngầm, 3 máy bay chiến đấu, 05 trực thăng và hai đơn vị đặc công tham gia cuộc tập trận các thao tác săn tàu ngầm, diễn tập chiếm chiến hạm của địch và phối hợp cận chiến. Phía Trung Quốc cử các tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải từ cảng Thanh Đảo còn Nga cử tàu của Hạm đội Viễn Đông tham gia.

Năm 2014, Nga điều một đội hình tàu chiến, tàu hỗ trợ hùng hậu tới tham gia cuộc tập trận chung với Trung Quốc. Trong đó có tàu Đô đốc Panteleyev – “Sát thủ tàu ngầm” Panteleyev thuộc lớp Udaloy I Project 1155 có lượng giãn nước 7.900 tấn, dài 163m, rộng 19,3m, với vận tốc tối đa đạt 35 hải lý, tương đương 65 km/h; phạm vi hoạt động của tàu lên tới 19.400 km nếu nó di chuyển với vận tốc 14 hải lý, tương đương 26 km/h, tàu được vận hành với đội ngũ thủy thủ đoàn đông đảo, tới 300 người; Panteleyev được trang bị 8 ống phóng tên lửa chống ngầm SS-N-14, 8 ống phóng tên lửa phòng không SA-N-9, hai pháo cỡ nòng 100 mm, hai súng nòng đôi ngắm bắn radar CADS-N-1 Kashtan, 8 ống phóng ngư lôi Type 53 ASW/AsuW và hai hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000, ngoài ra tàu còn được trang bị hai trực thăng chống ngầm Ka-27 Helix. Tàu tuần dương tên lửa Varyag là tàu khu trục lớp Slava với tải trọng choán nước 11.490 tấn, dài 186,4 m, rộng 20,8 m, di chuyển với vận tốc 32 hải lý, tương đương 60 km/h; tàu được trang bị 16 ống phóng tên lửa chống hạm P-500 Bazalt, 64 ống phóng tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU, 40 ống phóng tên lửa phòng không tầm gần OSA-MA cùng các hệ thống thả ngư lôi chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi đường kính 533 mm; tàu còn được trang bị pháo nòng đôi AK-130, súng nhiều nòng ngắm bắn bằng radar AK-630 và trực thăng Ka-25 hoặc Ka-27. Tàu khu trục Bystry số hiệu 715 là chiến hạm thuộc lớp Sovremennyy, các tàu lớp này chuyên trách chống hạm và phòng không; tải trọng choán nước tối đa của các tàu lớp này lên tới 7.940 tấn. Bystry và các tàu cùng loại dài 156 m, rộng 17,3 m và di chuyển với vận tốc 32,7 hải lý, tương đương 62 km/h; Bystry được trang bị 8 ống phóng tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270, 48 ống phóng tên lửa phòng không Shtil SAM, 4 pháo nòng đôi AK-130-MR-184 cỡ nòng 139 mm và 4 súng máy nhiều nòng AK-630 cỡ nòng 30 mm; tàu còn được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533 mm, hai giàn phóng rocket chống ngầm RBU-1000 và trực thăng Ka-27 Helix. Tàu đổ bộ Nevelskoy số hiệu 055 thuộc lớp Ropucha I. Đây là tàu đổ bộ cỡ lớn, có tải trọng choán nước tối đa đạt 4.080 tấn; các tàu thuộc lớp này dài 112,5 m, rộng 15 m và có khả năng di chuyển với vận tốc 33 km/h; phạm vi hoạt động của tàu đạt 6.100 hải lý nếu di chuyển với tốc độ 15 hải lý, tương đương 28 km/h, tàu được vũ trang pháo, súng máy và tên lửa phòng không. Nga còn có thêm tàu chở dầu llim, tàu kéo Kalar tới cuộc tập trận. Ngoài những tàu chiến đó ra, Nga còn có thêm hai đội đặc nhiệm tác chiến tham gia cuộc tập trận này.

Năm 2015, Hải quân Trung Quốc và Nga (5/2015) tổ chức diễn tập liên hợp trên biển ở Địa Trung Hải; đến tháng 8/2015, Trung Quốc và Nga tiếp tục tổ chức tập trận chung ở vịnh Peter the Great và vùng biển Nhật Bản. Hai bên đã diễn tập các khoa mục như đổ bộ trên biển, tác chiến săn ngầm. Tham gia các cuộc tập trên, Nga và Trung Quốc đã điều động binh lực như lực lượng hải quân đánh bộ, lực lượng hàng không hải quân và hơn 20 tàu chiến hải quân tham gia.

Năm 2016, Nga và Trung Quốc (12-20/9/2016) đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung “Jont Sea-2016” kéo dài 8 ngày trên Biển Đông. Khu vực diễn ra cuộc tập trận này là ngoài khơi phía Nam tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông sau khi tòa án trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và chỉ trích các hoạt động gây phá hủy môi trường của Trung Quốc ở vùng biển này. Nga và Trung Quốc đã điều nhiều chiến hạm, tàu ngầm, chiến đấu cơ, trực thăng và lực lượng thủy quân lục chiến tham gia cuộc tập trận. Hai bên đã tiến hành diễn tập nhiều khóa mục như phòng thủ, cứu hộ và chống tầu ngầm, cũng như “chiếm đảo” và các hoạt động khác. Các hoạt động mà lực lượng thủy quân lục chiến sẽ tham gia trong cuộc tập trận bao gồm bắn đạn thật, phòng vệ đảo, và đổ bộ. Đây sẽ là cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay giữa hải quân Nga và Trung Quốc.

Năm 2017, Hải Quân Nga và Trung Quốc (9/2017) ra ở vị trí giữa Vịnh Peter The Great, gần thành phố Vladivostok của Nga, không xa biên giới với Bắc Hàn, và biển Okhotsk nằm về phía bắc Nhật Bản. Trước đó, Hải Quân Trung Quốc và Nga (7/2017) tập trận chung với nhau trong vùng biển Baltic.

Vấn đề Biển Đông trong quan hệ Nga – Trung

Trong những năm gần đây, nhiều nước lớn trên thế giới tích cực thể hiện thái độ quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông và triển khai nhiều biện pháp thiết thực góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Nhưng Nga với tư cách là một nước lớn, có lợi ích ở Biển Đông lại hạn chế thể hiện quan điểm của mình liên quan vấn đề này. Có những đồn đoán cho rằng Nga đã bị Trung Quốc mua chuộc, thao túng, song nhìn một cách tổng quát Nga vẫn giữ vững lập trường và đang cân bằng lợi ích trong vấn đề Biển Đông. Lãnh đạo cấp cao của Nga nhiều lần đưa ra các tuyên bố khẳng định chủ trương, chính sách trung lập, không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Tổng thống Nga V.Putin khẳng định lập trường của Nga là cần giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đồng thời tuyên bố ủng hộ ASEAN và Trung Quốc sớm đàm phán, ký kết thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Trước đó, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga S.Naryshkin cũng cho biết lập trường của Nga là trước sau như một, kêu gọi các bên liên quan sử dụng biện pháp hòa bình, tôn thủ luật pháp quốc tế để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga S.Lavrov nhấn mánh Nga “chưa bao giờ là một bên trong các tranh chấp ở Biển Đông” và coi “việc không đứng về phía bất kỳ bên nào là một nguyên tắc rõ ràng”. Trước đó, Đại sứ Nga tại Việt Nam K.Vnukov cho rằng Nga quan tâm lợi ích trong việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhấn mạnh việc xảy ra xung đột hoặc quân sự hóa trong khu vực sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích của các công ty dầu khí của Nga hoạt động trên thềm lục địa của Việt Nam (công ty Rosneft, Gazpron, liên doanh Vietsopetro).

Theo nhận định của giới chuyên gia, Nga không muốn can dự sâu vào tranh chấp Biển Đông là để cân bằng lợi ích và tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, thách thức từ trong nước.

Thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang gặp nhiều khó khăn, xung đột quyền lợi với phương Tây ngày càng sâu sắc và Nga đang bị chi phối, ảnh hưởng trong vấn đề Syria, Ucraina khiến tranh chấp Biển Đông không được ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Nga.

Thứ hai, tranh chấp Biển Đông rất phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề (chủ quyền, kiểm soát thực tế, quân sự hóa, cải tạo đảo, đá, quản lý tài nguyên và tự do hàng hải) và liên quan đến nhiều đối tác của Nga ở trong khu vực, khiến nước này không thể công khai tất cả chủ trương, chính sách, quan điểm liên quan vấn đề Biển Đông, nhằm tránh bị các nước lôi kéo vào tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

Thứ ba, Nga cũng muốn lợi dụng tranh chấp Biển Đông để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp quân sự, bán các trang thiết bị, khí tài quân sự cho các nước trong khu vực Biển Đông; đồng thời thông qua các hoạt động hợp tác, giao lưu quân sự để kiềm chế các hoạt động của Mỹ ở Biển Đông.

Thứ tư, Nga đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Nga không muốn vì vấn đề Biển Đông để ảnh hưởng đến quan hệ với các nước liên quan. Gần đây, quan hệ Nga và Việt Nam đang ngày càng được cải thiện; hai nước cũng đã nâng cấp quan hệ lên hàng “đối tác chiến lược toàn diện” để thúc đẩy quan hệ song phương, trong đơ hợp tác về quân sự vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Theo Asia Times, Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 của Nga trên toàn thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Từ 2011 đến 2015, 93% lượng vũ khí của Việt Nam là do Nga cung cấp. Kể từ 2011, Việt Nam mua 129 hệ thống tên lửa và 36 máy bay cũng như 8 tàu hải quân của Nga. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc hiện là đối tác chiến lược toàn diện; hai nước có nhiều thỏa thuận quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế. Ngoài ra, Nga và ASEAN cũng đang tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị.

Ngoài ra, quan hệ Nga – Trung Quốc đang ngày càng được thắt chặt và có tác động lớn đến quan điểm, lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đang trở thành nhà nhập khẩu quốc phòng lớn nhất của Nga. Hai bên cũng đã ký các hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá hàng tỷ USD. Mối liên hệ kinh tế quan trọng này tác động không nhỏ đến quan điểm của Nga về tranh chấp Biển Đông cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, Nga cũng mong muốn giữ mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, cả trên phương diện chính trị lẫn kinh tế. Việc châu Âu và Mỹ đóng cửa thị trường tài chính đối với Nga đã buộc phần lớn các công ty lớn của Nga phải tìm đến với Trung Quốc, thị trường duy nhất có khả năng tài chính ngang ngửa với phương Tây. Bên cạnh đó, trong số các nước phản đối Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông còn có cả các đối thủ của Nga trên trường đối ngoại. Theo giáo sư Carl Thayer, Nga cần thị trường để xuất khẩu năng lượng, đặc biệt là khí đốt. Trung Quốc đã ký các thỏa thuận lớn để nhập khẩu khí đốt Nga và Bắc Kinh cũng là thị trường lớn nhập khẩu vũ khí và công nghệ Nga. Tuy nhiên, căng thẳng ở Biển Đông có ảnh hưởng đến lập trường Nga. Đầu tiên, Nga nói không đứng về bên nào trong tranh chấp và ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và giải quyết hòa bình tranh chấp trực tiếp giữa các bên liên quan dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, Nga đồng thời phản đối bên thứ ba ngoài khu vực can thiệp vào tranh chấp. Bởi theo Tổng thống Nga V. Putin, “điều này sẽ chỉ làm tổn thương cách giải quyết vấn đề… gây bất lợi và phản tác dụng”. Nhưng hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa đến tự do hàng hải, hàng không của các tàu thuyền và máy bay trong khu vực. Có thể hiểu là ông Putin ủng hộ tự do hàng hải đối với hải quân Nga nhưng không quan tâm nếu Trung Quốc gây khó dễ đối với Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới