Saturday, April 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThực trạng hoạt động thăm dò, khai thác băng cháy hiện nay...

Thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác băng cháy hiện nay của TQ ở Biển Đông và những hệ lụy đối với khu vực

Sau lần đầu tiên thu thập thành công mẫu băng cháy từ đáy Biển Đông hồi năm 2017, các công ty khai thác Trung Quốc đã ráo riết đẩy mạnh nghiên cứu, kêu gọi sự hợp tác từ bên ngoài để chiếm lĩnh được nguồn tài nguyên này. Giới nghiên cứu cho rằng băng cháy cũng là một trong những tham vọng khiến Trung Quốc bành trướng lực lượng quân sự và dân sự, lấy cớ nghiên cứu khoa học để tiến hành hoạt động thăm dò trên Biển Đông.

Tàu TQ khảo sát, thu thập mẫu băng cháy ở đáy Biển Đông. Nguồn: CCTV 13

Băng cháy hay còn gọi là Gas hydrate hoặc methane hydrate, là một chất rắn, trong đó các phân tử khí bị giữ lại bên trong các phân tử nước đóng băng. Chất này còn được gọi là băng cháy vì khí bên trong cho phép nó dễ dàng bắt lửa dù nhiệt độ thấp. Khí tự nhiên hydrate được cho là sự thay thế tốt nhất cho khí tự nhiên và dầu. Lượng khí trong băng cháy có thể nhiều gấp 10 lần so với đá phiến.

Thực trạng nhu cầu và khả năng khai thác băng cháy của TQ

Là một quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc luôn trong tình trạng thiếu dự trữ khí đốt tự nhiên. Do vậy, họ đang tích cực phát triển thăm dò khí hydrate. Năm 2017, lần đầu tiên các công ty khai thác Trung Quốc đã thu thập thành công nhiên liệu đông lạnh này từ đáy biển. Băng cháy cũng là một trong những tham vọng khiến Trung Quốc bành trướng lực lượng quân sự và dân sự, lấy cớ nghiên cứu khoa học để tiến hành hoạt động thăm dò trên Biển Đông. Khi đó, các nhà phân tích cho rằng, ít nhất đến năm 2025, Trung Quốc mới có khả năng khai thác băng cháy. Ngoài ra, bất kỳ việc khai thác nào cũng phải được thực hiện với sự quan tâm tối đa vì những lo ngại về môi trường. Được biết, trên trang thông tin điện tử của Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) hồi tháng 8/2017 đã cho biết Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, CNPC và tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã thông qua kế hoạch xây dựng dự án khai thác khí hydrate thí điểm. Trước đó vào tháng 7/2017, Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới sau khi hút hơn 300.000 m3 băng cháy dưới đáy Biển Đông trong 60 ngày. Khu vực khai thác nằm gần Hong Kong, ở độ sâu 1.266 m bên dưới mực nước biển. Phía Trung Quốc ca ngợi kỹ thuật khai thác mới do các nhà khoa học Trung Quốc phát minh giúp ngăn cát chảy vào dây chuyền sản xuất. Trong suốt đợt khai thác thử nghiệm, các nhà chức trách cũng không phát hiện rỏ rỉ khí methane hay nguy cơ về địa chất. Cục khảo sát địa chất Trung Quốc đang lên kế hoạch cải tiến công nghệ và nghiên cứu sâu hơn để biến băng cháy thành sản phẩm thương mại.

Công nghệ khai thác băng cháy TQ còn đi sau các nước nhiều

Mỹ đã khởi động một chương trình phát triển và nghiên cứu quốc gia từ năm 1982 và tới năm 1995, nước này đã đánh giá xong trữ lượng băng cháy. Từ đó, Mỹ đã thực hiện các dự án thí điểm ở khu vực Blake Ridge ngoài khơi Nam Carolina, trên lãnh nguyên North Slope ở Alaska hay ngoài khơi Vịnh Mexico với 5 dự án vẫn đang hoạt động. Mỹ cũng phối hợp chặt chẽ với Canada và Nhật Bản và đã có một số thử nghiệm sản xuất băng cháy thành công từ năm 1998, gần đây nhất là ở Alaska năm 2012 và nổi bật là ở bồn trũng Nam Hải ngoài khơi miền trung Nhật Bản hồi tháng 3/2017. Đây là lần đầu tiên thế giới thành công trong tách khí đốt tự nhiên ngoài khơi từ băng cháy. Trong số những nước đang tích cực nghiên cứu băng cháy, Nhật Bản là nước có động lực lớn nhất. Nhật Bản nghèo tài nguyên thiên nhiên và là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Ông Laszlo Varro thuộc Cơ quan Năng lượng Thế giới nhận xét: “Băng cháy hoàn hảo với Nhật Bản và có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi”.

TQ mời Nga tham gia nghiên cứu, khai thác băng cháy ở Biển Đông

Tháng 2/2019, Trung Quốc đã mời các chuyên gia khoa học Nga đến để khám phá các mỏ băng cháy. Cuộc thám hiểm chung dưới đáy biển dự kiến bắt đầu vào tháng 7 tới. Báo chí Nga trích lời của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexanderr Sergeyev cho biết “phía Trung Quốc đang tìm kiếm khí thải khí metan và phát hiện sự hiện diện của trữ lượng khí khổng lồ. Họ mời chúng tôi tham gia vào cuộc thám hiểm dành riêng cho việc thăm dò khí hydrat, được bắt đầu vào khoảng tháng 7 tới”. Sở dĩ Trung Quốc mời Nga tham gia nghiên cứu, khai thác băng tan ở Biển Đông do Nga có kinh nghiệm tìm kiếm và khai thác băng cháy. Khí hydrate này được phát hiện ở phía bắc nước Nga vào những năm 1960, nhưng nghiên cứu về cách khai thác khí từ chúng mới chỉ bắt đầu trong 10 đến 15 năm qua. Nga cũng là nước đứng bên ngoài các tranh chấp và hiện đang có quan điểm ủng hộ chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hệ lụy đối với môi trường sinh thái, chủ quyền của các nước khu vực

Tuy nhiên giống như những loại nhiên liệu khác, băng cháy gây ra mối lo ngại đáng kể về môi trường. Các chuyên gia lo lắng về việc đốt cháy nhiên liệu mới sẽ sản sinh ra methane, một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính gấp 25 lần so với carbon. Theo các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, nguồn khí đốt mới có nhiều tiềm năng tại Trung Quốc với những lần thành công thử nghiệm và sự hỗ trợ từ chính phủ. Song do giá thành cao, vấn đề về môi trường và các rào cản kỹ thuật, nên những sản phẩm thương mại chế từ nguồn năng lượng này có thể vẫn chưa xuất hiện trên thị trường tiêu thụ trong 3 năm tới.

Thứ nhất, hoạt động khai thác băng cháy của Trung Quốc sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường Biển Đông. Nhiều khí methane sẽ đột ngột thoát ra khỏi băng cháy vào đại dương, có thể thêm một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển. Băng cháy giải phóng nhiều nước và nhiều methane do nó không ổn định, sẽ đưa nhiều nước vào lớp trầm tích dưới lòng đại dương. Quá nhiều nước có thể gây biến đổi địa chất. Một số nhà môi trường học còn sợ nó có thể gây sóng thần.

Thứ hai, băng cháy sẽ là một trong những tham vọng khiến Trung Quốc bành trướng lực lượng quân sự và dân sự, lấy cớ nghiên cứu khoa học để tiến hành hoạt động thăm dò trên Biển Đông. Phạm vi Trung Quốc khảo sát, thăm dò và khai thác băng cháy có thể sẽ vi phạm chủ quyền của các nước trong khu vực. Nhất là trong bối cảnh nước này đã tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa quy mô lớn ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới