Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ giàu nhì thế giới, vẫn được ưu đãi cho vay

TQ giàu nhì thế giới, vẫn được ưu đãi cho vay

Nhật Bản cân nhắc vẫn chấp nhận đầu tư Trung Quốc nhưng không hỗ trợ tài chính.

Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Taro Aso hôm 4/5 tuyên bố trong Hội nghị thường niên của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, cần giảm các khoản vay dễ dãi cho những nước như Trung Quốc.

Theo lập luận của ông Taro Aso, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mức thu nhập cũng tăng nhưng cho đến nay vẫn nhận được các khoản vay lãi suất thấp.

Trung Quốc chiếm đến 12% các hợp đồng của ADB trong năm 2018, chỉ đứng sau Ấn Độ.

Bộ trưởng Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc nên bị giảm các khoản vay dễ dãi được hỗ trợ bởi ADB.

“Để sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn, ADB nên ưu tiên hỗ trợ những nước dễ bị tổn thương và có thu nhập thấp, bao gồm các đảo quốc nhỏ” –  Bộ trưởng Aso nhận định.

Nhiều ý kiến tại hội nghị cũng chỉ trích việc Bắc Kinh mạnh tay cho các nền kinh tế đang phát triển vay tiền thông qua sáng kiến “Vành đai Con đường”. Những khoản vay như vậy khiến các nước ngập trong nợ nần và gọi kiểu đầu tư của Bắc Kinh là “bẫy nợ”.

Nhật Bản đã chấm dứt hỗ trợ phát triển cho Bắc Kinh từ tháng 3/2019.

Đây không chỉ là mối quan ngại của Nhật Bản.

Ngay cả ADB cũng nhận ra điều này. Tháng trước, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao cho biết ngân hàng này sẽ tập trung vào các dự án thân thiện môi trường tại Trung Quốc và những dự án có tác động tích cực đến các nước láng giềng.

Ngân hàng thế giới (WB), cùng Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho ADB, cũng dự kiến cắt giảm các khoản vay cho Trung Quốc.

Tân Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới là người Mỹ- ông David Malpass khẳng định, các khoản vay góp phần giúp các nền kinh tế phát triển, nhưng ông đồng thời cảnh báo về vấn đề cho vay của Trung Quốc.

“Nếu việc cho vay không được tiến hành trong minh bạch, nếu việc vay nợ không mang lại kết quả thuyết phục (về mặt phát triển của một quốc gia), thì khối nợ có thể là một gánh nặng đáng kể cho nền kinh tế” – ông David Malpass cảnh báo.

Hai ngân hàng thuộc quyền kiểm soát của nhà nước Trung Quốc là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cho các nước đang phát triển vay một lượng tiền còn lớn hơn cả khoản tiền cho vay của WB, theo báo cáo từ Tạp chí Tài chính Mỹ Financial Times.

Hai ngân hàng trên đã cung cấp khoản vốn vay ít nhất cũng là 110 tỷ USD (69,2 tỷ Euro) tới các chính phủ hoặc các công ty tại các nước đang phát triển trong 2 năm 2009 và 2010.

Chính phủ Trung Quốc vốn vẫn đang “ngồi” trên 2 nghìn tỷ USD (1,26 nghìn tỷ Euro) từ nguồn dự trữ ngoại hối sẵn sàng cấp vốn vay để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược.

Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do các công ty Trung Quốc thực hiện (không bao gồm các ngân hàng) chỉ là khoảng 50 tỷ USD (31,5 tỷ Euro) trong năm 2018, bằng khoảng ½ lượng vốn FDI mà các công ty nước ngoài đổ vào Trung Quốc.

Điều này cho thấy hoặc các công ty Trung Quốc chưa thực sự tự tin đầu tư mạnh ra bên ngoài, hoặc Trung Quốc bắt đầu đối mặt với những lời từ chối rót vốn từ các quốc gia khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới